Nhà đầu tư trong nước "đổ xô" mở mới gần 190.000 tài khoản chứng khoán trong tháng 8, cao nhất trong hơn 1 năm
- Thứ hai - 11/09/2023 22:02
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tính đến cuối tháng 8, tổng số tài khoản nhà đầu tư trong nước vượt mốc 7,6 triệu tài khoản, tương đương khoảng gần 8% dân số.
Theo công bố mới nhất từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), nhà đầu tư trong nước đã mở mới 188.298 tài khoản trong tháng 8/2023. Con số này tăng gần 38.000, tương ứng 25% so với lượng tài khoản mở mới trong tháng 7 liền trước và là mức cao nhất trong vòng hơn một năm kể từ tháng 7/2022.
Trong tháng 8, nhà đầu tư cá nhân vẫn là lực lượng nòng cốt khi mở mới 188.165 tài khoản và các tổ chức mở mới 133 tài khoản. Tính đến cuối tháng 8, tổng số tài khoản nhà đầu tư trong nước vượt mốc 7,6 triệu tài khoản, tương đương khoảng gần 8% dân số.
Số lượng tài khoản mở mới tăng mạnh, thanh khoản thị trường cũng cải thiện đáng kể trong tháng 8 vừa qua. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên HoSE vượt ngưỡng 22.000 tỷ đồng/phiên, tăng hơn 10% so với tháng trước và là mức cao nhất trong hơn một năm kể từ tháng 4/2022.
Giao dịch sôi động hơn phần nào đến từ việc một lượng nhà đầu tư quay trở lại thị trường sau một thời gian “nghỉ chơi” hoặc margin được kích hoạt sau khi lãi suất có xu hướng quay đầu giảm. Sau 4 lần điều chỉnh liên tiếp, lãi suất điều hành hiện tại đã gần chạm mức thấp nhất của năm 2020.
Thực tế, lãi suất huy động giảm đã giúp TTCK dần trở nên hấp dẫn hơn so với thời điểm đầu năm 2023. Lãi suất giảm kỳ vọng sẽ dần có tác động tích cực tới thu nhập thị trường trong thời gian tới cũng như giảm chi phí cơ hội khi đầu tư chứng khoán. Theo đánh giá của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, khoản tiền gửi trị giá khoảng 496.000 tỷ đồng sắp đáo hạn trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 12/2023 có khả năng sẽ dẫn đến dòng vốn chảy vào cổ phiếu nhiều hơn trong nửa cuối năm 2023.
Tuy nhiên, Yuanta không cho rằng tất cả các khoản tiền gửi đáo hạn sẽ chuyển hướng sang thị trường chứng khoán. Nhóm phân tích giả định rằng 10% số tiền gửi trên sẽ chảy vào thị trường, tương đương khoảng 49.000 tỷ đồng (giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán trong khoảng 2 ngày).
Chung quan điểm, ông Petri Deryng, nhà quản lý Pyn Elite Fund trong một nhận định gần đây cho biết các khoản tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng cuối năm 2022 sẽ đáo hạn vào cuối mùa thu năm 2023, do vậy, quỹ Pyn Elite kỳ vọng dòng tiền sẽ được tái phân bổ cho các khoản đầu tư khác, điển hình như cổ phiếu.
“ Chúng tôi tin rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc nhờ hàng loạt chính sách đã được ban hành, năm 2024 tới lại là một năm tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế. Dòng tiền nội sẽ quay trở lại với kênh đầu tư cổ phiếu và thị trường chứng khoán sẽ tiếp đà phục hồi trong quý 3 này ”, người đứng đầu quỹ đến từ Phần Lan nhận định.
Dòng tiền nội có dấu hiệu trở lại tuy nhiên khối ngoại vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng dù cường độ đã có phần bớt dồn dập hơn. Trong tháng 8, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 3.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, nối dài mạch bán ròng 5 tháng liên tiếp.
Trong tháng 8 vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới 337 tài khoản, tăng tốt so với con số 212 tài khoản của tháng trước đó, đưa tổng số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài lên mức 44.431 tài khoản.
Trong tháng 8, nhà đầu tư cá nhân vẫn là lực lượng nòng cốt khi mở mới 188.165 tài khoản và các tổ chức mở mới 133 tài khoản. Tính đến cuối tháng 8, tổng số tài khoản nhà đầu tư trong nước vượt mốc 7,6 triệu tài khoản, tương đương khoảng gần 8% dân số.
Số lượng tài khoản mở mới tăng mạnh, thanh khoản thị trường cũng cải thiện đáng kể trong tháng 8 vừa qua. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên HoSE vượt ngưỡng 22.000 tỷ đồng/phiên, tăng hơn 10% so với tháng trước và là mức cao nhất trong hơn một năm kể từ tháng 4/2022.
Giao dịch sôi động hơn phần nào đến từ việc một lượng nhà đầu tư quay trở lại thị trường sau một thời gian “nghỉ chơi” hoặc margin được kích hoạt sau khi lãi suất có xu hướng quay đầu giảm. Sau 4 lần điều chỉnh liên tiếp, lãi suất điều hành hiện tại đã gần chạm mức thấp nhất của năm 2020.
Thực tế, lãi suất huy động giảm đã giúp TTCK dần trở nên hấp dẫn hơn so với thời điểm đầu năm 2023. Lãi suất giảm kỳ vọng sẽ dần có tác động tích cực tới thu nhập thị trường trong thời gian tới cũng như giảm chi phí cơ hội khi đầu tư chứng khoán. Theo đánh giá của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, khoản tiền gửi trị giá khoảng 496.000 tỷ đồng sắp đáo hạn trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 12/2023 có khả năng sẽ dẫn đến dòng vốn chảy vào cổ phiếu nhiều hơn trong nửa cuối năm 2023.
Tuy nhiên, Yuanta không cho rằng tất cả các khoản tiền gửi đáo hạn sẽ chuyển hướng sang thị trường chứng khoán. Nhóm phân tích giả định rằng 10% số tiền gửi trên sẽ chảy vào thị trường, tương đương khoảng 49.000 tỷ đồng (giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán trong khoảng 2 ngày).
Chung quan điểm, ông Petri Deryng, nhà quản lý Pyn Elite Fund trong một nhận định gần đây cho biết các khoản tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng cuối năm 2022 sẽ đáo hạn vào cuối mùa thu năm 2023, do vậy, quỹ Pyn Elite kỳ vọng dòng tiền sẽ được tái phân bổ cho các khoản đầu tư khác, điển hình như cổ phiếu.
“ Chúng tôi tin rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc nhờ hàng loạt chính sách đã được ban hành, năm 2024 tới lại là một năm tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế. Dòng tiền nội sẽ quay trở lại với kênh đầu tư cổ phiếu và thị trường chứng khoán sẽ tiếp đà phục hồi trong quý 3 này ”, người đứng đầu quỹ đến từ Phần Lan nhận định.
Dòng tiền nội có dấu hiệu trở lại tuy nhiên khối ngoại vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng dù cường độ đã có phần bớt dồn dập hơn. Trong tháng 8, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 3.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, nối dài mạch bán ròng 5 tháng liên tiếp.
Trong tháng 8 vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới 337 tài khoản, tăng tốt so với con số 212 tài khoản của tháng trước đó, đưa tổng số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài lên mức 44.431 tài khoản.
Phương Linh
Nhịp Sống Thị Trường
Nhịp Sống Thị Trường