Chuyên gia VFS: VN-Index chưa tạo đỉnh, nhịp giảm mạnh là cơ hội cho dòng tiền đứng ngoài
- Thứ tư - 23/08/2023 14:17
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ông nguyễn Minh Hoàng cho biết trong giai đoạn vĩ mô đang dần cải thiện, xác suất thị trường đã tạo đỉnh lớn để hình thành Downtrend không cao.
VN-Index đã có nhịp tăng trung hạn kéo dài 3,5 tháng với mức tăng 211 điểm (1.035-1.246,2 điểm). Do đó, khi điều chỉnh xảy ra, thị trường cần test lại cung cầu và kiểm tra vùng đáy nhiều lần trước khi trở lại xu hướng tăng bền vững.
Tuy nhiên, phiên giảm mạnh và có phần bất ngờ vào cuối tuần trước đã cho thấy lực cầu rất lớn với khoảng 1,6 tỷ cổ phiếu khớp lệnh. Nhiều nhà đầu tư sẽ đặt câu hỏi rằng có phải thị trường sẽ giảm sâu như năm 2008, 2018 hay 2022, một số khác lại băn khoăn liệu thị trường đã tạo đỉnh hay chưa?
Tại chương trình Khớp lệnh, ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc phân tích CTCP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) chỉ ra 2 góc độ để quan sát về đỉnh thị trường.
Yếu tố thứ nhất là định giá. Trở về quá khứ, ở những vùng đỉnh dài hạn hình thành vào năm 2008 và gần nhất là 2022 sau đó thị trường rơi vào Downtrend, định giá P/E VN-Index vào khoảng 18-20 lần.
Ngoài ra, ông Hoàng cũng cho biết khi nhà đầu tư nhìn vào đáy của những nhịp tăng dài hạn trong quá khứ sẽ thấy P/E thị trường nằm trong khoảng 8-10 lần.
Hiện tại, định giá của thị trường đang quanh 14 lần, con số này nằm ở khoảng giữa khi so sánh với lịch sử định giá của VN-Index trong quá khứ. Khi P/E thị trường chạy từ khoảng 9, 10 lần tháng 11/2022 đến nay là 14, 15 lần ở vùng trung vị, chỉ số chính sẽ thường gặp nhịp điều chỉnh.
"Nhìn vào góc độ định giá như vậy, thị trường chỉ đang gặp nhịp điều chỉnh và tạo đỉnh ngắn hạn trong một nhịp tăng của thị trường, chứ không phải là đã hình thành vùng đỉnh lớn", vị chuyên gia VFS nhìn nhận.
Yếu tố thứ hai là câu chuyện vĩ mô. Thông thường, ở những vùng đỉnh lớn như năm 2018 và 2022 sẽ xuất hiện những câu chuyện đảo chiều vĩ mô, chính sách tiền tệ,... Chuyên gia Nhất Việt cho rằng chính sách tiền tệ sẽ đi theo hướng thắt chặt khi hình thành đỉnh lớn. Minh chứng là năm 2022 là câu chuyện về lạm phát, áp lực trái phiếu cộng thêm áp lực bên ngoài của FED và thị trường thế giới gây nên sự đảo chiều về chính sách.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, ông Hoàng nhìn nhận rằng chính sách vẫn đang duy trì nới lỏng từ việc hạ lãi suất, các biện pháp về chính sách tài khóa hay pháp lý đều đang theo xu hướng hỗ trợ. Nhờ đó, thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi.
Xét trên góc độ vĩ mô, một số yếu tố như GDP từ mức thấp nhất đang dần phục hồi trong quý 3 và có thể đi lên. Thêm nữa, câu chuyện xuất nhập khẩu cũng đang có chiều hướng tốt lên; kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng đang tốt dần lên nếu xét theo tháng.
"Trong một giai đoạn vĩ mô đang dần cải thiện, xác suất thị trường đã tạo đỉnh lớn để hình thành Downtrend không cao. Dựa trên 2 yếu tố đã phân tích, thị trường hiện đang trong nhịp chỉnh ngắn hạn của một xu hướng lớn. Như vậy, một nhịp giảm mạnh có thể là cơ hội cho dòng tiền đang đứng ngoài", chuyên gia nêu rõ quan điểm.
Tuy nhiên, phiên giảm mạnh và có phần bất ngờ vào cuối tuần trước đã cho thấy lực cầu rất lớn với khoảng 1,6 tỷ cổ phiếu khớp lệnh. Nhiều nhà đầu tư sẽ đặt câu hỏi rằng có phải thị trường sẽ giảm sâu như năm 2008, 2018 hay 2022, một số khác lại băn khoăn liệu thị trường đã tạo đỉnh hay chưa?
Tại chương trình Khớp lệnh, ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc phân tích CTCP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) chỉ ra 2 góc độ để quan sát về đỉnh thị trường.
Yếu tố thứ nhất là định giá. Trở về quá khứ, ở những vùng đỉnh dài hạn hình thành vào năm 2008 và gần nhất là 2022 sau đó thị trường rơi vào Downtrend, định giá P/E VN-Index vào khoảng 18-20 lần.
Ngoài ra, ông Hoàng cũng cho biết khi nhà đầu tư nhìn vào đáy của những nhịp tăng dài hạn trong quá khứ sẽ thấy P/E thị trường nằm trong khoảng 8-10 lần.
Hiện tại, định giá của thị trường đang quanh 14 lần, con số này nằm ở khoảng giữa khi so sánh với lịch sử định giá của VN-Index trong quá khứ. Khi P/E thị trường chạy từ khoảng 9, 10 lần tháng 11/2022 đến nay là 14, 15 lần ở vùng trung vị, chỉ số chính sẽ thường gặp nhịp điều chỉnh.
"Nhìn vào góc độ định giá như vậy, thị trường chỉ đang gặp nhịp điều chỉnh và tạo đỉnh ngắn hạn trong một nhịp tăng của thị trường, chứ không phải là đã hình thành vùng đỉnh lớn", vị chuyên gia VFS nhìn nhận.
Yếu tố thứ hai là câu chuyện vĩ mô. Thông thường, ở những vùng đỉnh lớn như năm 2018 và 2022 sẽ xuất hiện những câu chuyện đảo chiều vĩ mô, chính sách tiền tệ,... Chuyên gia Nhất Việt cho rằng chính sách tiền tệ sẽ đi theo hướng thắt chặt khi hình thành đỉnh lớn. Minh chứng là năm 2022 là câu chuyện về lạm phát, áp lực trái phiếu cộng thêm áp lực bên ngoài của FED và thị trường thế giới gây nên sự đảo chiều về chính sách.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, ông Hoàng nhìn nhận rằng chính sách vẫn đang duy trì nới lỏng từ việc hạ lãi suất, các biện pháp về chính sách tài khóa hay pháp lý đều đang theo xu hướng hỗ trợ. Nhờ đó, thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi.
Xét trên góc độ vĩ mô, một số yếu tố như GDP từ mức thấp nhất đang dần phục hồi trong quý 3 và có thể đi lên. Thêm nữa, câu chuyện xuất nhập khẩu cũng đang có chiều hướng tốt lên; kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng đang tốt dần lên nếu xét theo tháng.
"Trong một giai đoạn vĩ mô đang dần cải thiện, xác suất thị trường đã tạo đỉnh lớn để hình thành Downtrend không cao. Dựa trên 2 yếu tố đã phân tích, thị trường hiện đang trong nhịp chỉnh ngắn hạn của một xu hướng lớn. Như vậy, một nhịp giảm mạnh có thể là cơ hội cho dòng tiền đang đứng ngoài", chuyên gia nêu rõ quan điểm.
Ngọc Ly
Nhịp sống thị trường
Nhịp sống thị trường