IDICO (IDC): Lợi nhuận giảm mạnh sau kiểm toán, lên kế hoạch thận trọng 2023
- Thứ hai - 10/04/2023 14:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Do một số hợp đồng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu một lần khiến doanh thu, lợi nhuận sau kiểm toán 2022 của Tổng công ty IDICO (IDC) giảm mạnh. Năm 2023, IDC nhìn nhận có nhiều thách thức nên trình cổ đông kế hoạch thận trọng, giảm nhẹ 4% so với thực hiện 2022.
Sau kiểm toán, lợi nhuận IDC giảm hơn 550 tỷ đồng
Theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022, IDC đạt 7.485 tỷ đồng tổng doanh thu (đóng góp chính bởi mảng kinh doanh hạ tầng, dịch vụ Khu công nghiệp 3.321,7 tỷ đồng, mảng kinh doanh điện 2.878 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế hơn 2.617,6 tỷ đồng, sau thuế 2.054,7 tỷ đồng, tăng đột biến so với kết quả 578 tỷ đồng năm 2021. Cổ tức tiền mặt 40%.
Kết quả lợi nhuận tăng mạnh so với 2021 do Tổng công ty thực hiện chuyển đổi hình thức hạch toán doanh thu, giá vốn phân bổ dần theo thời gian cho thuê sang hạch toán doanh thu, giá vốn một lần của dự án Khu công nghiệp Nhơn trạch 5, các hợp đồng cho thuê hạ tầng tại các Khu Công nghiệp Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng, Hựu Thạnh và Mỹ Xuân B1 đáp ứng điều kiện ghi nhận doanh thu một lần.
Tuy nhiên, con số trên báo cáo tự lập và kiểm toán có sự chênh lệch giảm mạnh, cụ thể doanh thu sau kiểm toán giảm gần 760 tỷ đồng tỷ đồng, lợi nhuận giảm hơn 541 tỷ đồng.
Nguyên nhân do đơn vị kiểm toán điều chỉnh doanh thu, giá vốn các hợp đồng ghi nhận doanh thu một lần (theo quy định tại Mục 1.6.12, Điều 79, Thông tư 200).
Có nghĩa rằng, phần doanh thu không đủ điều kiện sẽ phải ghi nhận phân bổ theo thời hạn cho thuê đất.
Đồng thời, đơn vị kiểm toán cũng xác định bổ sung phần lỗ trong công ty liên kết quản đầu tư vào Công ty Cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu (BVEC).
Theo IDC, năm 2022, do ảnh hưởng của cơn bão số 9, nhà máy Thuỷ điện Đak Mi 3 phải tập trung khắc phục sự cố, đầu tư bổ sung công trình phòng chống lũ và hoạt động sản xuất điện mới chỉ bắt đầu lại từ ngày 22/10/2022 dẫn đến doanh thu và lợi nhuận kinh doanh điện bị sụt giảm.
Song song đó, IDC phải trích lập dự phòng toàn bộ khoản đầu tư tài chính tại BVEC do dự án đầu tư mở rộng Quốc lộ 51 của BVEC phải dừng thu phí theo chỉ đạo của Cục đường bộ Việt Nam. BVEC chưa hoàn được vốn cho Nhà đầu tư và các khoản nợ phải trả Ngân hàng, các khoản lỗ đã vượt vốn chủ sở hữu của BVEC.
IDC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2.525 tỷ đồng
Trong năm IDC đã tiếp thị, thu hút đầu tư cho thuê lại đất 131,8 ha (đã ký hợp đồng với tổng diện tích 98,1 ha, ghi nhớ hợp đồng thuê đất 33,7ha). Theo đó, tại thời điểm cuối năm, tổng diện tích đất công nghiệp IDC đã cho thuê là 2.341ha, còn lại 751,3 ha với đơn giá cho thuê trung bình là 123 USD/m2.
Sang năm 2023, IDC dự kiến cho thuê đất khu công nghiệp 127,9ha, xây dựng nhà xưởng cho thuê 8.000m2, song song đó là kế hoạch đầu tư gần 3.068 tỷ đồng trong năm 2023.
Theo đó, HĐQT trình cổ đông kế hoạch doanh thu hơn 8.276,8 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.525 tỷ đồng.
So với năm 2022, chỉ tiêu kế hoạch trên tăng 10,6% về doanh thu và giảm nhẹ 4% về lợi nhuận; nhưng nếu so sánh với con số trên báo cáo tự lập thì mục tiêu năm 2023 giảm nhẹ 2% doanh thu và giảm đến 14% về lợi nhuận so với năm 2022.
Trên thực tế, việc thiếu vắng các dự án quy mô lớn đã khiến vốn đầu tư FDI mới trong 3 tháng đầu năm 2023 không còn duy trì được mức tăng mạnh như trong hai tháng đầu năm…
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư mới tuy không còn duy trì được mức tăng mạnh như trong 2 tháng đầu năm, song số dự án đầu tư mới tiếp tục tăng so với cùng kỳ và tăng mạnh so với 2 tháng đầu năm.
Điều đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam trong việc đưa ra các quyết định đầu tư mới. Nhưng đây cũng là dấu hiệu các tập đoàn lớn cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.
Theo ghi nhận của cơ quan quản lý, các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 1 triệu USD chiếm tới gần 70% số dự án mới, song tổng vốn đầu tư chỉ chiếm gần 2,2% tổng vốn đầu tư đăng ký mới trong 3 tháng.
Báo cáo mới đây của CTCK VNDIRECT cho rằng, các yếu tố hỗ trợ tích cực cho thị trường bất động sản khu công nghiệp đang mờ nhạt, tới từ các thách thức dần xuất hiện. Trước hết, là sự khan hiếm nguồn cung từ 2023 khi thủ tục phê duyệt bị trì hoãn tới từ những vướng mắc về thủ tục pháp lý. Song song đó, khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút vốn FDI đang dần suy yếu so với các quốc gia trong khu vực, đến từ gia tăng cạnh tranh từ Indonesia, Malaysia có môi trường kinh doanh, phát triển thuận lợi cho ngành xe điện và ngành công nghiệp bán dẫn, và thuế tối thiểu toàn cầu sẽ sớm được áp dụng trong năm 2024 có thể khiến cho lợi thế về ưu đãi thuế biến mất.
Theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022, IDC đạt 7.485 tỷ đồng tổng doanh thu (đóng góp chính bởi mảng kinh doanh hạ tầng, dịch vụ Khu công nghiệp 3.321,7 tỷ đồng, mảng kinh doanh điện 2.878 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế hơn 2.617,6 tỷ đồng, sau thuế 2.054,7 tỷ đồng, tăng đột biến so với kết quả 578 tỷ đồng năm 2021. Cổ tức tiền mặt 40%.
Kết quả lợi nhuận tăng mạnh so với 2021 do Tổng công ty thực hiện chuyển đổi hình thức hạch toán doanh thu, giá vốn phân bổ dần theo thời gian cho thuê sang hạch toán doanh thu, giá vốn một lần của dự án Khu công nghiệp Nhơn trạch 5, các hợp đồng cho thuê hạ tầng tại các Khu Công nghiệp Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng, Hựu Thạnh và Mỹ Xuân B1 đáp ứng điều kiện ghi nhận doanh thu một lần.
Tuy nhiên, con số trên báo cáo tự lập và kiểm toán có sự chênh lệch giảm mạnh, cụ thể doanh thu sau kiểm toán giảm gần 760 tỷ đồng tỷ đồng, lợi nhuận giảm hơn 541 tỷ đồng.
Nguyên nhân do đơn vị kiểm toán điều chỉnh doanh thu, giá vốn các hợp đồng ghi nhận doanh thu một lần (theo quy định tại Mục 1.6.12, Điều 79, Thông tư 200).
Có nghĩa rằng, phần doanh thu không đủ điều kiện sẽ phải ghi nhận phân bổ theo thời hạn cho thuê đất.
Đồng thời, đơn vị kiểm toán cũng xác định bổ sung phần lỗ trong công ty liên kết quản đầu tư vào Công ty Cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu (BVEC).
Theo IDC, năm 2022, do ảnh hưởng của cơn bão số 9, nhà máy Thuỷ điện Đak Mi 3 phải tập trung khắc phục sự cố, đầu tư bổ sung công trình phòng chống lũ và hoạt động sản xuất điện mới chỉ bắt đầu lại từ ngày 22/10/2022 dẫn đến doanh thu và lợi nhuận kinh doanh điện bị sụt giảm.
Song song đó, IDC phải trích lập dự phòng toàn bộ khoản đầu tư tài chính tại BVEC do dự án đầu tư mở rộng Quốc lộ 51 của BVEC phải dừng thu phí theo chỉ đạo của Cục đường bộ Việt Nam. BVEC chưa hoàn được vốn cho Nhà đầu tư và các khoản nợ phải trả Ngân hàng, các khoản lỗ đã vượt vốn chủ sở hữu của BVEC.
IDC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2.525 tỷ đồng
Trong năm IDC đã tiếp thị, thu hút đầu tư cho thuê lại đất 131,8 ha (đã ký hợp đồng với tổng diện tích 98,1 ha, ghi nhớ hợp đồng thuê đất 33,7ha). Theo đó, tại thời điểm cuối năm, tổng diện tích đất công nghiệp IDC đã cho thuê là 2.341ha, còn lại 751,3 ha với đơn giá cho thuê trung bình là 123 USD/m2.
Sang năm 2023, IDC dự kiến cho thuê đất khu công nghiệp 127,9ha, xây dựng nhà xưởng cho thuê 8.000m2, song song đó là kế hoạch đầu tư gần 3.068 tỷ đồng trong năm 2023.
Theo đó, HĐQT trình cổ đông kế hoạch doanh thu hơn 8.276,8 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.525 tỷ đồng.
So với năm 2022, chỉ tiêu kế hoạch trên tăng 10,6% về doanh thu và giảm nhẹ 4% về lợi nhuận; nhưng nếu so sánh với con số trên báo cáo tự lập thì mục tiêu năm 2023 giảm nhẹ 2% doanh thu và giảm đến 14% về lợi nhuận so với năm 2022.
Trên thực tế, việc thiếu vắng các dự án quy mô lớn đã khiến vốn đầu tư FDI mới trong 3 tháng đầu năm 2023 không còn duy trì được mức tăng mạnh như trong hai tháng đầu năm…
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư mới tuy không còn duy trì được mức tăng mạnh như trong 2 tháng đầu năm, song số dự án đầu tư mới tiếp tục tăng so với cùng kỳ và tăng mạnh so với 2 tháng đầu năm.
Điều đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam trong việc đưa ra các quyết định đầu tư mới. Nhưng đây cũng là dấu hiệu các tập đoàn lớn cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.
Theo ghi nhận của cơ quan quản lý, các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 1 triệu USD chiếm tới gần 70% số dự án mới, song tổng vốn đầu tư chỉ chiếm gần 2,2% tổng vốn đầu tư đăng ký mới trong 3 tháng.
Báo cáo mới đây của CTCK VNDIRECT cho rằng, các yếu tố hỗ trợ tích cực cho thị trường bất động sản khu công nghiệp đang mờ nhạt, tới từ các thách thức dần xuất hiện. Trước hết, là sự khan hiếm nguồn cung từ 2023 khi thủ tục phê duyệt bị trì hoãn tới từ những vướng mắc về thủ tục pháp lý. Song song đó, khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút vốn FDI đang dần suy yếu so với các quốc gia trong khu vực, đến từ gia tăng cạnh tranh từ Indonesia, Malaysia có môi trường kinh doanh, phát triển thuận lợi cho ngành xe điện và ngành công nghiệp bán dẫn, và thuế tối thiểu toàn cầu sẽ sớm được áp dụng trong năm 2024 có thể khiến cho lợi thế về ưu đãi thuế biến mất.
Hà Linh
Nhịp Sống Thị Trường