BMSC

http://bmsc.com.vn


Bi kịch tuổi già những baby boomer trên đất Mỹ

Với số lượng lớn, những người thuộc thế hệ baby boomer (sinh ra trong thời kỳ 1946 – 1964) giờ đây bước vào tuổi nghỉ hưu và đang gặp nhiều khó khăn về tài chính và nghèo hơn nhiều so với cha mẹ của họ.
 
 
Với số lượng lớn, những người thuộc thế hệ baby boomer (sinh ra trong thời kỳ 1946 – 1964) giờ đây bước vào tuổi nghỉ hưu và đang gặp nhiều khó khăn về tài chính và nghèo hơn nhiều so với cha mẹ của họ.
 
Lew Manchester – 87 tuổi – vừa trở về từ chuyến đi kéo dài 3 tuần với những ngôi đền ở Lào và khám phá vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Trong khi đó, Lee - người con gái 61 tuổi của ông - quanh năm chỉ ở trong tầng trệt của ngôi nhà, “vượt qua” cái lạnh của mùa đông để đi vào phòng tắm.
 
Cả Lew và Lee đều đã làm việc cả cuộc đời và dành dụm được số tiền mà họ muốn. Tuy nhiên, Lew là người sinh ra trong thời kỳ Đại suy thoái và Lee thuộc thế hệ baby boomer. Bà đã theo đuổi sự nghiệp là một doanh nhân và đỉnh cao sự nghiệp là một người quản lý cấp trung. Giờ đây, hai người có cuộc sống hoàn toàn khác nhau. 
 
“Thời điểm quyết định tất cả và yếu tố này của ba tôi tốt hơn nhiều, với công việc, bất động sản và cả phúc lợi xã hội khi về hưu”, Lee nói. 
 
Với số lượng lớn, những người thuộc thế hệ baby boomer (sinh ra trong thời kỳ 1946 – 1964) giờ đây đã bước vào tuổi nghỉ hưu và đang gặp nhiều khó khăn về tài chính. Chênh lệch giàu nghèo giữa hai cha con Lew Manchester là ví dụ điển hình cho tình trạng đang diễn ra phổ biến ở nước Mỹ: thế hệ baby boomer đang gặp khó khăn về tài chính và có chất lượng cuộc sống thấp hơn nhiều so với bố mẹ của họ. 

Nghèo đi
 
Trong năm 2011, trung bình, tài sản của các hộ gia đình Mỹ dẫn đầu bởi thế hệ baby boomer (từ 55 – 64 tuổi) ở mức 143.964 USD – thấp hơn 8% so với những gia đình dẫn đầu bởi những người từ 75 tuổi trở lên. Boomer là những người mất nhiều tiền nhất khi bong bóng trên TTCK và thị trường nhà đất vỡ tung năm 2008, và rất nhiều người cũng lâm vào cảnh thất nghiệp.
 
Điều này khiến nhiều người không thể chuẩn bị nguồn tài chính khi nghỉ hưu, trong khi họ được dự đoán sẽ có tuổi thọ cao hơn cha mẹ của mình. Lần đầu tiên trong nhiều thế hệ, nhóm người sắp nghỉ hưu sẽ nghèo hơn những người già hiện tại. Hơn một nửa trong số những người thuộc độ tuổi 50 – 64 cho rằng cuộc sống khi về già sẽ tồi tệ hơn nhiều so với cha mẹ của họ. 
 
Tuổi già "thắt lưng buộc bụng"
 
Lee Manchester biết rằng mình sẽ có một tuổi già “thắt lung buộc bụng”. Lee đã chọn con đường mở công ty riêng thay vì làm việc trong công ty lớn với trợ cấp giống như cha mình. Sau khi chung vốn mở công ty bất động sản, Lee mở công ty xây dựng khi 34 tuổi. Thay vì tiết kiệm cho những năm sau này, Lee đã vay tiền và đổ hết vào các vụ đầu tư mạo hiểm. 
 
Lee cho rằng mình đã mắc một hoặc hai sai lầm trong cả quãng đường. Tuy nhiên, giống như nhiều người cùng thế hệ, Lee phải đối mặt với nhiều “cơn gió ngược” của không chỉ kinh tế Mỹ mà là kinh tế toàn cầu. 
 
Sau khi tốt nghiệp ĐH Wisconsin, Lee kết hôn với người bạn học và theo chồng Arizona. Lee đã làm công việc giảng dạy cho tới khi hai vợ chồng quay trở lại Hartford, Connecticut, nơi họ cùng lớn lên. 
Lee cho rằng bà chưa bao giờ được làm những gì mình yêu thích. Và, việc mở công ty xây dựng năm 1986 từ số tiền 150.000 USD sau khi ly hôn là điều bà vẫn mong muốn. Lee có hơn chục nhân viên và công việc khá thuận lợi – cho đến khi ngành công nghiệp xây dựng suy thoái năm 1989. 
 
Sau đó, Lee trở thành nhân viên kinh doanh. Bà vẫn không bắt đầu tiết kiệm tiền cho tới khi đã gần 50 tuổi, khi được công ty mở tài khoản 401 (k). 
 
Lee không phải là người duy nhất của thế hệ baby boomer không tiết kiệm đủ tiền, làm việc cho các công ty mà không có tài khoản 401 (k) hoặc mất đi lượng tiền lớn trong khủng hoảng tài chính. 
Lew cho biết ông và vợ rất lo lắng về tình hình tài chính của Lee và đã trợ cấp tiền nuôi các cháu trai. Ông giảm tiền thuê nhà đối với căn hộ đang cho con gái thuê để cháu trai có thể đến trường. 
 
Kể cả khi Lee không mạo hiểm, bà vẫn sẽ phải chịu rủi ro khi người Mỹ dịch chuyển từ các quỹ hưu trí sang các tài khoản 401 (k) kể từ những năm 1980. 37% người già ở Mỹ được đảm bảo có thu nhập cố định hàng tháng cho tới khi họ qua đời nhờ hưởng lương trích từ quỹ lương hưu (pension) của chính phủ. Chưa đến 10% những người thuộc thế hệ baby boomer lựa chọn cách này, và con số ngày càng giảm xuống. Thay vào đó là các tài khoản 401 (k), cho phép người lao động để dành một phần tiền trong mỗi kỳ lương của mình trước khi đóng thuế và được rút ra khi về hưu.  
 
Liên tiếp mất việc
 
Lee đã nghĩ  rằng tình hình tài chính của mình được cải thiện năm 2008, khi bà được tuyển vào Parking Co. với mức lương 70.000 USD/năm – tăng 25% so với công việc trước đó. Tuy nhiên, nền kinh tế lao dốc và Lee bị sa thải chỉ sau 1 năm. Mấy tháng sau, công ty này phá sản.
 
Hai năm tiếp theo, Lee làm bất cứ công việc bán thời gian nào mà bà tìm được, trong đó có cả bán hàng qua điện thoại. Bà tái hôn và sau đó sống dựa vào khoản thu nhập ít ỏi của chồng. 
 
Mặc dù đã tìm được việc mới năm 2010 với mức lương 52.000 USD/năm, Lee lại bị sa thải 2 năm sau đó. Bà không thể trang trải cho căn nhà 4 phòng ngủ đã được mua với giá 225.000 USD vào lúc bong bóng nhà đất lên đến đỉnh điểm. Trong khi đó, chi phí cho bảo hiểm y tế tăng lên hơn 400 USD/tháng. 
Cuối cùng, sau nhiều tính toán về chỗ ở với số tiền ít ỏi, Lee chuyển đến Wellfleet hồi tháng 2 vừa qua. Dân số của thị trấn này chưa tới 3.000 người và hầu hết các cửa hiệu đều đã đóng cửa. Lee đã bán tất cả số nữ trang được thừa kế từ mẹ và bà, để lại những đồ đạc tốt nhất cho hai người con trai và tới sống trong tầng hầm của căn nhà ở vùng nông thôn. 
 
Lee cũng tìm được công việc ở một spa ở gần Provincetown. Bà kiếm được 13,5 USD/giờ, làm công việc tạp vụ. Bà đã cắt giảm hơn một nửa các khoản chi tiêu và hiện nay chỉ sống với khoảng 2.000 USD/tháng. Tiền bảo hiểm y tế chưa đến 100 USD mỗi tháng, tiền gas ở Wellfleet rẻ hơn 30 cent/gallon so với ở Hartford. Tiền bảo hiểm ô tô cũng chỉ ở mức 700 USD/tháng thay vì 1.200 USD. Bà mang đồ ăn trưa thay vì mất 8 USD cho bánh kẹp. 
 
Trong khi đó, Lew Manchester không cần phải lo lắng về bữa trưa kể từ khi nghỉ hưu tới nay. Mỗi tháng, ngoài 1.750 USD tiền trợ cấp an sinh xã hội, ông còn được nhận lượng hưu gần 2.000 USD. 
Ông cũng có hơn 800.000 USD trong tài khoản tiết kiệm. Ông dự định sẽ đi nghỉ ở Hawaii vào tháng 2 năm sau, với người bạn gái mới 77 tuổi. Mùa xuân này, ông sẽ lần đầu tiên tới Wellfit thăm con gái và sau đó bay tới Bồ Đào Nha. 
 
Mỗi kỳ Giáng sinh, ông chuyển cho mỗi con và cháu vài trăm USD và dự định năm nay sẽ hào phóng hơn.
 
Đôi lúc, Lee mơ màng về những chuyến đi đã có thể thực hiện được nếu không đầu tư 150.000 USD vào công ty xây dựng. 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây