Triển khai các quy định về vận tải: Doanh nghiệp “ngồi trên lửa”
- Thứ năm - 13/09/2007 18:16
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau khi Báo SGGP số ra ngày 6-9 đăng bài “Quy định mới về quản lý taxi: Đầy mâu thuẫn, xa thực tế”, chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp (DN) vận tải và cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này. Báo SGGP xin nêu một số vấn đề bức xúc nhất.
Khó thực hiện từ 1-10
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách, hy vọng sẽ dẹp được nạn xe “dù” như thế này. Ảnh: Hồ Việt
|
Hầu hết các phản hồi đều có chung bức xúc về thời gian thực hiện. Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), bắt đầu từ ngày 1-10-2007, nếu các DN, hợp tác xã (HTX) kinh doanh vận tải chưa đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định mới sẽ bị ngưng hoạt động, tịch thu phù hiệu, sổ nhật trình…
Các DN, HTX cho rằng, việc ấn định thời gian như vậy là vội vàng và khó có DN, HTX kinh doanh vận tải nào thực hiện được. Đại diện taxi Vinasun, ông Tạ Long Hỷ cho rằng, điều kiện thì quá khắt khe mà thời gian thực hiện lại quá ngắn (chưa đầy 1 tháng cả phổ biến, triển khai, thực hiện…) đã khiến các DN như ngồi trên lửa. Việc tập huấn cho nhân viên và lái xe nên giao cho các địa phương như trước đây vì giấy phép lái xe (quan trọng hơn) thì giao cho các địa phương cấp, còn giấy chứng nhận tập huấn lái xe và nhân viên lại giao cho cơ quan của Bộ GTVT cấp là chưa phù hợp. Đó là chưa kể chỉ tính riêng số xe taxi trên địa bàn đã có hàng chục ngàn chiếc, còn số lái xe và nhân viên xe khách, xe buýt…, cũng là một con số không nhỏ!
Hiện nay taxi Vinasun đang có kiến nghị lùi thời điểm tập huấn cho lái xe vì đơn vị này có khoảng 1.300 xe với gần 3.000 lái xe nên không thể tập huấn nghiệp vụ cùng 1 lúc được. Cũng như Vinasun, nhiều DN đang kiến nghị Bộ GTVT dời thời điểm thực hiện xử phạt theo quy định mới về vận tải hành khách đến 1-1-2008. Tuy nhiên Phó Giám đốc Sở GTCC TPHCM Dương Hồng Thanh khẳng định Sở GTCC vẫn tiếp tục triển khai các quy định của Bộ GTVT song song với việc kiến nghị tháo gỡ những vướng mắc trên.
Về phía Hiệp hội Vận tải ô tô, ông Hồ Văn Hưởng cũng xác nhận rằng, quy định lái xe, tiếp viên phải có giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn trước 1-10 khó mà thực hiện được. Bởi lẽ hiện nay, Hiệp hội Vận tải ô tô còn phải chạy “sô” để tập huấn từ tỉnh này qua tỉnh khác nên dù có cố gắng thì cũng khó hoàn thành trong tháng 9-2007. Chính vì vậy mà Sở GTCC, Sở GTVT các tỉnh, thành cần kiến nghị Bộ GTVT và Cục Đường bộ Việt Nam gia hạn thời điểm xử phạt để các DN vận tải có thời gian chuẩn bị tốt hơn.
Hiện nay taxi Vinasun đang có kiến nghị lùi thời điểm tập huấn cho lái xe vì đơn vị này có khoảng 1.300 xe với gần 3.000 lái xe nên không thể tập huấn nghiệp vụ cùng 1 lúc được. Cũng như Vinasun, nhiều DN đang kiến nghị Bộ GTVT dời thời điểm thực hiện xử phạt theo quy định mới về vận tải hành khách đến 1-1-2008. Tuy nhiên Phó Giám đốc Sở GTCC TPHCM Dương Hồng Thanh khẳng định Sở GTCC vẫn tiếp tục triển khai các quy định của Bộ GTVT song song với việc kiến nghị tháo gỡ những vướng mắc trên.
Về phía Hiệp hội Vận tải ô tô, ông Hồ Văn Hưởng cũng xác nhận rằng, quy định lái xe, tiếp viên phải có giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn trước 1-10 khó mà thực hiện được. Bởi lẽ hiện nay, Hiệp hội Vận tải ô tô còn phải chạy “sô” để tập huấn từ tỉnh này qua tỉnh khác nên dù có cố gắng thì cũng khó hoàn thành trong tháng 9-2007. Chính vì vậy mà Sở GTCC, Sở GTVT các tỉnh, thành cần kiến nghị Bộ GTVT và Cục Đường bộ Việt Nam gia hạn thời điểm xử phạt để các DN vận tải có thời gian chuẩn bị tốt hơn.
Rắc rối chuyển quyền sở hữu
Từ 1-10-2007 tài xế taxi phải có giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.
|
Vấn đề mà các HTX bức xúc nhất là việc chuyển quyền sở hữu xe, bởi họ cho rằng, hầu hết xe của xã viên đều mua trả góp bằng cách vay nợ ngân hàng nên không thể chuyển quyền sở hữu. Hơn nữa, tâm lý các xã viên cũng không tin tưởng khi giao tài sản cho người khác đứng tên. Về quy định của pháp luật, thạc sĩ Lê Trung Tính, Phó phòng Quản lý vận tải công nghiệp (Sở GTCC TPHCM) phân tích, trong Nghị định số 110 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô do Chính phủ ban hành năm 2006 có nêu cụ thể hai nhóm loại hình kinh doanh gồm: loại chỉ có các DN mới được hoạt động (vận tải tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt và vận tải taxi) và loại vừa có DN, vừa có hộ kinh doanh hoạt động (vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch và vận tải hàng hóa). Thế nhưng, khi triển khai Nghị định 110 bằng các Quyết định 16, 17, Bộ GTVT lại có quy định về sở hữu các xe tham gia khai thác tuyến cố định.
Từ quy định này, Cục Đường bộ Việt Nam đã hướng dẫn một số Sở GTVT - GTCC các tỉnh và thành phố yêu cầu các xã viên HTX đứng tên sở hữu chủ phương tiện muốn hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định, hợp đồng hoặc kinh doanh taxi phải chuyển đổi chủ quyền từ sở hữu thành viên sang sở hữu tập thể HTX hoặc xe của cá nhân đang hoạt động trong các DN, đã được các DN vận tải đưa vào đăng ký khai thác vận tải khách bằng xe hợp đồng phải bổ sung hợp đồng thuê tài sản giữa DN vận tải và cá nhân đứng tên trên giấy đăng ký xe ô tô...
Điều này đồng nghĩa với việc không cho xe của xã viên HTX nhưng đứng tên sở hữu thành viên được tham gia kinh doanh vận tải. Trong khi đó Luật HTX năm 2003 công nhận HTX có hai quyền sở hữu phương tiện: đứng tên chủ quyền HTX và đứng tên cá nhân xã viên HTX. Còn Nghị định 110/CP chỉ không cho cá thể kinh doanh vận tải ở 3/6 loại hình kinh doanh vận tải (tuyến cố định, xe buýt và xe taxi) chứ không hề cấm các cá nhân là xã viên HTX kinh doanh vận tải, nên việc buộc phải chuyển quyền sở hữu là chưa đúng với quy định hiện hành.
Chưa biết Bộ GTVT có gia hạn thời điểm thực hiện hay không, và những kiến nghị của các DN, ngành GTCC được giải quyết thế nào nhưng trong thời điểm hiện nay hầu hết các DN kinh doanh vận tải đều như “ngồi trên lửa”.