“Nắn” lại chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam
- Thứ hai - 23/12/2013 11:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đó là nội dung Bộ Giao thông vận tải đưa ra trong tờ trình điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt VN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, vừa trình Thủ tướng Chính phủ. Lý do của sự điều chỉnh là kinh tế phát triển không như dự báo khiến năng lực vận tải đường sắt bị tụt xa so với mục tiêu đề ra trong chiến lược trước đó; các dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt chậm trễ vì thiếu vốn.
Về đường sắt Bắc - Nam, Bộ Giao thông vận tải đề nghị từ nay đến năm 2020 sẽ ưu tiên nâng cấp đường sắt hiện có (khổ đường ray 1m) với tốc độ chạy tàu bình quân 80-90 km/giờ đối với tàu khách và 50-60 km/giờ đối với tàu hàng.
Đồng thời nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi (hai đường song song) khổ đường ray 1,435m theo hướng trước mắt khai thác chạy tàu với tốc độ từ 160-200 km/giờ, kết hợp chạy chung tàu khách với tàu hàng.
Theo Bộ Giao thông vận tải, chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt VN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt ngày 20-11-2008 (chiến lược 1686) được lập tại thời điểm nước ta tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, kéo dài và dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 8-8,5%/năm.
Vì vậy, chiến lược 1686 đã kỳ vọng đề ra các dự báo và mục tiêu phát triển khá cao nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế.