BMSC

http://bmsc.com.vn


Phó Chủ nhiệm UBKT: Thoái vốn DNNN quan trọng là xã hội được cái gì?

Việc giữ cổ phần vàng hay không, hay giữ tỷ lệ vốn 70%, hay 65% tùy thuộc vào tùy tình hình kinh tế từng nước chứ không thể bê nguyên kinh nghiệm các nước vào áp dụng tại Việt Nam được.
 
 
Việc giữ cổ phần vàng hay không, hay giữ tỷ lệ vốn 70%, hay 65% tùy thuộc vào tùy tình hình kinh tế từng nước chứ không thể bê nguyên kinh nghiệm các nước vào áp dụng tại Việt Nam được. 

Liên quan đến việc sắp tới có thể cho phép DNNN thoái vốn dưới mệnh giá, ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Dù bán với giá nào thì thị trường phải quyết định giá. Bạn thử tưởng tượng, khi một người đang đói mà đưa cho họ chiếc máy ảnh xịn thì họ có thích không? Hay lúc đó mình đưa cho họ bát phở nóng hổi họ sẽ đón nhận hồ hởi? Trong tình hình hiện nay, chẳng ai bỏ ra 10 triệu đồng để mua một chiếc máy ảnh xịn, nhưng họ sẵn sàng bỏ ra 30 nghìn đồng để mua một bán phở.

Có quan điểm cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nhà nước chỉ nên chọn một vài DN tốt để thoái vốn, không nên bán ồ ạt để đảm bảo vốn nhà nước không bị thất thoát, ông nghĩ sao về ý kiến này?

Đó cũng là một ý kiến nhưng chỉ mang tính chất tham mưu, tham vấn của chuyên gia. Nếu mình đã đưa ra cơ chế và trao quyền quyết định bán cho người lãnh đạo doanh nghiệp thì phải tôn trọng với quyết định của họ, bởi họ mới là người chịu trách nhiệm chính cho quyết định bán hay không bán doanh nghiệp. Sau một năm hay ba năm, tổng kết lại nếu thấy hiệu quả đem lại rõ thì quyết định bán doanh nghiệp là đúng đắn.

Những ý kiến tư vấn, tham mưu chỉ là để tham khảo, đâu có chịu trách nhiệm tư vấn của mình. Tôi thì cho rằng, khi đã ra cơ chế thì hãy tin tưởng trao quyền cho họ.

Ông có cho rằng, Nhà nước chỉ nên giữ “cổ phần vàng” tại các DNNN tức là tuy tỷ lệ nắm giữ ít nhưng mang tính quyết định quan trọng, hơn là nắm giữ vốn lớn, trao quyền nhưng DNNN làm ăn không hiệu quả, thưa ông?

Hiện nay từ năm 1990-1995 trên thế giới có 2 kiểu mô hình chuyển đổi kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường là dùng liệu pháp “sốc” là chia bom cho tất cả mọi người là Nga, Séc. Thành công của Ba Lan, Hungari cũng cần nghiên cứu học tập. Mỗi nước có một cách chuyển, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của nền kinh tế từng nước lựa chọn hướng phù hợp.

Việc giữ cổ phần vàng hay không, hay giữ tỷ lệ vốn 70%, hay 65% tùy thuộc vào tùy tình hình kinh tế từng nước chứ không thể bê nguyên kinh nghiệm các nước vào áp dụng tại Việt Nam được.

Theo ông, để việc thoái vốn tại DNNN bằng cách bán dưới mệnh giá thì cần phải lưu ý điều gì?

Vấn đề gì bao giờ cũng có hai mặt, đừng bao giờ chỉ nhìn một mặt cụ thể. Việc bán vốn DNNN dù bằng hay dưới mệnh giá thì phải xem bán rồi nhà máy có vận hành không, người lao động có bị đẩy ra ngoài đường hay không và quan trọng nhất là họ đóng góp cho ngân sách, xã hội được cái gì?

Tôi cho rằng đó mới là những điều quan trọng nhất khi thoái vốn của các DNNN.

Xin cảm ơn ông!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây