Lãi lớn, cổ tức “khủng”, vì sao cổ phiếu Mía đường Sơn La (SLS) vẫn giảm mạnh?
- Thứ tư - 08/11/2023 15:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau giai đoạn đi ngang vùng đỉnh lịch sử hơn 200.000 đồng, cổ phiếu SLS bất ngờ giảm mạnh từ giữa tháng 10 và có thời điểm đã xuống khoảng 145.000 đồng/cp.
Trên thị trường chứng khoán, những câu chuyện nghe có vẻ “ngược đời” không hề hiếm gặp. Điển hình như việc “doanh nghiệp lỗ nặng, cổ phiếu bốc đầu” hay “doanh nghiệp lãi lớn, cổ phiếu lại giảm mạnh” . Cổ phiếu SLS của CTCP Mía đường Sơn La thời gian gần đây là một trong những trường hợp như vậy.
Sau giai đoạn đi ngang vùng đỉnh lịch sử hơn 200.000 đồng, cổ phiếu này bất ngờ “trượt chân” giảm mạnh từ giữa tháng 10. Chỉ trong vòng khoảng 3 tuần, SLS đã rơi một mạch, có lúc xuống khoảng 145.000 đồng/cp, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4. Mặc dù đã hồi lại sau đó nhưng thị giá cổ phiếu này vẫn còn thấp hơn khoảng 21% so với đỉnh.
Đáng chú ý, cổ phiếu SLS bất ngờ giảm mạnh đúng vào thời điểm số liệu kinh doanh quý 1 niên độ niên độ 2023-24 (từ 1/7/2023 đến 30/09/2023) được hé lộ với mức tăng trưởng khá ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, doanh thu thuần đạt gần 431 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 119 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và 47% so với cùng kỳ năm trước. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 12.183 đồng.
Không chỉ lãi lớn, Mía đường Sơn La còn “chiều lòng” cổ đông khi chia cổ tức “khủng” với tỷ lệ 150% bằng tiền (01 cổ phiếu nhận 15.000 đồng) cho niên độ 2022-2023. Danh sách cổ đông đã được chốt ngày 24/10, thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 14/11 tới đây. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, cổ đông của Mía đường Sơn La đã đề nghị tăng tỷ lệ chia cổ tức niên độ 2022-2023 từ 100% lên 150%/vốn điều lệ và đã được Đại hội thông qua.
Điều gì khiến SLS “mất điểm” trước giới đầu tư?
Đầu tiên phải kể đến kết quả kinh doanh, mặc dù ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng doanh thu và lợi nhuận của Mía đường Sơn La đều đã sụt giảm so với quý trước. Điều này có thể khiến một số cổ đông tham vọng “phật lòng” khi doanh nghiệp bị ngắt chuỗi tăng trưởng lợi nhuận quý sau cao hơn quý trước kéo dài từ quý 1 niên độ 2021-22.
Cần phải nhấn mạnh rằng, quý 4 niên độ 2022-23 là giai đoạn bùng nổ về kết quả kinh doanh của Mía đường Sơn La. Doanh nghiệp này lập kỷ lục cả về doanh thu và lợi nhuận với mức tăng trưởng bằng lần so với cùng kỳ. Do đó, việc tiếp tục phá kỷ lục trong quý vừa qua là điều không hề đơn giản. Thực tế, trên sàn chứng khoán cũng rất hiếm có doanh nghiệp duy trì được kết quả kinh doanh tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước trong thời gian dài.
Một điểm nữa trong bức tranh tài chính quý 1 niên độ 2023-24 của Mía đường Sơn La khiến giới đầu tư “lăn tăn” là vấn đề tồn kho. Thời điểm 30/9, giá trị tồn kho của doanh nghiệp này chỉ còn khoảng 76 tỷ đồng, giảm gần 250 tỷ sau một quý. Đây là mức tồn kho thấp nhất của doanh nghiệp mía đường này trong nhiều năm trở lại đây.
Tồn kho ở mức thấp kỷ lục khiến giới đầu tư lo ngại Mía đường Sơn La không có hàng để bán trong quý tới, qua đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Giá đường neo cao khiến doanh nghiệp gặp rủi ro trong việc nhập hàng bên ngoài để bán nếu giá loại hàng hoá này đảo chiều. Ngoài ra, nguồn cung hạn chế do thời tiết có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhập hàng của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Mía đường Sơn La còn phát sinh nhiều khoản phải thu với các công ty liên quan đến lãnh đạo và người nhà như Đường Kon Tum (KTS), Nam Phương Hà Tiên, Kim Hà Việt, Mía đường Tuy Hoà, Mía đường Trà Vinh,… Mặc dù số dư cuối kỳ không quá lớn nhưng khoản mục này cũng ít nhiều khiến cổ đông phải lưu tâm.
Trên thực tế, dù được đánh giá có hưởng lợi từ xu hướng của giá đường nhưng ngành mía đường của Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với không ít thách thức. Nhận định về niên độ 2023-24, Ban lãnh đạo Mía đường Sơn La cũng đã dự báo trước những khó khăn do thị trường, giá cả nguyên vật liệu, tác động của biến đổi khí hậu làm sụt giảm sản lượng mía.
Hiện tượng El-Nino diễn ra khá nghiêm trọng khiến tình trạng khô hạn, nắng nóng của tỉnh Sơn La và các tỉnh Tây Bắc khá gay gắt. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến vùng nguyên liệu mía, nhiều diện tích bị chết hoặc ảnh hưởng do khô hạn nên nguy cơ năng suất, sản lượng vụ tới có khả năng giảm sâu.
Thêm nữa, giá cả vật tư nông nghiệp vẫn ở mức cao làm giảm thu nhập của người trồng mía, vùng nguyên liệu của Mía đường Sơn La ngày càng bị cạnh tranh khốc liệt với các loại cây trồng khác,… Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trong các quý tới qua đó làm giảm kỳ vọng của nhà đầu tư.
Về kế hoạch kinh doanh cụ thể cho niên độ 2023-2024 (1/7/2023 đến 30/6/2024), Mía đường Sơn La đặt mục tiêu đầy thận trọng với tổng doanh thu xấp xỉ 1.046 tỷ đồng, giảm hơn 39% so với thực hiện niên độ trước. Lợi nhuận sau thuế dự kiến ở mức 137 tỷ đồng, giảm đến gần 74% so với thực hiện niên độ 2022-2023. Doanh nghiệp dự kiến chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 50% cho niên độ 2023-24, con số khá khiêm tốn so với những năm gần đây.
Sau giai đoạn đi ngang vùng đỉnh lịch sử hơn 200.000 đồng, cổ phiếu này bất ngờ “trượt chân” giảm mạnh từ giữa tháng 10. Chỉ trong vòng khoảng 3 tuần, SLS đã rơi một mạch, có lúc xuống khoảng 145.000 đồng/cp, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4. Mặc dù đã hồi lại sau đó nhưng thị giá cổ phiếu này vẫn còn thấp hơn khoảng 21% so với đỉnh.
Đáng chú ý, cổ phiếu SLS bất ngờ giảm mạnh đúng vào thời điểm số liệu kinh doanh quý 1 niên độ niên độ 2023-24 (từ 1/7/2023 đến 30/09/2023) được hé lộ với mức tăng trưởng khá ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, doanh thu thuần đạt gần 431 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 119 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và 47% so với cùng kỳ năm trước. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 12.183 đồng.
Không chỉ lãi lớn, Mía đường Sơn La còn “chiều lòng” cổ đông khi chia cổ tức “khủng” với tỷ lệ 150% bằng tiền (01 cổ phiếu nhận 15.000 đồng) cho niên độ 2022-2023. Danh sách cổ đông đã được chốt ngày 24/10, thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 14/11 tới đây. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, cổ đông của Mía đường Sơn La đã đề nghị tăng tỷ lệ chia cổ tức niên độ 2022-2023 từ 100% lên 150%/vốn điều lệ và đã được Đại hội thông qua.
Điều gì khiến SLS “mất điểm” trước giới đầu tư?
Đầu tiên phải kể đến kết quả kinh doanh, mặc dù ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng doanh thu và lợi nhuận của Mía đường Sơn La đều đã sụt giảm so với quý trước. Điều này có thể khiến một số cổ đông tham vọng “phật lòng” khi doanh nghiệp bị ngắt chuỗi tăng trưởng lợi nhuận quý sau cao hơn quý trước kéo dài từ quý 1 niên độ 2021-22.
Cần phải nhấn mạnh rằng, quý 4 niên độ 2022-23 là giai đoạn bùng nổ về kết quả kinh doanh của Mía đường Sơn La. Doanh nghiệp này lập kỷ lục cả về doanh thu và lợi nhuận với mức tăng trưởng bằng lần so với cùng kỳ. Do đó, việc tiếp tục phá kỷ lục trong quý vừa qua là điều không hề đơn giản. Thực tế, trên sàn chứng khoán cũng rất hiếm có doanh nghiệp duy trì được kết quả kinh doanh tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước trong thời gian dài.
Một điểm nữa trong bức tranh tài chính quý 1 niên độ 2023-24 của Mía đường Sơn La khiến giới đầu tư “lăn tăn” là vấn đề tồn kho. Thời điểm 30/9, giá trị tồn kho của doanh nghiệp này chỉ còn khoảng 76 tỷ đồng, giảm gần 250 tỷ sau một quý. Đây là mức tồn kho thấp nhất của doanh nghiệp mía đường này trong nhiều năm trở lại đây.
Tồn kho ở mức thấp kỷ lục khiến giới đầu tư lo ngại Mía đường Sơn La không có hàng để bán trong quý tới, qua đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Giá đường neo cao khiến doanh nghiệp gặp rủi ro trong việc nhập hàng bên ngoài để bán nếu giá loại hàng hoá này đảo chiều. Ngoài ra, nguồn cung hạn chế do thời tiết có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhập hàng của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Mía đường Sơn La còn phát sinh nhiều khoản phải thu với các công ty liên quan đến lãnh đạo và người nhà như Đường Kon Tum (KTS), Nam Phương Hà Tiên, Kim Hà Việt, Mía đường Tuy Hoà, Mía đường Trà Vinh,… Mặc dù số dư cuối kỳ không quá lớn nhưng khoản mục này cũng ít nhiều khiến cổ đông phải lưu tâm.
Trên thực tế, dù được đánh giá có hưởng lợi từ xu hướng của giá đường nhưng ngành mía đường của Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với không ít thách thức. Nhận định về niên độ 2023-24, Ban lãnh đạo Mía đường Sơn La cũng đã dự báo trước những khó khăn do thị trường, giá cả nguyên vật liệu, tác động của biến đổi khí hậu làm sụt giảm sản lượng mía.
Hiện tượng El-Nino diễn ra khá nghiêm trọng khiến tình trạng khô hạn, nắng nóng của tỉnh Sơn La và các tỉnh Tây Bắc khá gay gắt. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến vùng nguyên liệu mía, nhiều diện tích bị chết hoặc ảnh hưởng do khô hạn nên nguy cơ năng suất, sản lượng vụ tới có khả năng giảm sâu.
Thêm nữa, giá cả vật tư nông nghiệp vẫn ở mức cao làm giảm thu nhập của người trồng mía, vùng nguyên liệu của Mía đường Sơn La ngày càng bị cạnh tranh khốc liệt với các loại cây trồng khác,… Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trong các quý tới qua đó làm giảm kỳ vọng của nhà đầu tư.
Về kế hoạch kinh doanh cụ thể cho niên độ 2023-2024 (1/7/2023 đến 30/6/2024), Mía đường Sơn La đặt mục tiêu đầy thận trọng với tổng doanh thu xấp xỉ 1.046 tỷ đồng, giảm hơn 39% so với thực hiện niên độ trước. Lợi nhuận sau thuế dự kiến ở mức 137 tỷ đồng, giảm đến gần 74% so với thực hiện niên độ 2022-2023. Doanh nghiệp dự kiến chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 50% cho niên độ 2023-24, con số khá khiêm tốn so với những năm gần đây.
Hà Linh
Nhịp Sống Thị Trường
Nhịp Sống Thị Trường