Chứng khoán tăng tốc đến khi nào?
- Thứ ba - 20/02/2024 10:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mặc dù xu hướng tăng theo đồ thị ngày vẫn mạnh mẽ và VN-Index vẫn trong uptrend mới nhưng bắt đầu cho thấy tín hiệu tăng nóng.
Tiếp chuỗi giao dịch khởi sắc trước đó, VN-Index liên tục bứt phá mạnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu lớn. Sau chuỗi 6 phiên miệt mài tăng điểm, chỉ số chung đã dứt khoát vượt khỏi ngưỡng cản mạnh 1.200 điểm để lên mức cao nhất trong gần 6 tháng qua. Nhìn xa hơn, VN-Index cũng đã ghi nhận tháng thứ 4 tăng điểm liên tiếp với mức tăng hơn 200 điểm kể từ đáy tháng 10.
Trong buổi livetream do Chứng khoán VPBank (VPBankS) tổ chức, ông Trần Hoàng Sơn – Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS cho rằng VN-Index tăng liền mạch nhiều phiên liên tiếp vượt qua kháng cự Fibonacci 50% tại 1.202 và hướng lên các vùng cản kỹ thuật mạnh hơn tại vùng 1.235 – 1.255 điểm nơi từng là đỉnh của tháng 9/2023 và là giao điểm của đường kháng cự trendline nối liền các đỉnh gần nhất.
Độ rộng thị trường tiếp tục tích cực ủng hộ xu hướng tăng điểm. Về độ rộng thị trường, sự đồng thuận diễn ra khá rõ ở các lớp cổ phiếu khi tỷ lệ % số mã nằm trên MA50/MA20 lên mức 69,44% và 73,26% đồng thời số mã lấy lại được MA200 cũng tăng lên 58,38% cho thấy tín hiệu tích cực về mặt xu hướng.
Mặc dù xu hướng tăng theo đồ thị ngày vẫn mạnh mẽ và VN-Index vẫn trong uptrend mới nhưng bắt đầu cho thấy tín hiệu tăng nóng. Sức nóng bắt đầu thể hiện ở tỷ lệ % số mã có RSI>70 đang lên mức 14,32% - là mức thường xảy ra khả năng rung lắc hoặc đảo chiều của các vùng đỉnh nhỏ trước đây. Chỉ số này càng cao, áp lực đảo chiều có xác suất xảy ra càng lớn.
Tuy nhiên, chuyên gia VPBankS vẫn cho rằng thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều cơ hội trong tháng 3. Theo thống kê trong quá khứ, tháng 3 thường có xác xuất tăng điểm, loại trừ ảnh hưởng đặc thù của nhịp giảm mạnh do Covid-19 vào năm 2020 thì thị trường tháng 3 thường duy trì tín hiệu tích cực với mức tăng trung bình 2,46% trong 5 năm gần đây nhất. Và thị trường thường tăng tốt trong 3 tháng đầu năm mới như dữ liệu lịch sử đã chứng minh.
Thêm vào đó, với đà tăng tốc của TTCK toàn cầu, vị chuyên gia kỳ vọng thị trường vẫn còn dư địa để phục hồi tiếp, trợ lực kéo chỉ số đến từ một số cổ phiếu vốn hóa lớn đang bắt đầu tăng tốc từ đáy.
Dù vậy, vùng trũng trong năm bắt đầu xuất hiện kể từ tháng 4, đây cũng là tháng ra KQKD và trống thông tin về cuối tháng ẩn chứa nhiều biến động khi VN-Index phải đối mặt với nhiều vùng kháng cự mạnh đang tiến gần. Vùng kháng cự theo trendline nối các đỉnh gần nhất của 2022-2023 đang ở mức 1.235 điểm sẽ là ngưỡng thử thách thị trường trong ngắn hạn.
Trong kịch bản khả quan nhất, chỉ số VN-Index có thể tiếp tục có nhịp tăng tốc về đích ngắn hạn với vùng điểm mục tiêu 1.255 – 1.280 điểm trước khi một nhịp điều chỉnh lớn xuất hiện. Kịch bản thận trọng hơn, trong kịch bản thận trọng nếu vùng kháng cự 1.235 chưa thể vượt qua và xuất hiện đảo chiều mạnh chỉ số có thể sẽ bước vào nhịp điều chỉnh kiểm nghiệm lại hỗ trợ 1.160 – 1.170 điểm.
Dòng tiền vẫn đang duy trì tích cực ở nhóm ngành ngân hàng do đó NĐT có thể xem xét nắm giữ và tiếp tục chốt lời dần ở một số cổ phiếu chọn lọc trong nhóm Ngành này. Bên cạnh đó, tiếp tục xem xét điểm mua với cổ phiếu chọn lọc trong nhóm Chứng khoán, Thép, BĐS, Hóa Chất, Logistic…
Trong buổi livetream do Chứng khoán VPBank (VPBankS) tổ chức, ông Trần Hoàng Sơn – Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS cho rằng VN-Index tăng liền mạch nhiều phiên liên tiếp vượt qua kháng cự Fibonacci 50% tại 1.202 và hướng lên các vùng cản kỹ thuật mạnh hơn tại vùng 1.235 – 1.255 điểm nơi từng là đỉnh của tháng 9/2023 và là giao điểm của đường kháng cự trendline nối liền các đỉnh gần nhất.
Độ rộng thị trường tiếp tục tích cực ủng hộ xu hướng tăng điểm. Về độ rộng thị trường, sự đồng thuận diễn ra khá rõ ở các lớp cổ phiếu khi tỷ lệ % số mã nằm trên MA50/MA20 lên mức 69,44% và 73,26% đồng thời số mã lấy lại được MA200 cũng tăng lên 58,38% cho thấy tín hiệu tích cực về mặt xu hướng.
Mặc dù xu hướng tăng theo đồ thị ngày vẫn mạnh mẽ và VN-Index vẫn trong uptrend mới nhưng bắt đầu cho thấy tín hiệu tăng nóng. Sức nóng bắt đầu thể hiện ở tỷ lệ % số mã có RSI>70 đang lên mức 14,32% - là mức thường xảy ra khả năng rung lắc hoặc đảo chiều của các vùng đỉnh nhỏ trước đây. Chỉ số này càng cao, áp lực đảo chiều có xác suất xảy ra càng lớn.
Tuy nhiên, chuyên gia VPBankS vẫn cho rằng thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều cơ hội trong tháng 3. Theo thống kê trong quá khứ, tháng 3 thường có xác xuất tăng điểm, loại trừ ảnh hưởng đặc thù của nhịp giảm mạnh do Covid-19 vào năm 2020 thì thị trường tháng 3 thường duy trì tín hiệu tích cực với mức tăng trung bình 2,46% trong 5 năm gần đây nhất. Và thị trường thường tăng tốt trong 3 tháng đầu năm mới như dữ liệu lịch sử đã chứng minh.
Thêm vào đó, với đà tăng tốc của TTCK toàn cầu, vị chuyên gia kỳ vọng thị trường vẫn còn dư địa để phục hồi tiếp, trợ lực kéo chỉ số đến từ một số cổ phiếu vốn hóa lớn đang bắt đầu tăng tốc từ đáy.
Dù vậy, vùng trũng trong năm bắt đầu xuất hiện kể từ tháng 4, đây cũng là tháng ra KQKD và trống thông tin về cuối tháng ẩn chứa nhiều biến động khi VN-Index phải đối mặt với nhiều vùng kháng cự mạnh đang tiến gần. Vùng kháng cự theo trendline nối các đỉnh gần nhất của 2022-2023 đang ở mức 1.235 điểm sẽ là ngưỡng thử thách thị trường trong ngắn hạn.
Trong kịch bản khả quan nhất, chỉ số VN-Index có thể tiếp tục có nhịp tăng tốc về đích ngắn hạn với vùng điểm mục tiêu 1.255 – 1.280 điểm trước khi một nhịp điều chỉnh lớn xuất hiện. Kịch bản thận trọng hơn, trong kịch bản thận trọng nếu vùng kháng cự 1.235 chưa thể vượt qua và xuất hiện đảo chiều mạnh chỉ số có thể sẽ bước vào nhịp điều chỉnh kiểm nghiệm lại hỗ trợ 1.160 – 1.170 điểm.
Dòng tiền vẫn đang duy trì tích cực ở nhóm ngành ngân hàng do đó NĐT có thể xem xét nắm giữ và tiếp tục chốt lời dần ở một số cổ phiếu chọn lọc trong nhóm Ngành này. Bên cạnh đó, tiếp tục xem xét điểm mua với cổ phiếu chọn lọc trong nhóm Chứng khoán, Thép, BĐS, Hóa Chất, Logistic…
Mai Chi
Đời sống Pháp luật
Đời sống Pháp luật