Người lao động là cổ đông chiến lược của doanh nghiệp
- Thứ hai - 17/09/2007 09:23
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, dược đang là một trong những ngành có triển vọng phát triển khá tốt. Chính vì vậy, việc bán cổ phiếu cho NLĐ tại các đơn vị trong quá trình CPH trở thành mối quan tâm. Có đơn vị đã làm khá tốt, đảm bảo quyền lợi của NLĐ.
Viễn Đông luôn coi NLĐ là cổ đông chiến lược. |
Phát triển đi cùng tạo thêm việc làm
Năm 1996, khi mới thành lập, Viễn Đông (VĐ) chủ yếu nhập khẩu uỷ thác một số sản phẩm của Hàn Quốc, Ấn Độ để phân phối tại VN. Đến nay, khi đã hoạt động dưới mô hình tập đoàn, VĐ đã dẫn đầu trong việc mua, nhượng quyền thương hiệu dược của nước ngoài để SX ở VN.
Dược vốn được coi là ngành SX đặc biệt và từ trước đến nay, VN chưa cho phép các Cty nước ngoài được phân phối trực tiếp. Trong dòng phát triển ấy, để đảm bảo việc làm, thu nhập cho hơn 300 CBCNVC - LĐ và hàng ngàn đại lý, VĐ chọn cho mình một cách làm riêng. VĐ chính là một trong những Cty tiên phong mua bản quyền của các Cty nước ngoài chuyển giao về VN.
Tới thời điểm tháng 12.2006, Cty đã mua và đang hoàn tất việc chuyển giao trên 30 bản quyền thương hiệu sản phẩm từ các Cty dược nổi tiếng của Hàn Quốc, với trị giá trên 30 tỉ đồng.
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo VĐ cho biết, số lượng sản phẩm mới sẽ đưa vào SX trong năm 2007 - 2010 là 30 sản phẩm; số lượng sản phẩm đưa vào thị trường cuối năm 2007 và năm 2008 là 16 sản phẩm. Điều đáng nói là đến nay, VĐ đã hoàn thành việc mua bản quyền, chuyển giao công nghệ cho 3 sản phẩm (trong kế hoạch trên) nhượng quyền từ Hàn Quốc và đã chuyển giao thành công công nghệ sản xuất hiện đại từ EU Pharma cho 12 sản phẩm mới khác.
Một trong những mục tiêu quan trọng mà VĐ đang hướng tới là xây dựng hệ thống phân phối hiện đại, bao gồm các trung tâm phân phối trực thuộc Cty trên tất cả các tỉnh, thành phố tiềm năng. Dự kiến trong năm 2008, VĐ sẽ thành lập thêm 40 Cty, chi nhánh trực thuộc đạt tiêu chuẩn GDP và có kho đạt tiêu chuẩn GSP tại hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc. Điều này có nghĩa VĐ sẽ tạo việc làm cho không ít NLĐ, bởi có thêm 40 giám đốc khu vực, 40 dược sĩ đại học phụ trách chuyên môn, trên 300 nhân viên thương mại.... được tuyển chọn thêm; số lượng thành viên tham gia kênh phân phối tăng từ 9.000 thành viên lên trên 15.000 thành viên.
Nhân viên tạp vụ cũng được mua cổ phiếu
Năm 2007 là năm bản lề đánh dấu sự thay đổi vượt bậc của VĐ. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2007 của VĐ đạt 307 tỉ đồng, tăng trưởng đạt 117% so với năm 2006. Với doanh thu này, VĐ đã nằm trong tốp 10 Cty dược phẩm có doanh thu lớn nhất của ngành dược VN. Bởi vậy, mặc dù chưa chính thức niêm yết, nhưng cổ phiếu của VĐ đang được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm. Điều này cũng nằm trong mối quan tâm chung của cổ phiếu ngành dược, bởi lợi thế của các công ty dược mạnh trong nước là được nằm trong ngành hàng thiết yếu, đồng thời tốc độ phát triển của ngành khá cao... khi Cty có hệ thống phân phối tốt, thương hiệu tốt thì mức độ tăng trưởng tốt, doanh số cao, lợi nhuận cũng cao...
Tuy nhiên, đối tượng đầu tiên mà VĐ quan tâm là NLĐ trong chính Cty; ban lãnh VĐ xác định mỗi một nhân viên là chủ nhân của DN, đồng thời cũng là một cổ đông chiến lược quan trọng của DN. Theo chị Phạm Thị Năm - nhân viên tạp vụ của VĐ - chị hoàn toàn bất ngờ khi biết mình được mua 1.000 cổ phiếu. Chị mới làm cho VĐ từ năm 2003 với hợp đồng LĐ có thời hạn, hàng năm được ký lại, với mức lương 1,8 triệu đồng/tháng. Còn Nguyễn Chí Kiên - lái xe cho VĐ 5 năm - đều được mua CP cả 2 đợt. Số cổ phiếu Kiên hiện có là 2.500. Những NLĐ như chị Năm, Kiên đều được VĐ bán cổ phiếu với giá gốc.
Việc bán cổ phiếu mệnh giá gốc cho cả những người làm hợp đồng có thời hạn không chỉ thể hiện sự quan tâm của chủ DN với NLĐ, mà còn tạo nên sự gắn bó với DN từ phía NLĐ. Điều này càng trở nên có ý nghĩa, khi trong lộ trình điều chỉnh vốn điều lệ của các Cty thành viên còn có việc mua thêm cổ phần của một số Cty khác.
Năm 1996, khi mới thành lập, Viễn Đông (VĐ) chủ yếu nhập khẩu uỷ thác một số sản phẩm của Hàn Quốc, Ấn Độ để phân phối tại VN. Đến nay, khi đã hoạt động dưới mô hình tập đoàn, VĐ đã dẫn đầu trong việc mua, nhượng quyền thương hiệu dược của nước ngoài để SX ở VN.
Dược vốn được coi là ngành SX đặc biệt và từ trước đến nay, VN chưa cho phép các Cty nước ngoài được phân phối trực tiếp. Trong dòng phát triển ấy, để đảm bảo việc làm, thu nhập cho hơn 300 CBCNVC - LĐ và hàng ngàn đại lý, VĐ chọn cho mình một cách làm riêng. VĐ chính là một trong những Cty tiên phong mua bản quyền của các Cty nước ngoài chuyển giao về VN.
Tới thời điểm tháng 12.2006, Cty đã mua và đang hoàn tất việc chuyển giao trên 30 bản quyền thương hiệu sản phẩm từ các Cty dược nổi tiếng của Hàn Quốc, với trị giá trên 30 tỉ đồng.
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo VĐ cho biết, số lượng sản phẩm mới sẽ đưa vào SX trong năm 2007 - 2010 là 30 sản phẩm; số lượng sản phẩm đưa vào thị trường cuối năm 2007 và năm 2008 là 16 sản phẩm. Điều đáng nói là đến nay, VĐ đã hoàn thành việc mua bản quyền, chuyển giao công nghệ cho 3 sản phẩm (trong kế hoạch trên) nhượng quyền từ Hàn Quốc và đã chuyển giao thành công công nghệ sản xuất hiện đại từ EU Pharma cho 12 sản phẩm mới khác.
Một trong những mục tiêu quan trọng mà VĐ đang hướng tới là xây dựng hệ thống phân phối hiện đại, bao gồm các trung tâm phân phối trực thuộc Cty trên tất cả các tỉnh, thành phố tiềm năng. Dự kiến trong năm 2008, VĐ sẽ thành lập thêm 40 Cty, chi nhánh trực thuộc đạt tiêu chuẩn GDP và có kho đạt tiêu chuẩn GSP tại hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc. Điều này có nghĩa VĐ sẽ tạo việc làm cho không ít NLĐ, bởi có thêm 40 giám đốc khu vực, 40 dược sĩ đại học phụ trách chuyên môn, trên 300 nhân viên thương mại.... được tuyển chọn thêm; số lượng thành viên tham gia kênh phân phối tăng từ 9.000 thành viên lên trên 15.000 thành viên.
Nhân viên tạp vụ cũng được mua cổ phiếu
Năm 2007 là năm bản lề đánh dấu sự thay đổi vượt bậc của VĐ. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2007 của VĐ đạt 307 tỉ đồng, tăng trưởng đạt 117% so với năm 2006. Với doanh thu này, VĐ đã nằm trong tốp 10 Cty dược phẩm có doanh thu lớn nhất của ngành dược VN. Bởi vậy, mặc dù chưa chính thức niêm yết, nhưng cổ phiếu của VĐ đang được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm. Điều này cũng nằm trong mối quan tâm chung của cổ phiếu ngành dược, bởi lợi thế của các công ty dược mạnh trong nước là được nằm trong ngành hàng thiết yếu, đồng thời tốc độ phát triển của ngành khá cao... khi Cty có hệ thống phân phối tốt, thương hiệu tốt thì mức độ tăng trưởng tốt, doanh số cao, lợi nhuận cũng cao...
Tuy nhiên, đối tượng đầu tiên mà VĐ quan tâm là NLĐ trong chính Cty; ban lãnh VĐ xác định mỗi một nhân viên là chủ nhân của DN, đồng thời cũng là một cổ đông chiến lược quan trọng của DN. Theo chị Phạm Thị Năm - nhân viên tạp vụ của VĐ - chị hoàn toàn bất ngờ khi biết mình được mua 1.000 cổ phiếu. Chị mới làm cho VĐ từ năm 2003 với hợp đồng LĐ có thời hạn, hàng năm được ký lại, với mức lương 1,8 triệu đồng/tháng. Còn Nguyễn Chí Kiên - lái xe cho VĐ 5 năm - đều được mua CP cả 2 đợt. Số cổ phiếu Kiên hiện có là 2.500. Những NLĐ như chị Năm, Kiên đều được VĐ bán cổ phiếu với giá gốc.
Việc bán cổ phiếu mệnh giá gốc cho cả những người làm hợp đồng có thời hạn không chỉ thể hiện sự quan tâm của chủ DN với NLĐ, mà còn tạo nên sự gắn bó với DN từ phía NLĐ. Điều này càng trở nên có ý nghĩa, khi trong lộ trình điều chỉnh vốn điều lệ của các Cty thành viên còn có việc mua thêm cổ phần của một số Cty khác.