Hơn 2.000 tỷ đổ vào chứng khoán Việt Nam trong quý 1 thông qua Fubon ETF và Diamond ETF
- Thứ hai - 04/04/2022 13:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xu hướng dòng vốn vào các quỹ ETFs có phần trái chiều. Một số quỹ thu hút vốn khá tốt như DCVFM VNDiamond ETF, Fubon FTSE Vietnam ETF…nhưng cũng có những trường hợp bị rút vốn mạnh như VNM ETF, FTSE Vietnam ETF hay DCVFM VN30 ETF.
Chứng khoán Việt Nam vừa khép lại quý 1 với những biến động tương đối giằng co. Giao dịch khối ngoại cũng kém tích cực khi họ kéo dài chuỗi ngày bán ròng với giá trị lên tới 7.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh có phần ảm đạm của thị trường, dòng tiền vào các quỹ ETFs có phần tích cực hơn khi đã hút ròng hơn 240 tỷ đồng trong quý 1.
Dù vậy, xu hướng dòng vốn vào các quỹ ETFs có phần trái chiều. Một số quỹ thu hút vốn khá tốt như DCVFM VNDiamond ETF, Fubon FTSE Vietnam ETF…nhưng cũng có những trường hợp bị rút vốn mạnh như VNM ETF, FTSE Vietnam ETF hay DCVFM VN30 ETF.
Dữ liệu thống kê cho biết quỹ ngoại đến từ Đài Loan (Trung Quốc) Fubon FTSE Vietnam ETF thu hút vốn tốt nhất trong quý 1 với khoảng 58 triệu USD (tương ứng 1.323 tỷ đồng) được "bơm" vào quỹ.
Xếp ngay sau là DCVFM VNDiamond ETF với lượng vốn hút ròng trong quý 1 lên tới hơn 800 tỷ đồng. Thời gian qua, DCVFM VNDiamond ETF đã thu hút sự quan tâm lớn của các quỹ ngoại nhờ danh mục sở hữu nhiều cổ phiếu hết room như FPT, MWG, PNJ, MBB, TCB…Trong đó, các nhà đầu tư Thái Lan có sự quan tâm đặc biệt hơn cả khi mới đây Bualuang Securities đã cho ra mắt chứng chỉ lưu ký (DR) Diamond ETF niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan, giúp các nhà đầu tư nước này dễ dàng đầu tư vào chứng khoán Việt Nam thông qua Diamond ETF. Trong quý 1/2022, Diamond ETF cũng là quỹ có hiệu suất tích cực nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Quỹ ngoại mới thành lập đầu năm nay là VNAM MSCI Vietnam ETF chuyên đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam cũng hút ròng khoảng 7 triệu USD (tương đương 160 tỷ đồng). Dù vậy, quy mô VNAM MSCI Vietnam ETF hiện còn khá khiêm tốn, chỉ hơn 8 triệu USD.
Các quỹ ETF nội khác như SSIAM VNFinLead ETF, VinaCapital VN100 ETF, KIM VN30 ETF hay SSIAM VN30 ETF cũng hút vốn trong quý 1 nhưng lượng vốn vào các quỹ này là không quá nhiều.
Chiều ngược lại, DCVFM VN30 ETF đã bị rút vốn khá mạnh trong quý 1/2022 với giá trị 1.513 tỷ đồng và cũng là quỹ ETF bị rút vốn mạnh nhất thị trường. Thời gian qua, nhà đầu tư Thái Lan có xu hướng rút bớt vốn khỏi DCVFM VN30 ETF. Ngoài ra, không loại trừ trường hợp các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng rút vốn khỏi DCVFM VN30 ETF để chuyển sang quỹ VN30 ETF do các công ty quản lý quỹ Hàn Quốc quản lý.
Bộ đôi quỹ ETF ngoại lâu năm tại Việt Nam là VNM ETF và FTSE Vietnam ETF cũng bị rút ròng lần lượt 58 triệu USD (451 tỷ đồng) và 7,4 triệu USD (170 tỷ đồng) trong quý 1/2022. Những năm gần đây, bộ đôi quỹ ETF kể trên có xu hướng bị rút vốn khá mạnh, điều này có thể bắt nguồn từ hiệu suất đầu tư kém tích cực khi danh mục nắm giữ lượng lớn các Bluechips như VIC, VNM, trong khi không thể sở hữu FPT, MWG, PNJ, TCB, MBB…do vấn đề room ngoại.
Tựu chung, trong bối cảnh dòng vốn ngoại tiếp tục rút vốn khỏi chứng khoán Việt Nam trong quý 1 thì các quỹ ETF vẫn là điểm sáng. Với việc ngày càng nhiều quỹ ETF ra đời, chúng ta có thể kỳ vọng dòng vốn vào các quỹ này sẽ tích cực hơn trong những quý tới và đóng góp vào đà tăng trưởng của thị trường.
Dù vậy, xu hướng dòng vốn vào các quỹ ETFs có phần trái chiều. Một số quỹ thu hút vốn khá tốt như DCVFM VNDiamond ETF, Fubon FTSE Vietnam ETF…nhưng cũng có những trường hợp bị rút vốn mạnh như VNM ETF, FTSE Vietnam ETF hay DCVFM VN30 ETF.
Dữ liệu thống kê cho biết quỹ ngoại đến từ Đài Loan (Trung Quốc) Fubon FTSE Vietnam ETF thu hút vốn tốt nhất trong quý 1 với khoảng 58 triệu USD (tương ứng 1.323 tỷ đồng) được "bơm" vào quỹ.
Xếp ngay sau là DCVFM VNDiamond ETF với lượng vốn hút ròng trong quý 1 lên tới hơn 800 tỷ đồng. Thời gian qua, DCVFM VNDiamond ETF đã thu hút sự quan tâm lớn của các quỹ ngoại nhờ danh mục sở hữu nhiều cổ phiếu hết room như FPT, MWG, PNJ, MBB, TCB…Trong đó, các nhà đầu tư Thái Lan có sự quan tâm đặc biệt hơn cả khi mới đây Bualuang Securities đã cho ra mắt chứng chỉ lưu ký (DR) Diamond ETF niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan, giúp các nhà đầu tư nước này dễ dàng đầu tư vào chứng khoán Việt Nam thông qua Diamond ETF. Trong quý 1/2022, Diamond ETF cũng là quỹ có hiệu suất tích cực nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Quỹ ngoại mới thành lập đầu năm nay là VNAM MSCI Vietnam ETF chuyên đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam cũng hút ròng khoảng 7 triệu USD (tương đương 160 tỷ đồng). Dù vậy, quy mô VNAM MSCI Vietnam ETF hiện còn khá khiêm tốn, chỉ hơn 8 triệu USD.
Các quỹ ETF nội khác như SSIAM VNFinLead ETF, VinaCapital VN100 ETF, KIM VN30 ETF hay SSIAM VN30 ETF cũng hút vốn trong quý 1 nhưng lượng vốn vào các quỹ này là không quá nhiều.
Chiều ngược lại, DCVFM VN30 ETF đã bị rút vốn khá mạnh trong quý 1/2022 với giá trị 1.513 tỷ đồng và cũng là quỹ ETF bị rút vốn mạnh nhất thị trường. Thời gian qua, nhà đầu tư Thái Lan có xu hướng rút bớt vốn khỏi DCVFM VN30 ETF. Ngoài ra, không loại trừ trường hợp các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng rút vốn khỏi DCVFM VN30 ETF để chuyển sang quỹ VN30 ETF do các công ty quản lý quỹ Hàn Quốc quản lý.
Bộ đôi quỹ ETF ngoại lâu năm tại Việt Nam là VNM ETF và FTSE Vietnam ETF cũng bị rút ròng lần lượt 58 triệu USD (451 tỷ đồng) và 7,4 triệu USD (170 tỷ đồng) trong quý 1/2022. Những năm gần đây, bộ đôi quỹ ETF kể trên có xu hướng bị rút vốn khá mạnh, điều này có thể bắt nguồn từ hiệu suất đầu tư kém tích cực khi danh mục nắm giữ lượng lớn các Bluechips như VIC, VNM, trong khi không thể sở hữu FPT, MWG, PNJ, TCB, MBB…do vấn đề room ngoại.
Tựu chung, trong bối cảnh dòng vốn ngoại tiếp tục rút vốn khỏi chứng khoán Việt Nam trong quý 1 thì các quỹ ETF vẫn là điểm sáng. Với việc ngày càng nhiều quỹ ETF ra đời, chúng ta có thể kỳ vọng dòng vốn vào các quỹ này sẽ tích cực hơn trong những quý tới và đóng góp vào đà tăng trưởng của thị trường.
Minh Anh
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị