Nhà đầu tư chứng khoán 'ngóng' cú hích chính sách tuần tới
- Thứ hai - 22/05/2023 09:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tuần giao dịch tới (22-26/5), trong bối cảnh mặt bằng lãi suất trong nước dần hạ nhiệt, dòng tiền trên thị trường chứng khoán được kỳ vọng tiếp tục cải thiện. Giới đầu tư đang chờ thông tin hỗ trợ từ chính sách trong nước, đặc biệt là giảm 2% thuế VAT.
Dòng tiền bắt đầu quay lại
Tuần qua, thị trường chứng khoán trong nước diễn biến giằng co, VN-Index dao động trong vùng 1.058 - 1.077 điểm và chốt tuần tại tại mức 1.067 điểm (gần như không đổi so với cuối tuần trước đó.
Các thông tin đáng chú ý trong tuần bao gồm: VinFast công bố thỏa thuận sáp nhập với Black Spade với giá trị doanh nghiệp sau sáp nhập là khoảng 27 tỷ USD và tiếp tục kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ; Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII.
Các thông tin trên đã hỗ trợ tích cực cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VHM.. hay nhóm cổ phiếu năng lượng, dầu khí. Trong đó nổi bật trong tuần là nhóm cổ phiếu dầu khí với nhiều mã tăng giá tốt vượt các vùng đỉnh cũ với thanh khoản tăng mạnh đột biến như PVB (+16,08%), PVS (+7,60%), PGD (+7,21%), PVC (+ 6,71%).
Nhóm phân tích của Chứng khoán VNDirect nhận định, điểm tích cực của thị trường tuần qua là thanh khoản tiếp tục cải thiện so với trước đó. Theo quan sát, dòng tiền trong nước đã bắt đầu quay trở lại thị trường trong bối cảnh mặt bằng lãi suất trong nước dần hạ nhiệt. Dòng tiền đã có sự cải thiện, tuy nhiên để thị trường có thể bứt phá qua vùng kháng cự mạnh 1.080 - 1.100 điểm thì cần thêm những thông tin hỗ trợ từ chính sách trong nước.
"Cụ thể, nhà đầu tư đang rất chờ đợi thêm một đợt giảm lãi suất điều hành nữa của Ngân hàng Nhà nước cũng như chính sách giảm thuế VAT 2% nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân. Những chính sách này nếu được thông qua trong thời gian tới có thể là cú hích để chỉ số VN-Index thiết lập lại xu hướng tăng điểm và hướng đến các cột mốc cao hơn trong giai đoạn tới", chuyên gia từ VNDirect phân tích.
Về nhận định xu hướng thị trường tuần tới, quan điểm của VNDirect không có nhiều thay đổi so với tuần trước. Cụ thể, nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số VN-Index kiểm định lại vùng quanh 1.050 - 1.055 điểm, ưu tiên những nhóm ngành có thông tin hỗ trợ và đang có sức mạnh giá trội hơn so với mặt bằng chung như ngân hàng, chứng khoán, đầu tư công (xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng) và năng lượng (điện, dầu khí).
Ngược lại, kháng cự mạnh của VN-Index là vùng 1.080 - 1.100 điểm. Nhà đầu tư lưu ý không nên mua đuổi giá cao nếu chỉ số VN-Index tiến sát đến vùng kháng cự kể trên.
Nhóm phân tích của Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho rằng, thị trường trong ngắn hạn đã hình thành sóng tăng và mở ra các cơ hội lướt sóng, nhà đầu tư theo trường phái ngắn hạn nên tận dụng các phiên điều chỉnh của thị trường để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Trong dài hạn thị trường lại ở trạng thái vận động trong kênh tích lũy rộng để chuẩn bị cho một chu kỳ tăng mới.
Nhiều doanh nghiệp "mạnh tay" trả cổ tức tiền mặt
Tuần tới, thị trường ghi nhận khoảng 40 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức. Nhiều trong số này chia cổ tức tiền mặt cao.
Ngày 26/5, CTCP Dệt may Hòa Thọ (mã HTG) chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền và bằng cổ phiếu năm 2022 tỷ lệ tổng tỷ lệ 60% (bao gồm 40% bằng tiền và 20% bằng cổ phiếu). Đây cũng là mức chi trả cao nhất của doanh nghiệp từ trước đến nay. Ngày thanh toán cổ tức bằng tiền là 15/6/2023.
CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi (mã APF) sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức đợt 2/2022 bằng tiền. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 25/5. Tỷ lệ cổ tức là 30%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng.
Tổng CTCP May Việt Tiến (mã VGG) cho biết, ngày 23/5 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 25%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 2.500 đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5, thời gian thanh toán cổ tức dự kiến ngày 26/6/2023. Đây là mức chia cổ tức cao gấp hơn 2 lần năm 2021 (là 12% bằng tiền mặt).
Ngày 25/5, CTCP Phú Tài (mã PTB) chốt danh sách cổ đông chia cổ tức đợt 2/2022, bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%.
Tuần qua, thị trường chứng khoán trong nước diễn biến giằng co, VN-Index dao động trong vùng 1.058 - 1.077 điểm và chốt tuần tại tại mức 1.067 điểm (gần như không đổi so với cuối tuần trước đó.
Các thông tin đáng chú ý trong tuần bao gồm: VinFast công bố thỏa thuận sáp nhập với Black Spade với giá trị doanh nghiệp sau sáp nhập là khoảng 27 tỷ USD và tiếp tục kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ; Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII.
Các thông tin trên đã hỗ trợ tích cực cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VHM.. hay nhóm cổ phiếu năng lượng, dầu khí. Trong đó nổi bật trong tuần là nhóm cổ phiếu dầu khí với nhiều mã tăng giá tốt vượt các vùng đỉnh cũ với thanh khoản tăng mạnh đột biến như PVB (+16,08%), PVS (+7,60%), PGD (+7,21%), PVC (+ 6,71%).
Nhóm phân tích của Chứng khoán VNDirect nhận định, điểm tích cực của thị trường tuần qua là thanh khoản tiếp tục cải thiện so với trước đó. Theo quan sát, dòng tiền trong nước đã bắt đầu quay trở lại thị trường trong bối cảnh mặt bằng lãi suất trong nước dần hạ nhiệt. Dòng tiền đã có sự cải thiện, tuy nhiên để thị trường có thể bứt phá qua vùng kháng cự mạnh 1.080 - 1.100 điểm thì cần thêm những thông tin hỗ trợ từ chính sách trong nước.
"Cụ thể, nhà đầu tư đang rất chờ đợi thêm một đợt giảm lãi suất điều hành nữa của Ngân hàng Nhà nước cũng như chính sách giảm thuế VAT 2% nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân. Những chính sách này nếu được thông qua trong thời gian tới có thể là cú hích để chỉ số VN-Index thiết lập lại xu hướng tăng điểm và hướng đến các cột mốc cao hơn trong giai đoạn tới", chuyên gia từ VNDirect phân tích.
Về nhận định xu hướng thị trường tuần tới, quan điểm của VNDirect không có nhiều thay đổi so với tuần trước. Cụ thể, nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số VN-Index kiểm định lại vùng quanh 1.050 - 1.055 điểm, ưu tiên những nhóm ngành có thông tin hỗ trợ và đang có sức mạnh giá trội hơn so với mặt bằng chung như ngân hàng, chứng khoán, đầu tư công (xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng) và năng lượng (điện, dầu khí).
Ngược lại, kháng cự mạnh của VN-Index là vùng 1.080 - 1.100 điểm. Nhà đầu tư lưu ý không nên mua đuổi giá cao nếu chỉ số VN-Index tiến sát đến vùng kháng cự kể trên.
Nhóm phân tích của Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho rằng, thị trường trong ngắn hạn đã hình thành sóng tăng và mở ra các cơ hội lướt sóng, nhà đầu tư theo trường phái ngắn hạn nên tận dụng các phiên điều chỉnh của thị trường để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Trong dài hạn thị trường lại ở trạng thái vận động trong kênh tích lũy rộng để chuẩn bị cho một chu kỳ tăng mới.
Nhiều doanh nghiệp "mạnh tay" trả cổ tức tiền mặt
Tuần tới, thị trường ghi nhận khoảng 40 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức. Nhiều trong số này chia cổ tức tiền mặt cao.
Ngày 26/5, CTCP Dệt may Hòa Thọ (mã HTG) chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền và bằng cổ phiếu năm 2022 tỷ lệ tổng tỷ lệ 60% (bao gồm 40% bằng tiền và 20% bằng cổ phiếu). Đây cũng là mức chi trả cao nhất của doanh nghiệp từ trước đến nay. Ngày thanh toán cổ tức bằng tiền là 15/6/2023.
CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi (mã APF) sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức đợt 2/2022 bằng tiền. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 25/5. Tỷ lệ cổ tức là 30%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng.
Tổng CTCP May Việt Tiến (mã VGG) cho biết, ngày 23/5 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 25%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 2.500 đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5, thời gian thanh toán cổ tức dự kiến ngày 26/6/2023. Đây là mức chia cổ tức cao gấp hơn 2 lần năm 2021 (là 12% bằng tiền mặt).
Ngày 25/5, CTCP Phú Tài (mã PTB) chốt danh sách cổ đông chia cổ tức đợt 2/2022, bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%.
Theo Việt Linh
Tiền Phong
Tiền Phong