Long Thành vững tâm trước nỗi buồn sân bay quốc tế
- Thứ hai - 06/01/2014 15:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hầu hết 5 sân bay quốc tế Phú Bài (Huế), Cam Ranh (Nha Trang), Liên Khương (Đà Lạt), Phú Quốc và Cần Thơ đều ế ẩm.
Hầu hết 5 sân bay quốc tế Phú Bài (Huế), Cam Ranh (Nha Trang), Liên Khương (Đà Lạt), Phú Quốc và Cần Thơ đều ế ẩm.
Hầu hết 5 sân bay quốc tế Phú Bài (Huế), Cam Ranh (Nha Trang), Liên Khương (Đà Lạt), Phú Quốc và Cần Thơ đều ế ẩm.
Trong khi đó, các sân bay khác lại đang tính tới việc nâng cấp thành sân bay quốc tế như sân bay Vinh (Nghệ An), Cát Bi (Hải Phòng).
Ế ẩm vẫn thêm sân bay mới
Theo quy hoạch, giai đoạn 2010 - 2015 sân bay Liên Khương (Đà Lạt) sẽ có đón các chuyến bay quốc tế. Mới đây, Lâm Đồng cũng đã đề nghị Bộ GTVT mở đường bay quốc tế Đà Lạt - Singapore.
Trước đó, cuối năm 2009, Liên Khương đã được nâng cấp và xây dựng nhà ga mới với hai ga quốc tế và quốc nội riêng biệt, có khả năng đáp ứng 1,5 - 2 triệu khách mỗi năm. Nhà ga này cũng đạt tiêu chuẩn cấp 4B theo quy định của Hiệp hội Hàng không quốc tế (ICAO). Nhưng trên thực tế, tới thời điểm này, khả năng khai thác các chuyến bay quốc tế từ sân bay này vẫn bỏ ngỏ.
Cảnh vắng vẻ, buồn tẻ tại sân bay quốc tế Cần Thơ |
Tương tự, cuối năm 2012, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cũng chính thức khánh thành, tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng, có khả năng đón hơn 3 triệu lượt khách/năm. Là sân bay xây mới hoàn toàn, các hạng mục như đường băng, nhà ga hành khách, phòng chờ… đều được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế.
Định hướng của sân bay này là mở các đường bay kết nối tới Singapore, Hongkong, Thái Lan, Malaysia phục vụ cho nhu cầu luân chuyển khách du lịch trọn gói đến Phú Quốc. Đặc biệt là lượng khách doanh thu cao với nhu cầu tránh đông, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, dưỡng lão từ châu Âu như Nga, Đông Âu, Tây Âu, từ Bắc Á như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan.
Tuy nhiên, 5 sân bay quốc tế Phú Bài (Huế), Cam Ranh (Nha Trang), Liên Khương (Đà Lạt), Phú Quốc và Cần Thơ đều ế ẩm. Ngay cả các chuyến bay nội địa, số lượng hành khách qua sân bay cũng chỉ mới đạt xấp xỉ 1/4 công suất thiết kế.
Cụ thể, sân bay Cần Thơ mỗi ngày chỉ có 3 chuyến bay khứ hồi, gồm 2 chuyến đến Hà Nội và 1 chuyến đến Phú Quốc. Trước đây sân bay còn có chuyến bay đến TP.HCM - Cần Thơ - Phú Quốc, nhưng do ế khách nên đã ngưng chuyến.
Trong tổng số lượng hành khách thông qua mạng lưới hàng cảng hàng không cả nước gần 45 triệu hành khách, thì Tân Sơn Nhất đã chiếm tới 20 triệu khách, Nội Bài hơn 12 triệu khách.
Mặc dù vậy, một số sân bay khác cũng đang tính tới việc nâng cấp thành sân bay quốc tế như sân bay Vinh (Nghệ An), Cát Bi (Hải Phòng). Theo ông Thanh, việc nâng cấp sân bay Vinh do nhu cầu thị trường lớn nên Vietnam Airlines đề nghị mở đường bay Vinh - Viêng Chăn (Lào).
Trong bối cảnh này, dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành (CHKQT) cũng được các chuyên gia và dư luận đánh giá là không cần thiết "quá sớm vì không hiệu quả kinh tế" và đề nghị "trước mắt mở rộng, nâng cấp các sân bay hiện đang có như Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần Thơ, Liên Khương... sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn".
TS Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên chương trình Fulbright lại chỉ ra rằng dự án Sân bay Long Thành không khả thi về mặt tài chính vì hiện, tốc độ tăng trưởng hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất trong những năm qua không phải là mức cao.
Song, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng lập luận rằng, định hướng đến năm 2030 CHKQT Long Thành được tiếp tục đầu tư mở rộng các giai đoạn tiếp theo để đảm bảo vai trò thay thế CHKQT Tân Sơn Nhất, trở thành CHKQT quan trọng nhất của khu vực phía Nam, là CHKQT lớn nhất toàn quốc và là trung tâm trung chuyển hành khách của khu vực theo tiêu chuẩn quốc tế, với công suất 80-100 triệu khách/năm.
Bộ trưởng Thăng: Thiết kế dự án "vô cùng lãng phí"
Trong lúc sự lãng phí của những dự án sân bay đang khiến dư luân rất băn khoăn, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ rõ sự lãng phí trong việc xây dựng các dự án đường bộ. Ông dẫn chứng, nhiều đường ven biển rộng thênh thang 6 làn nhưng không có ai đi. “Nhiều địa phương kết hợp làm đường và sân phơi lúa luôn nên đường rộng lắm”,.
Tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển Kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014 diễn ra vào ngày 24/12/2013 vừa qua, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã cho biết, qua việc rà soát lại dự án tại Quảng Nam để phân kỳ đầu tư, giảm thiểu quy mô thiết kế nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu, đến nay đã giảm được 35.000 tỷ đồng.
Cho rằng thiết kế dự án hiện nay là “vô cùng lãng phí”, Bộ trưởng Thăng đề nghị phải rà soát thiết kế và quy mô đầu tư, không chỉ dự án trung ương, dự án Bộ quản lý mà cả với các dự án ở địa phương.
Trước đó, nhờ điều chỉnh 4 dự án giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã từng tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khoảng 19.000 tỷ đồng.
Cụ thể, 4 công trình được Bộ trưởng giao thông điều chỉnh là tuyến đường cao tốc Hải Phòng, Quảng Nam – Đà Nẵng – Quảng Ngãi, cao tốc Long Thành và một cây cầu. Riêng chỉ với việc điều chỉnh từ cây cầu, Bộ giao thông đã tiết kiệm được 60 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, đây là động thái khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Bộ đã cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ hàng chục công trình, chỉ tập trung đầu tư các công trình cấp bách, thiết yếu, có khả năng sớm đưa vào khai thác phát huy hiệu quả. Đồng thời điều chỉnh lại quy mô, tổng mức đầu tư, phân kỳ đầu tư các công trình giao thông phù hợp điều kiện vốn và nhu cầu thực tiễn.