Bán ròng hơn 5.700 tỷ đồng từ đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài còn ôm bao nhiêu cổ phiếu HPG?
- Thứ ba - 12/07/2022 10:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại HPG đã giảm từ 23,64% hồi đầu năm xuống còn 20,45% tương ứng gần 915 triệu cổ phiếu (khoảng 20.500 tỷ đồng), trong đó các quỹ ngoại tên tuổi như Dragon Capital, VinaCapital, LionGlobal Vietnam Fund và các ETFs,... vẫn còn ôm lượng lớn.
Sau giai đoạn bán ròng triền miên, nhà đầu tư nước ngoài đã có dấu hiệu trở lại thời gian gần đây khi mua ròng 3 tháng liên tiếp trong quý 2 với tổng giá trị trên cả 3 sàn hơn 10.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, HPG dường như lại bị khối ngoại bỏ quên khi bị bán ròng liên tiếp trong cả 6 tháng đầu năm và những ngày đầu tháng 7.
Thống kê tính từ đầu năm, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng hơn 142 triệu cổ phiếu HPG, tương ứng giá trị lên đến hơn 5.700 tỷ đồng, lớn nhất sàn chứng khoán. Con số này tiếp tục nối dài kỷ lục buồn của HPG khi trong năm 2021 trước đó cổ phiếu đầu ngành thép cũng là tâm điểm bán ròng hàng đầu thị trường với giá trị gần 19.000 tỷ đồng.
Quỹ tỷ USD Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) thuộc Dragon Capital quản lý là cái tên bán HPG rát nhất từ đầu năm với con số ước tính vào khoảng 180 triệu USD (~ 4.100 tỷ đồng. Thời điểm cuối năm 2021 khi quy mô của quỹ đạt gần 2,58 tỷ USD, HPG còn là khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục với tỷ trọng 12,11%. Đến cuối tháng 6, HPG đã rơi xuống vị trí thứ 4 trong danh mục của VEIL với tỷ trọng 6,44% trong khi NAV của quỹ cũng bị thu hẹp còn gần 2,04 tỷ USD.
Liên tục bán ròng, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại HPG đã giảm từ 23,64% hồi đầu năm xuống còn 20,45% tương ứng gần 915 triệu cổ phiếu (khoảng 20.500 tỷ đồng). Trong đó, các quỹ ngoại tên tuổi trên thị trường như nhóm Dragon Capital, nhóm VinaCapital, LionGlobal Vietnam Fund và các quỹ ETFs,... vẫn còn ôm lượng lớn cổ phiếu đầu ngành thép.
Động thái bán ròng miệt mài của khối ngoại đã tạo áp lực lớn lên diễn biến giá cổ phiếu HPG thời gian qua. Sau giai đoạn liên tục giảm sâu, cổ phiếu này có thời điểm đã đánh mất toàn bộ thành quả tăng giá trong cả năm trước đó và hiện vẫn đang dao động quanh vùng đáy 19 tháng.
So với đỉnh đạt được cuối tháng 10/2021, thị giá HPG đã giảm gần một nửa xuống mức 22.450 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường chỉ còn 130.500 tỷ đồng, mất gần 125.000 tỷ đồng (~ 5,4 tỷ USD) trong hơn 8 tháng. Con số này thậm chí còn tương đương với tổng vốn hóa của 5 ngân hàng thương mại cộng lại.
Không chỉ chịu áp lực từ khối ngoại, HPG còn gặp vấn đề từ chính nền tảng cơ bản khi lợi nhuận đã bước qua chu kỳ bùng nổ. Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Hòa Phát cũng từng chia sẻ tại Đại hội cổ đông thường niên 2022 rằng "Lúc này ngành thép đang không thuận lợi. Đợi hai tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý 2, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào".
Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp thép là giá thép thế giới sau khi tăng nóng và đạt đỉnh đã hạ nhiệt và quay đầu. Giá thép tại thị trường nội địa cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Giá thép xây dựng tại Việt Nam đã giảm 8 lần liên tiếp trong 2 tháng qua với tổng mức giảm đến hơn 3 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép.
Theo báo cáo mới đây của SSI Research, nhu cầu thép trong nước cũng đã giảm khoảng 6% so với cùng kỳ trong 5 tháng đầu năm 2022. Sau khi tăng 15% trong quý 1 do nhu cầu bị dồn nén, sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước (bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và thép ống) trong tháng 4 và tháng 5 đã giảm khoảng 32% so với cùng kỳ.
Nhu cầu yếu hơn đáng kể có thể do sự kết hợp của các yếu tố như giá thép cao cùng sự gia tăng của các chi phí vật liệu xây dựng khiến hoạt động xây dựng bị đình trệ. Lo ngại về việc giá thép tạo đỉnh khiến các nhà phân phối tạm dừng việc dự trữ hàng tồn kho. Các chính sách quản lý siết chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng ảnh hưởng đến nhu cầu thép và giá thép.
Với HPG, SSI Research cũng điều chỉnh giảm dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2022 từ 176.000 tỷ đồng và 31.100 tỷ đồng xuống 160.000 tỷ đồng và 26.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 6,9% và giảm 23,1% so với năm trước chủ yếu do giả định giá thép giảm. Sản lượng tiêu thụ của thép xây dựng, HRC, thép ống và phôi thép ước tính lần lượt là 4,7 triệu tấn (tăng 19%), 2,8 triệu tấn (tăng 9%), 690.000 tấn (tăng 5%) và 700.000 tấn (giảm 46,6% so với cùng kỳ).
Thống kê tính từ đầu năm, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng hơn 142 triệu cổ phiếu HPG, tương ứng giá trị lên đến hơn 5.700 tỷ đồng, lớn nhất sàn chứng khoán. Con số này tiếp tục nối dài kỷ lục buồn của HPG khi trong năm 2021 trước đó cổ phiếu đầu ngành thép cũng là tâm điểm bán ròng hàng đầu thị trường với giá trị gần 19.000 tỷ đồng.
Quỹ tỷ USD Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) thuộc Dragon Capital quản lý là cái tên bán HPG rát nhất từ đầu năm với con số ước tính vào khoảng 180 triệu USD (~ 4.100 tỷ đồng. Thời điểm cuối năm 2021 khi quy mô của quỹ đạt gần 2,58 tỷ USD, HPG còn là khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục với tỷ trọng 12,11%. Đến cuối tháng 6, HPG đã rơi xuống vị trí thứ 4 trong danh mục của VEIL với tỷ trọng 6,44% trong khi NAV của quỹ cũng bị thu hẹp còn gần 2,04 tỷ USD.
Liên tục bán ròng, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại HPG đã giảm từ 23,64% hồi đầu năm xuống còn 20,45% tương ứng gần 915 triệu cổ phiếu (khoảng 20.500 tỷ đồng). Trong đó, các quỹ ngoại tên tuổi trên thị trường như nhóm Dragon Capital, nhóm VinaCapital, LionGlobal Vietnam Fund và các quỹ ETFs,... vẫn còn ôm lượng lớn cổ phiếu đầu ngành thép.
Động thái bán ròng miệt mài của khối ngoại đã tạo áp lực lớn lên diễn biến giá cổ phiếu HPG thời gian qua. Sau giai đoạn liên tục giảm sâu, cổ phiếu này có thời điểm đã đánh mất toàn bộ thành quả tăng giá trong cả năm trước đó và hiện vẫn đang dao động quanh vùng đáy 19 tháng.
So với đỉnh đạt được cuối tháng 10/2021, thị giá HPG đã giảm gần một nửa xuống mức 22.450 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường chỉ còn 130.500 tỷ đồng, mất gần 125.000 tỷ đồng (~ 5,4 tỷ USD) trong hơn 8 tháng. Con số này thậm chí còn tương đương với tổng vốn hóa của 5 ngân hàng thương mại cộng lại.
Không chỉ chịu áp lực từ khối ngoại, HPG còn gặp vấn đề từ chính nền tảng cơ bản khi lợi nhuận đã bước qua chu kỳ bùng nổ. Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Hòa Phát cũng từng chia sẻ tại Đại hội cổ đông thường niên 2022 rằng "Lúc này ngành thép đang không thuận lợi. Đợi hai tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý 2, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào".
Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp thép là giá thép thế giới sau khi tăng nóng và đạt đỉnh đã hạ nhiệt và quay đầu. Giá thép tại thị trường nội địa cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Giá thép xây dựng tại Việt Nam đã giảm 8 lần liên tiếp trong 2 tháng qua với tổng mức giảm đến hơn 3 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép.
Theo báo cáo mới đây của SSI Research, nhu cầu thép trong nước cũng đã giảm khoảng 6% so với cùng kỳ trong 5 tháng đầu năm 2022. Sau khi tăng 15% trong quý 1 do nhu cầu bị dồn nén, sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước (bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và thép ống) trong tháng 4 và tháng 5 đã giảm khoảng 32% so với cùng kỳ.
Nhu cầu yếu hơn đáng kể có thể do sự kết hợp của các yếu tố như giá thép cao cùng sự gia tăng của các chi phí vật liệu xây dựng khiến hoạt động xây dựng bị đình trệ. Lo ngại về việc giá thép tạo đỉnh khiến các nhà phân phối tạm dừng việc dự trữ hàng tồn kho. Các chính sách quản lý siết chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng ảnh hưởng đến nhu cầu thép và giá thép.
Với HPG, SSI Research cũng điều chỉnh giảm dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2022 từ 176.000 tỷ đồng và 31.100 tỷ đồng xuống 160.000 tỷ đồng và 26.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 6,9% và giảm 23,1% so với năm trước chủ yếu do giả định giá thép giảm. Sản lượng tiêu thụ của thép xây dựng, HRC, thép ống và phôi thép ước tính lần lượt là 4,7 triệu tấn (tăng 19%), 2,8 triệu tấn (tăng 9%), 690.000 tấn (tăng 5%) và 700.000 tấn (giảm 46,6% so với cùng kỳ).
Hà Linh
Theo Nhịp sống kinh tế
Theo Nhịp sống kinh tế