Có dấu hiệu ghìm giá chứng khoán
- Thứ tư - 23/01/2008 01:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
![]() |
Nghi vấn các nhà đầu tư lớn đang làm giá trên thị trường chứng khoán. (Ảnh: Phước Hà) |
Ông Nguyễn Thanh Kỳ - Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán đã đề nghị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải kiểm tra, xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm trên. Ông Kỳ cũng chỉ ra rằng, sự lên xuống thất thường trong năm 2007 của thị trường chứng khoán đã làm cho nhà đầu tư thiếu tin tưởng vào chính sách ổn định thị trường. Bên cạnh đó, một vấn đề rất cơ bản là thị trường phụ thuộc khá nhiều vào khối các nhà đầu tư nước ngoài.
Cũng tại hội nghị này, UBCK đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia về các biện pháp phát triển thị trường đã đề ra.
Liên quan đến vấn đề mở thêm room cho các nhà đầu tư nước ngoài, PGS. TS Nguyễn Thị Mùi, Học viện Tài chính, cho rằng, lúc này chưa cần mở room đối với nhà đầu tư nước ngoài, vì "tăng room chưa hẳn tăng sức cầu như nhiều nhà đầu tư mong đợi". Nếu mở room đồng loạt chỉ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào những lĩnh vực có sức hấp dẫn cao: tài chính, ngân hàng, xây dựng, bất động sản… Thay vào đó, các nhà quản lý cần có cái nhìn sâu hơn về trung và dài hạn thay vì chỉ ngắn hạn như hiện nay: giãn IPO, hạn chế phát hành thêm.
Thay vào đó, ông Lê Đình Ngọc, Giám đốc Công ty Chứng khoán Thăng Long, đề xuất cần kích thích nhóm "ngoại" thông qua việc mua ngoại tệ, bán cổ phiếu bằng ngoại tệ cho đối tác chiến lược gắn với thời gian hạn chế chuyển nhượng.
Về vấn đề lùi IPO, cần phải tính kỹ và cần xác lập lộ trình cho các vụ IPO lớn. Vì với các nhà đầu tư, theo ông, không chỉ ở chỗ cung hàng hoá có dồn dập hay không, mà ở chỗ phải có một lộ trình rõ ràng cho các vụ IPO lớn.
Bên cạnh đó, các đợt IPO gần đây không thành công là do cách xác định giá khởi điểm hiện nay không thật sự hấp dẫn, về lâu dài không có lợi cho thị trường. Thị trường đấu giá chỉ có thể hấp dẫn các nhà đầu tư khi giá khởi điểm được xác lập ở một mức mà sau đó các nhà đầu tư có thể có lãi, ông Ngọc nói.
Nhắc lại vấn đề Chỉ thị 03, ông Nguyễn Thanh Kỳ kiên trì đề xuất, không nên khống chế 3% mức dư nợ cho vay chứng khoán như Chỉ thị mà nên áp dụng việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro cho từng tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng theo đó sẽ tự điều chỉnh với từng loại cho vay. Việc cho vay sẽ phụ thuộc vào sức khoẻ từng ngân hàng, từng đối tượng vay vốn.