BMSC

http://bmsc.com.vn


Dư luận Trung Quốc xôn xao vì 30 tết phải đi làm

Trung Quốc vừa công bố lịch nghỉ lễ tết năm 2014 của nước này, trong đó quy định “ngày 30 tết vẫn phải đi làm” đang gây xôn xao dư luận.
 
 
Trung Quốc vừa công bố lịch nghỉ lễ tết năm 2014 của nước này, trong đó quy định “ngày 30 tết vẫn phải đi làm” đang gây xôn xao dư luận.
 
Vì sao sau 6 năm được nghỉ, ngày 30 tết nay họ lại phải đi làm?
 
Vào tháng 10 năm nay, Văn phòng các ngày lễ lớn của Trung Quốc (TQ) đã tiến hành thăm dò ý kiến người dân trên các nhà mạng lớn về 3 phương án nghĩ lễ, trong đó phương án thứ 3 được hơn 50% cư dân mạng đồng ý. Tuy nhiên, trong đó không hề đề cập vấn đề nghỉ ngày tết 30, chỉ quy định số ngày nghỉ tết. Do đó, người dân khá bất ngờ về quy định mới. Trong cuộc điều tra với hơn 60.000 cư dân mạng về lịch nghỉ lễ tết năm 2014 của mạng Sina, có đến 88,4% không đồng ý quy định trên.
 
Ông Thái Kế Minh, người phụ trách nhóm cải cách chế độ ngày nghỉ lễ tết Trường đại học Thanh Hoa, cho biết qua nghiên cứu phát hiện rất nhiều doanh nghiệp tự ý cho người lao động nghỉ ngày 30 tết, điều đó khiến người lao động bị thiệt mất một ngày nghỉ. Ông Lưu Tư Mẫn, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu du lịch Viện khoa học xã hội TQ, cho rằng người dân TQ chỉ mới được nghỉ ngày 30 tết từ năm 2008 đến nay, quy định mới chỉ là sự trở về với truyền thống, với lại nghỉ từ 30 tết hay mùng 1 đều như nhau, vì số ngày nghỉ tết không thay đổi.
 
Tuy nhiên, giải thích của các chuyên gia chưa thuyết phục được người dân TQ, nhất là những lao động xa nhà. Theo tờ Bắc Kinh buổi tối, quy định bất ngờ này khiến không ít người đã phải điều chỉnh hay hủy kế hoạch du lịch. Còn đa số ý kiến cư dân mạng đều không đồng tình với quy định mới, vì “ngày 30 tết là ngày đoàn tụ, cả nhà quây quần gói bánh cảo chuẩn bị bữa cơm đoàn viên. Tết 30 không cho nghỉ thì quá thiếu tình người”, “Ngày 30 tết đi làm coi như không phải tết”.
 
Ngoài ra có người lo lắng, đi làm 30 tết sẽ không có thời gian theo dõi chương trình truyền hình mừng xuân của đài CCTV, không được ăn bữa cơm đoàn tụ với gia đình, tức không thể duy trì truyền thống ngàn năm của dân tộc; người sống xa nhà sẽ cảm thấy tủi thân. Thậm chí có cư dân mạng cho rằng chắc những người đưa ra quy định trên đều là người nước ngoài, họ không đón ngày 30 tết nên không thấy được sự quan trọng của ngày 30 tết .
 
Ông Hồ Quang Vĩ, chuyên gia xã hội học Viện khoa học xã hội Tứ Xuyên, cho rằng người dân đã quen với việc được nghỉ ngày 30 tết, vì vậy các chuyên gia phải có giải thích hợp lý hơn.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây