Quay lại với danh mục đầu tư giá trị?
- Thứ năm - 01/11/2007 22:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sự mong chờ quá mức vào sự hồi phục của thị trường, tâm lý đám đông đã khiến NĐT tự tạo ra rủi ro cho mình, khi mà chiêu bài của thị trường tiếp tục do những ông lớn nắm giữ. Nhiều NĐT khôn ngoan đã bắt đầu cơ cấu lại danh mục đầu tư cho mình, quay trở lại với những CP có mức sinh lợi ổn định và độ an toàn cao.
Hành trình blue - chips
Trong giai đoạn thị trường điều chỉnh sâu, thì những nỗ lực nâng đỡ thì trường chủ yếu đến từ các blue - chips (BCs), đặc biệt là STB do thị giá cao, cộng với số lượng CP lưu hành bình quân lớn, lại luôn được NĐT nước ngoài quan tâm. Đây cũng là nhóm CP mất giá nhiều nhất trong 6 tháng điều chỉnh (từ 30-50%) nhưng trong tháng hồi phục của thị trường (từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10) thống kê giá cả của các BCs lại rất đáng ngạc nhiên, mức tăng trung bình của nhóm này chỉ khoảng 15%. Trong khi đó "câu chuyện về sự tăng trưởng" lại thuộc về nhóm CP mệnh giá nhỏ hoặc trung, đặc biệt là nhóm CP mới lên sàn. Phải chăng BCs đang mất dần ngôi vị của mình(???).
Theo dõi khối lượng mua bán hàng ngày của 10 BCs có giá trị vốn hoá thị trường những phiên gần đây, ta thấy giao dịch các CP này cũng đã sôi động hẳn lên, khối lượng giao dịch hàng ngày tăng lên đáng kể so với hồi đầu tháng 9. Mặc dù tương quan cung cầu vẫn nghiêng về bên bán, nhưng xem xét quy mô mua và bán hàng ngày ta thấy có sự gia tăng dần dần về khối lượng và giá trị trên mỗi lệnh mua - bằng chứng của việc các NĐT lớn và có tổ chức đang lặng lẽ gom hàng. Nhân tố hạn chế sự gia tăng của khối này do NĐT chuyển hướng tìm lợi nhuận từ những CP tăng giá hấp dẫn bên sàn HN hoặc tranh mua những CP mới lên sàn TPHCM nên lượng cung đổ ra vẫn áp đảo lượng cầu. Mặt khác, NĐT không còn nhiều mặn nồng với những CP được coi là đã hết lực.
Tuy vậy, mặc dù không đem lại nhiều lợi nhuận cho NĐT như mong đợi, nhưng đây luôn là những CP có tính thanh khoản cao nhất thị trường, khối lượng giao dịch của các BCs luôn là động lực để "đỡ" thị trường không bị trượt qua mức hỗ trợ. Và thực tế, nhiều NĐT đang quay lại tìm kiếm cơ hội với các BCs cho thị trường cuối năm 2007.
Danh mục đầu tư giá trị
Thị trường đang diễn biến hết sức khó lường, nhất là sau sự kiện SSI chuyển sàn và chính thức gia nhập nhóm BCs trên sàn TPHCM. Với khối lượng giao dịch kỷ lục 14,1 triệu đơn vị ngày 29.10 và hơn 10 triệu đơn vị ngày 30.10, SSI đã đẩy khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch thị trường lên mức cao nhất từ trước đến giờ. Kịch bản chuyển sàn SSI có như PPC còn phụ thuộc ở sức cầu của thị trường còn "trụ" được trong thời gian bao lâu và niềm tin của thị trường vào một "DN giá trị".
Thị trường càng rủi ro, lựa chọn của rất nhiều nhà đầu tư là quay trở về với danh mục đầu tư giá trị, trong đó các CP của các DN tốt sẽ là ưu tiên số một cho một khoản đầu tư an toàn. Thực tế đã chứng minh, sau những "cơn sốt" CP hiếm, penny stock... NĐT lại quay về với những CP dẫn dắt thị trường - bởi đây mới chính là động lực cho sự tăng trưởng lâu dài của thị trường.
Những "tân binh" như VIC, RIC, VIP, VTO cũng đang hứa hẹn sẽ là những BCs mới của sàn TPHCM. Cộng với các BCs cũ hầu hết là các DN làm ăn có hiệu quả, những DN đã công bố kết quả kinh doanh quý III đều vượt mức kế hoạch đã đề ra. Vậy sau "cơn sốt" CP bên Hastc, NĐT sẽ lại quay về với danh mục đầu tư giá trị?
Bảng kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2007 (Đơn vị: Tỉ đồng)
CP |
Năm 2006 |
9 tháng năm 2007 |
Tăng trưởng |
|||
DT |
LN |
DT |
LN |
% DT |
% LN |
|
FPT |
21,399,752 |
450,436 |
17,972,256 |
564,458 |
84% |
125% |
GMD |
874,583 |
133,318 |
756,175 |
141,830 |
86% |
160% |
PVD |
1,490,134 |
124,522 |
1,841,021 |
401,629 |
124% |
323% |
SAM |
1,654,473 |
203,779 |
1,426,702 |
142,286 |
86% |
70% |
STB |
2,079,103 |
611,328 |
3,098,074 |
893,313 |
149% |
146% |
KDC |
998,150 |
170,666 |
868,992 |
164,912 |
87% |
97% |
SJC |
336,109 |
119,845 |
390,934 |
157,831 |
116% |
132% |
VNM |
6,619,102 |
733,225 |
4,951,394 |
755,201 |
75% |
103% |