“Có tiền trả lương đã là may, đừng nói đến thưởng tết!"
- Thứ sáu - 13/12/2013 07:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
"Có tiền trả lương đã là may, đừng nói đến thưởng tết!". Đó là câu nói của ông Nguyễn Thanh, giám đốc một công ty xây dựng có trụ sở tại Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
"Có tiền trả lương đã là may, đừng nói đến thưởng tết!". Đó là câu nói của ông Nguyễn Thanh, giám đốc một công ty xây dựng có trụ sở tại Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
"Có tiền trả lương đã là may, đừng nói đến thưởng tết!". Đó là câu nói của ông Nguyễn Thanh, giám đốc một công ty xây dựng có trụ sở tại Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Kinh tế khó khăn, nguồn tài chính không ổn định khiến không ít chủ doanh nghiệp "ăn không ngon, ngủ không yên" khi dịp Tết đã cận kề. Nhiều chủ doanh nghiệp đã sớm tuyên bố không thưởng Tết cho nhân viên hoặc thưởng bằng hiện vật khi cách Tết nguyên đán còn gần 2 tháng.
"Không có đêm nào tôi được ngủ ngon"
"Có tiền trả lương đã là may, đừng nói đến thưởng tết!". Đó là câu nói của ông Nguyễn Thanh, giám đốc một công ty xây dựng có trụ sở tại Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Theo ông Thanh, năm 2013 là thời điểm bất động sản nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung lâm vào khủng hoảng, khó khăn nhất, nên để có thể gồng gánh đủ tiền trả lương cho nhân viên đã là một nỗ lực lớn lao.
"Thú thật, gần một năm nay không có đêm nào tôi được ngủ ngon. Cả công ty gần 100 lao động, để duy trì được việc làm cho anh em, không phải cắt giảm lương, sa thải lao động đã là tốt lắm rồi. Giờ Tết nhất đến nơi, khó khăn chồng chất khó khăn, lo toan chồng chất lo toan, mà nghĩ cả năm người ta làm cho mình, giờ không có đồng nào thưởng tết cho nhân viên đúng là đau lòng quá" - ông Thanh buồn rầu chia sẻ.
Nhẩm tính công ty có 100 nhân viên, không dám mơ tưởng đến tháng lương thứ 13, chỉ thưởng ít nhất 500.000 đồng mỗi người (là mức thưởng thấp nhất được dự báo năm 2014) thì công ty ông Thanh cũng tốn hết 50 triệu đồng.
"Lúc làm ăn được thì 50 triệu chẳng đáng là bao. Kể cả thưởng mỗi người 1 tháng lương, cộng thêm 500 nghìn tiền quà cáp vẫn dư sức. Như cách đây 3 năm, công ty tôi trả cho mỗi nhân viên 1 tháng lương, rồi thưởng thêm 1 tháng lương nữa vẫn dư dả. Còn năm nay, sợ rằng thưởng mỗi người 500 nghìn còn khó" - ông Thanh cho biết.
Dù cách Tết nguyên đán gần 2 tháng, nhưng ông Thanh đã phải "dạm" nói trước anh em nhân viên trong công ty là không có thưởng Tết dương lịch, không có tháng lương thứ 13. Công ty ông Thanh sẽ cố gắng lo liệu để mỗi người có vài trăm ngàn đồng mua quà Tết nguyên đán cho gia đình.
Cùng chung cảnh ngộ với ông Thanh, chị Lưu Thị Ngân, giám đốc một công ty quảng cáo và in ấn có trụ sở tại quận Thanh Xuân, Hà Nội cũng đang lo sốt vó khi năm cũ sắp qua, năm mới cận kề.
"Mang tiếng là công ty nhưng thực chất là toàn anh em, họ hàng trong gia đình. Nếu là người ngoài thì dễ lo liệu, mình không thưởng tết, họ thấy bất mãn thì cùng lắm là nghỉ việc, mình tuyển người khác. Đằng này toàn là người nhà, không những phải thưởng mà còn phải thưởng nhiều, nếu không sẽ mang tiếng cả đời với dòng họ, với bà con" - chị Ngân nói.
"Lúc làm ăn được thì 50 triệu chẳng đáng là bao. Kể cả thưởng mỗi người 1 tháng lương, cộng thêm 500 nghìn tiền quà cáp vẫn dư sức... Còn năm nay, sợ rằng thưởng mỗi người 500 nghìn còn khó".
Còn nhớ năm ngoái, kinh tế đã bắt đầu khó khăn, công ty của chị Ngân sau khi cân đối thu chi hỉ dư ra vài chục triệu để thưởng tết cho nhân viên, tính ra mỗi người được khoảng 1 triệu. Chạy vạy, vay mượn mãi, chị Ngân cũng cố lo đủ cho mỗi người một tháng lương để về quê ăn tết, nhưng cuối cùng tết năm đó chị Ngân không dám về thăm họ hàng.
"Sau khi dồn hết tiền để lo cho nhân viên, cả nhà tôi còn đúng 2 triệu để ăn tết. Thế mà vẫn bị mang tiếng là lôi kéo, rủ rê người nhà lên làm việc, cuối cùng đến cái tết cũng không lo được cho nhà người ta một cách tử tế. Ấm ức vô cùng nhưng không biết làm sao, mang tiếng với cả họ hàng, làng xóm. Phần vì không có tiền, phần vì buồn chán nên vợ chồng, con cái cũng chẳng về quê" - chị Ngân buồn bực.
Bởi vậy năm nay cứ nghĩ đến tết là chị Ngân lại đứng ngồi không yên. Khoản nợ hơn 1 tỉ đồng từ ngân hàng mà công ty chị Ngân vẫn chưa trả hết, giờ lại phải lo tiền thưởng tết cho nhân viên lại càng không biết đào đâu ra...
Dự kiến mức thưởng tết giảm so với năm trước
Theo thông tin từ Phòng Chính sách lao động – tiền lương (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội), nguồn quỹ dành chi cho thưởng tết, lương tháng 13 của đa số các doanh nghiệp năm nay khó có chuyện cao hơn năm trước.
Dự kiến mức thưởng tết bình quân của các doanh nghiệp cho người lao động sẽ dao động ở mức 2-7 triệu đồng/người. Với các doanh nghiệp có vốn nhà nước, mức thưởng tết bình quân từ 5-7 triệu đồng/người.
Các ngân hàng có mức thưởng tết cao hơn so với các ngành khác, song dự kiến năm nay cũng sẽ thấp hơn năm ngoái
Với khối ngân hàng có thể mức thưởng cao hơn một chút, tuy nhiên, dự kiến cũng sẽ thấp hơn so với năm 2013.
Chẳng hạn ngân hàng Eximbank, mới đây bà Đinh Thị Thu Thảo, Phó tổng giám đốc cho biết theo quy định mỗi cán bộ ngân hàng Eximbank sẽ được công đoàn thưởng Tết nguyên đán 1,2 triệu đồng (ngoại trừ tháng lương thứ 13).
“Ngoài mức thưởng cố định trên, phần thưởng thêm tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh. Song năm nay lợi nhuận ngân hàng chỉ ước đạt 50% chỉ tiêu nên nhiều khả năng thưởng tết sẽ khó tránh chuyện sụt giảm” - bà Thảo nói.
Hay tại ngân hàng ACB, lãnh đạo ngân hàng này cũng cho biết nếu hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận năm nay thì cán bộ, nhân viên của ACB sẽ nhận được mức thưởng tết 1-2 tháng lương. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh trong quý IV.
Những "đại gia" khác trong ngành ngân hàng như Agribank cũng dự kiến chỉ thưởng 70% của 1 tháng lương nếu chi nhánh nào làm việc chưa hiệu quả, còn nhân viên thử việc được 1 triệu đồng. Ngân hàng Vietinbank dự kiến thưởng 2 tháng lương cho nhân viên làm trên 1 năm, 1 tháng lương cho nhân viên làm dưới 1 năm, còn nhân viên thử việc chỉ được thưởng 2 triệu đồng.
Đối với các doanh nghiệp FDI làm ăn có lãi, dự kiến chi mức thưởng tết cao hơn năm 2013, nhưng cao nhất cũng không vượt quá 30 triệu đồng/người.
Theo Nghị định số 182/2013/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 31.12.2013, mức lương tối thiểu vùng áp dụng trong năm 2014 sẽ cao hơn mức lương hiện nay từ 250.000 - 350.000 đồng/tháng (tùy từng vùng).
Cụ thể, lương tối thiểu áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng một sẽ ở mức 2.700.000 đồng/tháng, vùng 2 là 2.400.000 đồng/tháng, vùng 3 là 2.100.000 đồng/tháng và vùng 4 là 1.900.000 đồng/tháng.