Những viên gạch đầu tiên của chứng khoán Việt Nam
- Chủ nhật - 19/07/2020 23:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khi ra đời tại Việt Nam, chứng khoán vẫn là một phạm trù xa lạ nên nó cùng những người đặt nền móng đầu tiên chịu nhiều ngờ vực.
Khi ra đời tại Việt Nam, chứng khoán vẫn là một phạm trù xa lạ nên nó cùng những người đặt nền móng đầu tiên chịu nhiều ngờ vực.
20/7/2000 - Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP HCM (tiền thân của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM hiện nay) khai trương, đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán - một trong những kênh huy động vốn quan trọng nhất thị trường. Nhưng trước đó gần chục năm, những người đầu tiên đặt nền móng cho nó đã vấp phải những bài "kiểm tra" khó nhằn.
‘Tại sao một nước Xã hội Chủ nghĩa lại cần thị trường chứng khoán?’
Những năm đầu thập niên 90, làm cách nào để Việt Nam huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển khi nguồn vốn vay nước ngoài rất hạn chế, vốn trong dân cư có nhưng phân tán là đề bài với những nhà chính sách.
Một buổi chiều đầu năm 1991, bốn người giữ "túi tiền" của nền kinh tế là ông Đậu Ngọc Xuân - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác & Đầu tư, ông Đỗ Quốc Sam – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, ông Hồ Tế - Bộ trưởng Tài chính và ông Lê Văn Châu - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đến gặp ông Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trình bày về một ý tưởng được xem là vô cùng táo bạo khi ấy: Thành lập thị trường chứng khoán.
Nói là "táo bạo" bởi chính ông Châu trong cuốn hồi ức của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước gần 10 năm sau đó cũng thừa nhận, "chứng khoán" khi ấy là một khái niệm quá mơ hồ, không chỉ với những nhà kinh tế, chuyên gia, mà ngay cả với ông - người đề xuất thành lập thị trường. Khái niệm này cũng vấp phải một loạt các ý kiến, từ cảnh báo cho tới lo ngại vì nó gắn liền với hai chữ "Tư bản".
Nhiều người đặt câu hỏi thị trường chứng khoán mang yếu tố "Tư bản Chủ nghĩa", nếu phát triển liệu Việt Nam có thể quản lý được không và việc phát triển nó có mâu thuẫn với con đường "Xã hội Chủ nghĩa" mà Việt Nam đang theo.
Trong cuộc họp đầu tiên khi Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị về ý tưởng này, ông Phạm Văn Đồng, khi ấy là cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng, bảo ông Châu: "Đồng chí hãy nói cho các đồng chí trong Bộ Chính trị nghe tại sao chúng ta là nước Xã hội Chủ nghĩa lại phải xây dựng thị trường chứng khoán?". Sau đó, Tổng Bí thư Đỗ Mười hỏi tiếp: "Tính chất giai cấp của thị trường chứng khoán là gì?".
Nghe vậy, ông Châu hiểu ngay "ẩn ý" của các lãnh đạo, không phải họ không biết mà muốn nghe câu trả lời từ người trực tiếp tham gia xây dựng thị trường chứng khoán.
Trả lời "bài thi", ông Châu nói rành rọt, thị trường chứng khoán là sản phẩm của loài người, bất kỳ chế độ xã hội nào biết vận dụng nhằm mục đích phát triển kinh tế thì nó sẽ đưa lại lợi ích đúng theo mục tiêu của chế độ xã hội từng quốc gia đó. "Việt Nam là nước Xã hội Chủ nghĩa, ta hoàn toàn có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để xây dựng thị trường chứng khoán theo mô hình kinh tế thị trường có định hướng Xã hội Chủ nghĩa", ông Châu khẳng định.
Câu trả lời của ông Châu khi đó đã thuyết phục được Bộ Chính trị và sau đó một thời gian, Việt Nam chính thức tuyên bố với thế giới về việc lập Uỷ ban chứng khoán.
Nhưng thách thức không chỉ có một, những người đặt nền móng cho thị trường còn đối mặt với lo ngại về "thất bại", sự hoài nghi từ chính những người đồng nghiệp.
Một số ý kiến phản đối cho rằng các điều kiện kinh tế vĩ mô, về tăng trưởng kinh tế, về hệ thống tài chính ngân hàng, về tiến trình cổ phần hóa, về các chính sách khuyến khích lúc đó chưa chín muồi, nếu "cố đấm ăn xôi", Việt Nam không tránh khỏi thất bại. Và lúc đó, không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn là uy tín trên thị trường quốc tế.
Bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, người trong nhóm nghiên cứu Đề án xây dựng thị trường chứng khoán khi ấy vẫn nhớ mãi câu nói đùa của một đồng nghiệp trong buổi họp đầu tiên của nhóm: "Không biết nhóm này là nhóm làm giàu đất nước hay lại là nhóm làm nghèo đất nước đây".
Chỉ là câu nói vui, nhưng khi đó, các thành viên trong nhóm nghiên cứu không khỏi giật mình. Mang trên mình nhiệm vụ đặt những viên gạch đầu tiên để xây nền móng cho thị trường chứng khoán, bà Hương trong cuốn hồi ức hơn 20 năm nói rằng "đó là một gánh nặng trách nhiệm rất lớn". Bởi một câu hỏi: "Họ sẽ phát triển chứng khoán Việt Nam theo mô hình nào?"
Một thị trường theo ‘cách Việt Nam’
Những lo lắng này cũng được chính ông Lê Văn Châu nhắc đến nhiều năm sau đó, bởi khái niệm về thị trường chứng khoán, về cổ phần, cổ phiếu, về nhà đầu tư... dường như còn quá mới mẻ, và có rất ít người biết đến, kể cả những người trong cuộc cũng chỉ mới hiểu một cách rất lờ mờ. Học tập nhiều mô hình nhưng chọn cái nào cho Việt Nam là điều không đơn giản.
"Có người nói Việt Nam đang áp dụng theo mô hình của Trung Quốc, nhưng thực tế lại không hẳn vậy", ông Châu nói. Thị trường chứng khoán của Việt Nam được thiết kế không theo mô hình cụ thể nào, càng không theo mô hình của Mỹ, Pháp hay Trung Quốc. Nếu ví thị trường chứng khoán là một con voi và những người nghiên cứu là những người sờ voi, thực sự một con voi hoàn chỉnh như thế nào thì chưa ai biết được một cách đầy đủ, chính xác và với thị trường chứng khoán lúc đó cũng thế.
Nhóm nghiên cứu thuộc Ngân hàng Nhà nước đã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tổ chức thị trường chứng khoán ở nhiều nước từ Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc, cho tới Thái Lan và tất cả các nước thuộc khu vực châu Á, ASEAN. Điều để lại ấn tượng nhất với bà Hương là sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán Thái Lan đầu những năm 90, là sự náo loạn của thị trường chứng khoán Thâm Quyến (Trung Quốc) cuối những năm 90...
"Các đồng nghiệp Thái Lan đã cho chúng tôi biết rằng một thị trường có bề dày về lịch sử cũng không tránh khỏi trồi sụt, lúc lên, lúc xuống. Một thị trường hiện đại như thế mà còn có lúc phải đóng cửa một thời gian dài huống hồ là mới manh nha như Việt Nam. Quả thực, không riêng tôi mà tâm lý chung của nhóm nghiên cứu lúc đó rất lo lắng", bà Hương chia sẻ.
Thách thức này cũng là lý do nhóm nghiên cứu đề xuất thành lập Ủy ban chứng khoán Nhà nước, một tổ chức chuyên trách được xây dựng với mục tiêu "lo hết những câu chuyện về thị trường". Nhưng ai sẽ là người đứng đầu, đơn vị nào sẽ quản lý. Chính vì quá mới mẻ, chứng khoán trở thành một quả bóng mà không ai muốn nhận về.
Bởi tính chất liên ngành và để xứng tầm với vị thế của Ủy ban chứng khoán lúc đó, có ý kiến nói nên để một Phó thủ tướng kiêm nhiệm. Phương án tiếp theo là đề nghị Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng Bộ Tài chính giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhưng cuối cùng thì cũng không ai đứng ra nhận chức vụ này.
Lúc đó, ông Châu được lãnh đạo Bộ Chính trị đề nghị nhận nhiệm vụ. Ông không từ chối, nhưng có một điều kiện là phải để tên của đơn vị này là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thay vì là Ủy ban Chứng khoán Việt Nam để tương xứng với vị thế và để mọi người "dễ dàng nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ đối với tổ chức này".
Quyết định của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi đó để lại nhiều hoài nghi, hơn là những lời chúc mừng, ngay cả với những người thân thiết. Nhiều bạn bè khuyên ông Châu, nếu muốn đóng góp cho đất nước thì có nhiều cách, vẫn ngồi vị trí cũ (Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước) cũng có thể cống hiến, không nhất thiết phải chui vào bụi rậm (thị trường chứng khoán) để rồi hoàn toàn có thể thất bại.
Còn ông Châu thì tin, có thể thời gian đầu thị trường chứng khoán chưa đạt được những kết quả to lớn, nhưng chí ít cũng đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế thị trường. Ông cho rằng, nền kinh tế thị trường mà không có thị trường chứng khoán thì không thể gọi là kinh tế thị trường.
Những ngày đầu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã được thành lập do ông Lê Văn Châu làm Chủ tịch, ông Nguyễn Đức Quang, ông Trần Xuân Hà giữ chức Phó chủ tịch. Các ủy viên kiêm nhiệm đại diện cho các Bộ là bà Lê Thị Băng Tâm - Thứ trưởng Tài chính, ông Lê Đức Thúy và sau này là bà Dương Thu Hương là đại diện Ngân hàng Nhà nước, Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Lại Quang Trực, ông Nguyễn Ngọc Hiến, ông Hà Hùng Cường và ông Hoàng Thế Liên là đại diện Bộ Tư Pháp.
Nhìn lại 20 năm sau phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên (28/7/2000), Chủ tịch Dragon Capital Dominic Scriven, một trong những nhà đầu tư ngoại đầu tiên, đánh giá thành công của chứng khoán Việt Nam là "đã đi từ số 0 đến số 1". So với các thị trường hàng trăm năm tuổi khác, với Việt Nam, riêng việc cho ra đời thị trường chứng khoán theo ông, là tạo ra một khái niệm một "sức sống" quan trọng.
Những người tạo sức sống ấy giờ đã ở độ tuổi "xưa nay hiếm", không còn làm quản lý hoặc thậm chí một số không còn liên quan đến thị trường. Tuy nhiên, nếu không có sự quyết tâm của họ, "chứng khoán" có thể sẽ vẫn là một phạm trù "chưa từng có" ở Việt Nam chứ không phải là một thị trường với quy mô hơn 175 tỷ USD như hiện nay.
20/7/2000 - Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP HCM (tiền thân của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM hiện nay) khai trương, đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán - một trong những kênh huy động vốn quan trọng nhất thị trường. Nhưng trước đó gần chục năm, những người đầu tiên đặt nền móng cho nó đã vấp phải những bài "kiểm tra" khó nhằn.
Những người đặt nền móng đầu tiên cho thị trường chứng khoán tại ngày khai trương Sở giao dịch chứng khoán TP HCM 20 năm trước. Ông Lê Văn Châu đeo cà vạt nâu, ngồi giữa. Ảnh: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
‘Tại sao một nước Xã hội Chủ nghĩa lại cần thị trường chứng khoán?’
Những năm đầu thập niên 90, làm cách nào để Việt Nam huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển khi nguồn vốn vay nước ngoài rất hạn chế, vốn trong dân cư có nhưng phân tán là đề bài với những nhà chính sách.
Một buổi chiều đầu năm 1991, bốn người giữ "túi tiền" của nền kinh tế là ông Đậu Ngọc Xuân - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác & Đầu tư, ông Đỗ Quốc Sam – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, ông Hồ Tế - Bộ trưởng Tài chính và ông Lê Văn Châu - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đến gặp ông Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trình bày về một ý tưởng được xem là vô cùng táo bạo khi ấy: Thành lập thị trường chứng khoán.
Nói là "táo bạo" bởi chính ông Châu trong cuốn hồi ức của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước gần 10 năm sau đó cũng thừa nhận, "chứng khoán" khi ấy là một khái niệm quá mơ hồ, không chỉ với những nhà kinh tế, chuyên gia, mà ngay cả với ông - người đề xuất thành lập thị trường. Khái niệm này cũng vấp phải một loạt các ý kiến, từ cảnh báo cho tới lo ngại vì nó gắn liền với hai chữ "Tư bản".
Nhiều người đặt câu hỏi thị trường chứng khoán mang yếu tố "Tư bản Chủ nghĩa", nếu phát triển liệu Việt Nam có thể quản lý được không và việc phát triển nó có mâu thuẫn với con đường "Xã hội Chủ nghĩa" mà Việt Nam đang theo.
Trong cuộc họp đầu tiên khi Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị về ý tưởng này, ông Phạm Văn Đồng, khi ấy là cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng, bảo ông Châu: "Đồng chí hãy nói cho các đồng chí trong Bộ Chính trị nghe tại sao chúng ta là nước Xã hội Chủ nghĩa lại phải xây dựng thị trường chứng khoán?". Sau đó, Tổng Bí thư Đỗ Mười hỏi tiếp: "Tính chất giai cấp của thị trường chứng khoán là gì?".
Nghe vậy, ông Châu hiểu ngay "ẩn ý" của các lãnh đạo, không phải họ không biết mà muốn nghe câu trả lời từ người trực tiếp tham gia xây dựng thị trường chứng khoán.
Trả lời "bài thi", ông Châu nói rành rọt, thị trường chứng khoán là sản phẩm của loài người, bất kỳ chế độ xã hội nào biết vận dụng nhằm mục đích phát triển kinh tế thì nó sẽ đưa lại lợi ích đúng theo mục tiêu của chế độ xã hội từng quốc gia đó. "Việt Nam là nước Xã hội Chủ nghĩa, ta hoàn toàn có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để xây dựng thị trường chứng khoán theo mô hình kinh tế thị trường có định hướng Xã hội Chủ nghĩa", ông Châu khẳng định.
Câu trả lời của ông Châu khi đó đã thuyết phục được Bộ Chính trị và sau đó một thời gian, Việt Nam chính thức tuyên bố với thế giới về việc lập Uỷ ban chứng khoán.
Lễ khai trương Sở HoSE ngày 20/7/2000. Ảnh: Tư liệu Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Nhưng thách thức không chỉ có một, những người đặt nền móng cho thị trường còn đối mặt với lo ngại về "thất bại", sự hoài nghi từ chính những người đồng nghiệp.
Một số ý kiến phản đối cho rằng các điều kiện kinh tế vĩ mô, về tăng trưởng kinh tế, về hệ thống tài chính ngân hàng, về tiến trình cổ phần hóa, về các chính sách khuyến khích lúc đó chưa chín muồi, nếu "cố đấm ăn xôi", Việt Nam không tránh khỏi thất bại. Và lúc đó, không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn là uy tín trên thị trường quốc tế.
Bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, người trong nhóm nghiên cứu Đề án xây dựng thị trường chứng khoán khi ấy vẫn nhớ mãi câu nói đùa của một đồng nghiệp trong buổi họp đầu tiên của nhóm: "Không biết nhóm này là nhóm làm giàu đất nước hay lại là nhóm làm nghèo đất nước đây".
Chỉ là câu nói vui, nhưng khi đó, các thành viên trong nhóm nghiên cứu không khỏi giật mình. Mang trên mình nhiệm vụ đặt những viên gạch đầu tiên để xây nền móng cho thị trường chứng khoán, bà Hương trong cuốn hồi ức hơn 20 năm nói rằng "đó là một gánh nặng trách nhiệm rất lớn". Bởi một câu hỏi: "Họ sẽ phát triển chứng khoán Việt Nam theo mô hình nào?"
Một thị trường theo ‘cách Việt Nam’
Những lo lắng này cũng được chính ông Lê Văn Châu nhắc đến nhiều năm sau đó, bởi khái niệm về thị trường chứng khoán, về cổ phần, cổ phiếu, về nhà đầu tư... dường như còn quá mới mẻ, và có rất ít người biết đến, kể cả những người trong cuộc cũng chỉ mới hiểu một cách rất lờ mờ. Học tập nhiều mô hình nhưng chọn cái nào cho Việt Nam là điều không đơn giản.
"Có người nói Việt Nam đang áp dụng theo mô hình của Trung Quốc, nhưng thực tế lại không hẳn vậy", ông Châu nói. Thị trường chứng khoán của Việt Nam được thiết kế không theo mô hình cụ thể nào, càng không theo mô hình của Mỹ, Pháp hay Trung Quốc. Nếu ví thị trường chứng khoán là một con voi và những người nghiên cứu là những người sờ voi, thực sự một con voi hoàn chỉnh như thế nào thì chưa ai biết được một cách đầy đủ, chính xác và với thị trường chứng khoán lúc đó cũng thế.
Nhóm nghiên cứu thuộc Ngân hàng Nhà nước đã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tổ chức thị trường chứng khoán ở nhiều nước từ Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc, cho tới Thái Lan và tất cả các nước thuộc khu vực châu Á, ASEAN. Điều để lại ấn tượng nhất với bà Hương là sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán Thái Lan đầu những năm 90, là sự náo loạn của thị trường chứng khoán Thâm Quyến (Trung Quốc) cuối những năm 90...
"Các đồng nghiệp Thái Lan đã cho chúng tôi biết rằng một thị trường có bề dày về lịch sử cũng không tránh khỏi trồi sụt, lúc lên, lúc xuống. Một thị trường hiện đại như thế mà còn có lúc phải đóng cửa một thời gian dài huống hồ là mới manh nha như Việt Nam. Quả thực, không riêng tôi mà tâm lý chung của nhóm nghiên cứu lúc đó rất lo lắng", bà Hương chia sẻ.
Những "buổi học" đầu tiên về thị trường chứng khoán. Ảnh: Tư liệu Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Thách thức này cũng là lý do nhóm nghiên cứu đề xuất thành lập Ủy ban chứng khoán Nhà nước, một tổ chức chuyên trách được xây dựng với mục tiêu "lo hết những câu chuyện về thị trường". Nhưng ai sẽ là người đứng đầu, đơn vị nào sẽ quản lý. Chính vì quá mới mẻ, chứng khoán trở thành một quả bóng mà không ai muốn nhận về.
Bởi tính chất liên ngành và để xứng tầm với vị thế của Ủy ban chứng khoán lúc đó, có ý kiến nói nên để một Phó thủ tướng kiêm nhiệm. Phương án tiếp theo là đề nghị Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng Bộ Tài chính giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhưng cuối cùng thì cũng không ai đứng ra nhận chức vụ này.
Lúc đó, ông Châu được lãnh đạo Bộ Chính trị đề nghị nhận nhiệm vụ. Ông không từ chối, nhưng có một điều kiện là phải để tên của đơn vị này là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thay vì là Ủy ban Chứng khoán Việt Nam để tương xứng với vị thế và để mọi người "dễ dàng nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ đối với tổ chức này".
Quyết định của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi đó để lại nhiều hoài nghi, hơn là những lời chúc mừng, ngay cả với những người thân thiết. Nhiều bạn bè khuyên ông Châu, nếu muốn đóng góp cho đất nước thì có nhiều cách, vẫn ngồi vị trí cũ (Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước) cũng có thể cống hiến, không nhất thiết phải chui vào bụi rậm (thị trường chứng khoán) để rồi hoàn toàn có thể thất bại.
Còn ông Châu thì tin, có thể thời gian đầu thị trường chứng khoán chưa đạt được những kết quả to lớn, nhưng chí ít cũng đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế thị trường. Ông cho rằng, nền kinh tế thị trường mà không có thị trường chứng khoán thì không thể gọi là kinh tế thị trường.
Những ngày đầu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã được thành lập do ông Lê Văn Châu làm Chủ tịch, ông Nguyễn Đức Quang, ông Trần Xuân Hà giữ chức Phó chủ tịch. Các ủy viên kiêm nhiệm đại diện cho các Bộ là bà Lê Thị Băng Tâm - Thứ trưởng Tài chính, ông Lê Đức Thúy và sau này là bà Dương Thu Hương là đại diện Ngân hàng Nhà nước, Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Lại Quang Trực, ông Nguyễn Ngọc Hiến, ông Hà Hùng Cường và ông Hoàng Thế Liên là đại diện Bộ Tư Pháp.
Nhìn lại 20 năm sau phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên (28/7/2000), Chủ tịch Dragon Capital Dominic Scriven, một trong những nhà đầu tư ngoại đầu tiên, đánh giá thành công của chứng khoán Việt Nam là "đã đi từ số 0 đến số 1". So với các thị trường hàng trăm năm tuổi khác, với Việt Nam, riêng việc cho ra đời thị trường chứng khoán theo ông, là tạo ra một khái niệm một "sức sống" quan trọng.
Những người tạo sức sống ấy giờ đã ở độ tuổi "xưa nay hiếm", không còn làm quản lý hoặc thậm chí một số không còn liên quan đến thị trường. Tuy nhiên, nếu không có sự quyết tâm của họ, "chứng khoán" có thể sẽ vẫn là một phạm trù "chưa từng có" ở Việt Nam chứ không phải là một thị trường với quy mô hơn 175 tỷ USD như hiện nay.
Minh Sơn