Gần 100 cổ phiếu "nằm sàn", chứng khoán Việt bốc hơi hàng tỷ USD vốn hoá: Chuyện gì đang xảy ra?
- Thứ năm - 14/04/2022 09:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
99 cổ phiếu "nằm sàn" phiên 12/4, vốn hoá bốc hơi hơn 105.600 tỷ đồng. Nếu tính 3 phiên gần đây, vốn hoá HOSE đã bốc hơi 265.700 tỷ đồng, tương ứng 11,5 tỷ USD.
Phiên giao dịch ngày 12/4 diễn biến rất tiêu cực khi lực bán tăng mạnh cuối phiên chiều trong khi dòng tiền bắt đáy vẫn chưa vào khiến cho gần 100 cổ phiếu "nằm sàn", hiện tượng hiếm gặp trên sàn chứng khoán dù điểm số không phải là giảm kỷ lục.
Cụ thể, phiên 12/4, VN-Index giảm gần 27 điểm xuống 1.455 điểm, trong khi VN30 giảm 17 điểm xuống 1.507 điểm. Thanh khoản của HOSE đạt 21.282 tỷ đồng trong khi VN30 thanh khoản khá thấp đạt 7.941 điểm. Thị trường chìm sâu trong sắc đỏ với 958 mã giảm, trong đó có 99 cổ phiếu giảm sàn. Một hiện tượng hiếm gặp trên HOSE dù số điểm giảm chưa phải là kỷ lục.
Nhiều nhóm cổ phiếu bị bán mạnh trong khi cầu bắt đáy chưa vào khiến cho cổ phiếu rớt giá sâu.
Nhóm bất động sản giảm sàn hàng loạt như HDC, DXG, LDG, QCG, DRH, SCR, CII, DIG, NBB, DPG…
Nhóm dầu khí giảm sàn có PVD, PVS, PVB.
Hệ sinh thái FLC cũng đồng loạt giảm sàn như FLC, ROS, ART, KLF, AMD, HAI. Nhóm cổ phiếu này vừa bị HOSE cắt margin. Trong phiên hôm nay, ROS và FLC dư bán sàn hàng chục triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu đầu cơ cũng rủ nhau giảm sàn, trắng bên mua như: HAG, TNI, SJF, TGG, BII, HQC,…
Một số cổ phiếu than như (NBC, TVD), bán Lẻ (PET), chứng khoán (TVB), xây dựng (CTD), thép (NKG)…cũng giảm sàn với số lượng lớn.
Xét về độ rộng của thị trường, 958 cổ phiếu giảm điểm trong phiên ngày 12/4 cho thấy đây là đợt giảm điểm quy mô lớn, tác động mạnh đến chỉ số. Vốn hoá của HOSE cũng bốc hơi hơn 105.600 tỷ đồng trong phiên 12/4.
VN-Index có chuỗi ngày giảm điểm liên tiếp 67 điểm chỉ trong 3 phiên giao dịch. Mức giảm nhanh và gây sốc với đa số giới đầu tư trên thị trường với lượng cổ phiếu giảm điểm chiếm đa số. Tính về vốn hoá, HOSE đã bị bốc hơi 265.700 tỷ đồng sau 3 phiên giao dịch, tương ứng 11,5 tỷ USD. Quả thực đây là cơn sốc với giới đầu tư, đa số đã rơi vào thua lỗ ngắn hạn. Ngay cả với những chuyên gia có kinh nghiệm trên thị trường cũng phải thốt lên "thị trường năm nay khó ăn".
Nguyên nhân lớn nhất của đợt giảm điểm sốc của VN-Index đó là tâm lý nhà đầu tư chịu ảnh hưởng sau những thông tin bắt giữ những lãnh đạo doanh nghiệp gần đây. Vụ việc ông Trịnh Văn Quyết và loạt đạo của tập đoàn bị bắt vì bê bối "thao túng giá chứng khoán" cùng sự kiện Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng và dàn lãnh đạo liên quan bị bắt mới đây cũng tác động lớn tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp hiện là hai kênh huy động vốn lớn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản. Do đó, cổ phiếu bất động sản có biểu hiện "rất yếu" trong những phiên gần đây với đà sụt giảm sâu. Nhóm cổ phiếu bất động sản "nằm sàn" cũng gây tác động tiêu cực tới VN-Index. Đặc biệt, với cơ cấu ngân hàng mua 39% trái phiếu doanh nghiệp năm 2021, nhóm ngân hàng cũng ảnh hưởng tiêu cực, giá sụt giảm sâu. Ngân hàng và chứng khoán là hai nhóm cổ phiếu có tác động lớn nhất tới VN-Index. Do đó, việc hai nhóm này giảm điểm sâu tác động lớn đến chỉ số.
Thứ hai, các biện pháp nhằm lành mạnh hoá thị trường được cho là tích cực về trung và dài hạn cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, về ngắn hạn, điều này có thể ảnh hưởng đến các "dòng tiền nóng", đội lái, nhóm cổ phiếu đầu cơ… Thường nhóm này sẽ rút tiền, hoặc nằm im chờ "sóng yên, bể lặng".
CEO FIDT Huỳnh Minh Tuấn đánh giá những vụ việc nóng vừa qua thể hiện quyết tâm làm trong sạch, lành mạnh và minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua đó, sẽ thúc đẩy một luồng vốn quy mô lớn vào thị trường chứng khoán vì đây vẫn là nơi phân bổ tài sản chất lượng và là nơi huy động vốn trung và dài hạn tốt cho nhóm công ty làm ăn đàng hoàng minh bạch.
Đặc biệt, từ sự vụ này tâm lý về đánh bạc, đầu cơ, đội lái sẽ giảm bớt và sự nắn dòng vốn đầu tư sẽ diễn ra rất rõ và có thể nói nhóm cổ phiếu hưởng lợi là nhóm cổ phiếu làm ăn tốt, quy mô lớn, minh bạch trong hoạt động kinh doanh và uy tín từ người lãnh đạo sẽ hút hàng. Ngoài ra, ông Tuấn còn cho rằng đây là một pha "ghi điểm" trong mắt các nhà đầu tư ngoại đi kèm với triển vọng sáng sủa cho việc lên hạng của thị trường chứng khoán trong tương lai gần (2024-2025) khi những lực cản trở định tính đã được gỡ bỏ (minh bạch, hệ thống giao dịch lỗi thời).
"Sự kiện này tạo ra một bước ngoặt về môi trường đầu tư sạch, an toàn và bảo vệ tốt cho toàn bộ tầng lớp nhà đầu tư tham gia hiện tại, từ đó thúc đẩy sự lớn mạnh tiếp nối của thị trường trong những năm tiếp theo là chắc chắn", ông Tuấn nói.
Thứ ba, đại dịch Covid-19 đã phần nào được kiểm soát, tinh thần "sống chung với dịch bệnh" đã được thực hiện triệt để, các hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường như trước dịch. Đây là lúc các dòng tiền vì dịch bệnh không biết làm ăn gì trú tạm vào chứng khoán hai năm qua được rút ra để trở về sản xuất kinh doanh.
Dù lượng tài khoản mở mới vẫn tăng kỷ lục vượt 270.000 tài khoản, theo Trung tâm lưu lý chứng khoán (VSD) nhưng lượng tiền mới không đủ bù đắp lượng tiền bán ra dẫn đến cú giảm sâu của thị trường.
Thứ tư, lạm phát giá cả các mặt hàng gia tăng chóng mặt, nhiều ngân hàng đã nhích dần lãi suất huy động trong tháng 4 từ đó cạnh tranh trực tiếp với kênh đầu tư chứng khoán vốn rất sôi động trong 2 năm qua. Ông Nguyễn Hồng Điệp, CEO tại Công ty cổ phần Tư Vấn Đầu Tư S-Talk nói: "Lạm phát đã len lỏi vào bữa cơm từng gia đình, vào tô phở mà chúng ta ăn sáng hàng ngày. Nếu giá không tăng thì cũng giảm bớt thịt đi", ông Điệp cho rằng năm 2022 chứng khoán sẽ khó ăn hơn so với 2 năm liền kề trước đây. Ngoài việc game tăng độ khó, rất có thể trong vài thời điểm sẽ có những cú sụt giảm sâu. Tất nhiên khi sụt quá sâu sẽ lại là cơ hội bắt đáy, đạt lợi nhuận một số phần trăm (đừng kỳ vọng quá cao) của việc hồi lại.
Cụ thể, phiên 12/4, VN-Index giảm gần 27 điểm xuống 1.455 điểm, trong khi VN30 giảm 17 điểm xuống 1.507 điểm. Thanh khoản của HOSE đạt 21.282 tỷ đồng trong khi VN30 thanh khoản khá thấp đạt 7.941 điểm. Thị trường chìm sâu trong sắc đỏ với 958 mã giảm, trong đó có 99 cổ phiếu giảm sàn. Một hiện tượng hiếm gặp trên HOSE dù số điểm giảm chưa phải là kỷ lục.
Nhiều nhóm cổ phiếu bị bán mạnh trong khi cầu bắt đáy chưa vào khiến cho cổ phiếu rớt giá sâu.
Nhóm bất động sản giảm sàn hàng loạt như HDC, DXG, LDG, QCG, DRH, SCR, CII, DIG, NBB, DPG…
Nhóm dầu khí giảm sàn có PVD, PVS, PVB.
Hệ sinh thái FLC cũng đồng loạt giảm sàn như FLC, ROS, ART, KLF, AMD, HAI. Nhóm cổ phiếu này vừa bị HOSE cắt margin. Trong phiên hôm nay, ROS và FLC dư bán sàn hàng chục triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu đầu cơ cũng rủ nhau giảm sàn, trắng bên mua như: HAG, TNI, SJF, TGG, BII, HQC,…
Một số cổ phiếu than như (NBC, TVD), bán Lẻ (PET), chứng khoán (TVB), xây dựng (CTD), thép (NKG)…cũng giảm sàn với số lượng lớn.
Xét về độ rộng của thị trường, 958 cổ phiếu giảm điểm trong phiên ngày 12/4 cho thấy đây là đợt giảm điểm quy mô lớn, tác động mạnh đến chỉ số. Vốn hoá của HOSE cũng bốc hơi hơn 105.600 tỷ đồng trong phiên 12/4.
VN-Index có chuỗi ngày giảm điểm liên tiếp 67 điểm chỉ trong 3 phiên giao dịch. Mức giảm nhanh và gây sốc với đa số giới đầu tư trên thị trường với lượng cổ phiếu giảm điểm chiếm đa số. Tính về vốn hoá, HOSE đã bị bốc hơi 265.700 tỷ đồng sau 3 phiên giao dịch, tương ứng 11,5 tỷ USD. Quả thực đây là cơn sốc với giới đầu tư, đa số đã rơi vào thua lỗ ngắn hạn. Ngay cả với những chuyên gia có kinh nghiệm trên thị trường cũng phải thốt lên "thị trường năm nay khó ăn".
Nguyên nhân lớn nhất của đợt giảm điểm sốc của VN-Index đó là tâm lý nhà đầu tư chịu ảnh hưởng sau những thông tin bắt giữ những lãnh đạo doanh nghiệp gần đây. Vụ việc ông Trịnh Văn Quyết và loạt đạo của tập đoàn bị bắt vì bê bối "thao túng giá chứng khoán" cùng sự kiện Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng và dàn lãnh đạo liên quan bị bắt mới đây cũng tác động lớn tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp hiện là hai kênh huy động vốn lớn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản. Do đó, cổ phiếu bất động sản có biểu hiện "rất yếu" trong những phiên gần đây với đà sụt giảm sâu. Nhóm cổ phiếu bất động sản "nằm sàn" cũng gây tác động tiêu cực tới VN-Index. Đặc biệt, với cơ cấu ngân hàng mua 39% trái phiếu doanh nghiệp năm 2021, nhóm ngân hàng cũng ảnh hưởng tiêu cực, giá sụt giảm sâu. Ngân hàng và chứng khoán là hai nhóm cổ phiếu có tác động lớn nhất tới VN-Index. Do đó, việc hai nhóm này giảm điểm sâu tác động lớn đến chỉ số.
Thứ hai, các biện pháp nhằm lành mạnh hoá thị trường được cho là tích cực về trung và dài hạn cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, về ngắn hạn, điều này có thể ảnh hưởng đến các "dòng tiền nóng", đội lái, nhóm cổ phiếu đầu cơ… Thường nhóm này sẽ rút tiền, hoặc nằm im chờ "sóng yên, bể lặng".
CEO FIDT Huỳnh Minh Tuấn đánh giá những vụ việc nóng vừa qua thể hiện quyết tâm làm trong sạch, lành mạnh và minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua đó, sẽ thúc đẩy một luồng vốn quy mô lớn vào thị trường chứng khoán vì đây vẫn là nơi phân bổ tài sản chất lượng và là nơi huy động vốn trung và dài hạn tốt cho nhóm công ty làm ăn đàng hoàng minh bạch.
Đặc biệt, từ sự vụ này tâm lý về đánh bạc, đầu cơ, đội lái sẽ giảm bớt và sự nắn dòng vốn đầu tư sẽ diễn ra rất rõ và có thể nói nhóm cổ phiếu hưởng lợi là nhóm cổ phiếu làm ăn tốt, quy mô lớn, minh bạch trong hoạt động kinh doanh và uy tín từ người lãnh đạo sẽ hút hàng. Ngoài ra, ông Tuấn còn cho rằng đây là một pha "ghi điểm" trong mắt các nhà đầu tư ngoại đi kèm với triển vọng sáng sủa cho việc lên hạng của thị trường chứng khoán trong tương lai gần (2024-2025) khi những lực cản trở định tính đã được gỡ bỏ (minh bạch, hệ thống giao dịch lỗi thời).
"Sự kiện này tạo ra một bước ngoặt về môi trường đầu tư sạch, an toàn và bảo vệ tốt cho toàn bộ tầng lớp nhà đầu tư tham gia hiện tại, từ đó thúc đẩy sự lớn mạnh tiếp nối của thị trường trong những năm tiếp theo là chắc chắn", ông Tuấn nói.
Thứ ba, đại dịch Covid-19 đã phần nào được kiểm soát, tinh thần "sống chung với dịch bệnh" đã được thực hiện triệt để, các hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường như trước dịch. Đây là lúc các dòng tiền vì dịch bệnh không biết làm ăn gì trú tạm vào chứng khoán hai năm qua được rút ra để trở về sản xuất kinh doanh.
Dù lượng tài khoản mở mới vẫn tăng kỷ lục vượt 270.000 tài khoản, theo Trung tâm lưu lý chứng khoán (VSD) nhưng lượng tiền mới không đủ bù đắp lượng tiền bán ra dẫn đến cú giảm sâu của thị trường.
Thứ tư, lạm phát giá cả các mặt hàng gia tăng chóng mặt, nhiều ngân hàng đã nhích dần lãi suất huy động trong tháng 4 từ đó cạnh tranh trực tiếp với kênh đầu tư chứng khoán vốn rất sôi động trong 2 năm qua. Ông Nguyễn Hồng Điệp, CEO tại Công ty cổ phần Tư Vấn Đầu Tư S-Talk nói: "Lạm phát đã len lỏi vào bữa cơm từng gia đình, vào tô phở mà chúng ta ăn sáng hàng ngày. Nếu giá không tăng thì cũng giảm bớt thịt đi", ông Điệp cho rằng năm 2022 chứng khoán sẽ khó ăn hơn so với 2 năm liền kề trước đây. Ngoài việc game tăng độ khó, rất có thể trong vài thời điểm sẽ có những cú sụt giảm sâu. Tất nhiên khi sụt quá sâu sẽ lại là cơ hội bắt đáy, đạt lợi nhuận một số phần trăm (đừng kỳ vọng quá cao) của việc hồi lại.
Bạch Huệ
Theo Nhịp sống kinh tế
Theo Nhịp sống kinh tế