Bao giờ Mỹ mất vị trí trung tâm tài chính thế giới?
- Thứ sáu - 20/12/2013 12:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nếu nợ tiếp tục tăng và một trung tâm kinh tế khác có được bước tiến vượt bậc đủ để thuyết phục nhà đầu tư rằng nơi này an toàn hơn, Mỹ sẽ mất đi vị trí hiện nay.
Nếu nợ tiếp tục tăng và một trung tâm kinh tế khác có được bước tiến vượt bậc đủ để thuyết phục nhà đầu tư rằng nơi này an toàn hơn, Mỹ sẽ mất đi vị trí hiện nay.
Nếu nợ tiếp tục tăng và một trung tâm kinh tế khác có được bước tiến vượt bậc đủ để thuyết phục nhà đầu tư rằng nơi này an toàn hơn, Mỹ sẽ mất đi vị trí hiện nay.
Biểu đồ lợi suất trái phiếu sẽ có hình dạng như thế nào khi thế kỷ 21 kết thúc? Rõ ràng, nhân tố quan trọng nhất trong suốt 7 thế kỷ qua là trách nhiệm của các chính phủ. Từ Venice đến Hà Lan, Anh và Mỹ, khi chính phủ hạn chế tối đa số tiền đi vay và có thể hoàn trả nợ, lợi suất sẽ giảm xuống. Điều này không chỉ có lợi cho quốc gia đó mà còn cho kinh tế toàn cầu.
Dòng vốn được tự do hóa và đổ vào khu vực tư nhân, tạo nên thành công của cách mạng công nghiệp. Những năm 1700 và 1800 là thời kỳ lợi suất thấp kỷ lục. Trong khi đó, những năm 1900 chứng kiến lợi suất ở mức thấp nhất và cũng có giai đoạn cao nhất, phụ thuộc vào mức độ lạm phát. Vì rủi ro vỡ nợ là rất thấp, lạm phát và cung cầu là những nhân tố chi phối nhiều nhất kể từ giữa thế kỷ 18 cho tới ngày nay.
Lợi suất trái phiếu chính phủ lại xuống rất thấp trong năm 2012 (dưới 1,5%). Câu trả lời cho câu hỏi liệu lợi suất có tăng lên kể từ thời điểm này hay không sẽ phụ thuộc vào hành vi của các chính phủ. Nợ chính phủ của Mỹ đã vượt quá 100% GDP. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng lợi suất sẽ tăng lên khi nhà đầu tư coi đây là một “hầm trú ẩn an toàn”. Nợ công của Anh cũng đã vượt quá 200% GDP và Nhật Bản đã thâm hụt ngân sách suốt 20 năm nay cùng với khối nợ công khổng lồ. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu phát hành bởi các chính phủ này vẫn thấp.
Tuy nhiên, hãy chú ý rằng nước Anh đã hoàn trả được nợ. Nhật Bản không có tăng trưởng GDP danh nghĩa trong suốt 20 năm và dựa vào tiết kiệm nội địa để tài trợ cho các khoản nợ. Hiện nay, không có cơ sở gì để đảm bảo nước Mỹ sẽ bắt đầu trả nợ như nước Anh trong những năm 1800. Khi nền kinh tế quay trở lại với tốc độ tăng trưởng “bình thường” hơn, kinh tế thế giới ít rủi ro hơn, lợi suất trái phiếu Mỹ chắc chắn sẽ tăng lên.
Kể cả khi Mỹ phải chịu số phận như Nhật Bản và không thể tăng trưởng trong 20 năm tới (dù điều này khó xảy ra), Mỹ cũng không thể tự tài trợ các khoản nợ bằng tiết kiệm nội địa. Tăng trưởng của Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi khác sẽ vực dậy tăng trưởng trong những thập kỷ tới. Mặc dù có thể sẽ không vỡ nợ, Mỹ sẽ giảm gánh nặng bằng lạm phát hoặc phá giá đồng nội tệ. Nếu điều này xảy ra, trọng tâm kinh tế thế giới sẽ dịch chuyển một lần nữa. Tất cả phụ thuộc vào động thái của chính phủ Mỹ.
Chừng nào nhà đầu tư vẫn bị thuyết phục rằng Mỹ là trung tâm của kinh tế thế giới, Mỹ vẫn được hưởng lợi. Tuy nhiên, nếu nợ tiếp tục tăng lên và một trung tâm kinh tế khác có được bước tiến vượt bậc đủ để thuyết phục nhà đầu tư rằng nơi này an toàn hơn, Mỹ sẽ mất đi vị trí hiện nay cùng với những lợi ích mà nó đang được hưởng.