Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Giải quyết khó khăn về tín dụng nông nghiệp là vấn đề cấp thiết
- Thứ năm - 17/10/2013 09:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sáng nay 17/10, tại Kiên Giang đã diễn ra Hội thảo giải pháp cho vay nông nghiệp nông thôn có bảo hiểm lãi suất tại ĐBSCL.
Có thể nói, ở thời điểm khó khăn nhất của nền kinh tế thì nền tảng và điểm tựa vững chắc cho sự ổn định của nền kinh tế, giải quyết vấn đề an sinh xã hội của đất nước là sản xuất nông nghiệp.
Gắn liền với chặng đường đổi mới, phát triển đi lên của ngành nông nghiệp, nông thôn thì mảng chính sách tín dụng của ngân hàng đã được xây dựng, cụ thể hóa một cách đầy đủ, linh hoạt, sáng tạo nhằm tạo ra sức bậttrong sản xuất hàng hóa của nền nông nghiệp cả nước, nhất là với khu vực ĐBSCL.
Những nội dung quan trọng mà chính sách tin dụng cũng như sử dụng công cụ của chính sách hướng về phát triển nông nghiệp nông thôn, thể hiện rõ trên các mặt:
Một là, tháo gỡ về điều kiện tiếp cận, vay vốn phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại, hợp tác xã, vay từ 50 – 500 triệu không phải thế chấp.
Hai là, chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch như hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu và 50% lãi suất trong các năm tiếp theo khi đầu tư máy móc thiết bị nhằm tổn thất sau thu hoạch.
Ba là, sử dụng linh hoạt sáng tạo công cụ dự trữ bắt buộc, công cụ tái cấp vốn, trần lãi suất cho vay khu vực nông nghiệp, xuất khẩu, DNNVV…Trong điều hành chính sách tiền tệ định hướng cho vay lớn, tỷ trọng dư nợ từ 40% trở lên vào khu vực nông nghiệp. Trong 3 năm qua thì dư nợ cho vay tín dụng nông nghiệp của ngành ngân hàng đã tăng gấp 2,1 lần.
Bốn là, tín dụng thương mại của hệ thống ngân hàng bước đầu kết hợp tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, vùng sâu vùng xa nhằm tạo ra vũng sản xuất hàng hóa lớn, tạo ra sự lan tỏa toàn diện theo hướng bền vững.
Năm là, chính sác tín đụng của ngân hàng đã gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa trong việc cho vay và hỗ trợ lãi suất để tạo lập sự ổn định giá lúa gạo nhằm đảm bảo thu nhập hợp lý của người nông dân.
Sáu là, chính sách tín dụng đã có những phản ứng linh hoạt trong tháo gỡ khó khăn như giãn nợ, cho vay đôi với lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm được NHNN chỉ đạo kịp thời tháo gỡ khó khăn.
Nhìn chung, theo Thống đốc, tín dụng nông nghiệp nông thôn của ngành ngân hàng đã đóng góp và tạo ra những thành tựu to lớn cho ngành nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên những thành tựu ấy chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, bên cạnh những khó khăn khác mà chúng ta còn gặp phải.
Thống đốc cho rằng, yêu cầu đổi mới, căn bản trong tư duy thiết kế chính sách trong giai đoạn tới cho nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là các chính sách về tín dụng của ngân hàng.