BMSC

http://bmsc.com.vn


VN-Index: 850 hay 800?

Lại một phiên thị trường "nhuốm đỏ". Thị trường sụt giảm, thua lỗ, ai mà chả chua xót. Tuy nhiên đây không phải là lúc than vãn, mà cái cần là chính chúng ta phải nhìn thẳng và sự thật và đối diện với nghịch cảnh.

Thị trường trong những ngày qua liên tục "down" (xuống) thê thảm, đối với một số người thì đó là sự bất ngờ (những người hy vọng VNI có sự đảo chiều và tăng hơn 1.000 điểm), nhưng riêng với tôi, diễn biến trong những ngày qua hoàn toàn không có gì là bất ngờ cả. VNI đã về 850 điểm và mốc 800 cũng sẽ còn không xa...

NĐT bây giờ đã khôn hơn rất nhiều, không có chuyện 1, 2 phiên tăng là thị trường đảo chiều. Với hoàn cảnh hiện tại, có khi chỉ cần 1; 2 phiên tăng theo kiểu "bull-trap" là NĐT đã nhanh tay đồng loạt xả hàng.

Vẫn còn đó các NĐT bị "kẹt" rất nặng, kêu gào tử thủ. Thành thật mà nói họ đã mệt mỏi với TTCKVN lắm rồi, nhưng vẫn phải luôn miệng hô "up, up" lên... Với nhiều NĐT, bây giờ họ chỉ biết hy vọng và chờ đợi, tất cả chỉ có vậy. Tuy nhiên ngay các NĐT cũng phải suy nghĩ lại hành động của mình.
 
Đi đầu tư CK, sau đó ôm 1 mớ CP rồi ngồi đó hô hào Chính phủ ra tay cứu, kích cầu thị trường thì đó có phải là một NĐT thật sự không, hay chỉ a dua "té nước" theo thị trường? Trông chờ vào sự may rủi chăng?

Bản chất của thị trường là quan hệ cung - cầu. Nhưng xem ra ít người nhận thức đúng vấn đề này. Chính sách tốt đến mấy, nhưng cung-cầu mất cân đối thì thị trường sao phát triển bền vững? Nếu chịu khó quan sát thì sẽ thấy cung - cầu hiện nay mất cân đối thế nào.

Cung quá nhiều mà cầu thì quá yếu, trong bối cảnh đó thị trường không "down" mới lạ. Cung sắp tới là Sebeco, Habeco, BIDV, Incombank, Vina, MobilFone..., chưa kể hàng chục, hàng trăm DN trên sàn phát hành thêm CP, rồi còn cung CP OTC hiện nay cũng rơi vào tình trạng bội thực...

Cầu chưa thấy ở đâu cả. Bao nhiêu tiền đổ vào các đợt IPO và các DN niêm yết lẫn OTC cả rồi, phần tiền còn lại thì đã rút qua BĐS, vàng, hay đầu tư kinh doanh. Hy vọng lớn nhất là mấy "ông Tây", nhưng xem ra hơi khó.

Theo quan điểm của tôi, NĐTNN khó có thể ra tay cứu thị trường trong tình cảnh hiện nay vì mấy lý do: Sắp tới sẽ có những phiên IPO lớn, NĐTNN không muốn thị trường tăng.

Thị trường xuống có lợi, giúp họ mua được giá rẻ, hoặc chí ít là việc đấu giá trung bình không cao (DPM và VCB là những ví dụ cụ thể). Các quỹ hiện nay không chịu một sức ép nào về giải ngân cả, chính vì vậy họ cũng chưa cần phải mua vào, khi chưa thấy đáy của thị trường.

Các quỹ hiện nay còn rất nhiều tiền, nhưng lại là tiền USD, không đổi sang VND được. Hay nói cách khác, các quỹ đầu tư ngoại muốn mua CK cũng không đủ VND để mua nhiều được.

Dường như hiện nay mọi người đang hướng về Chính phủ và các nhà quản lý TTCK, nhưng theo quan điểm của tôi, các biện pháp "kích cầu" có đưa ra cũng chưa dễ thay đổi tình hình lúc này.

Nếu điều chỉnh Chỉ thị 03, cũng chỉ có tác động tâm lý nhất định để kích thích thị trường. Với mức trích lập dự phòng cho khoản vay (nếu cao) thì các NH chắc không dám mạnh tay cho vay CK.

Bên cạnh đó, CK hiện nay không "sốt", không siêu lợi nhuận như trước kia nữa, mà đầu tư CK hiện nay khả năng lỗ nhiều hơn lãi, vậy khả năng có bao nhiêu % các NĐT dám vay tiền để chơi CK?

Còn các NH, họ cũng sẽ không mặn mà cho vay các NĐT đang bị "kẹt" CP để lún vào vũng lầy nợ nần cùng NĐT. Các biện pháp kích cầu khác, tăng room, có nhiều khả năng chưa thể làm ngay được, nhất là room NH.

Dãn IPO cũng không khó thực hiện vì càng chậm tiến trình, càng làm mất uy tín đối với giới đầu tư - đặc biệt là nước ngoài. Giảm nhiệt thị trường BĐS, đánh thuế cao, mục đích nhằm kéo dòng tiền từ BĐS sang CK: Rất khó và có muốn làm cũng không làm ngay được vì đụng phải rất nhiều vấn đề.

Việc sửa Chỉ thị 03, lùi thời gian IPO, lùi thời hạn áp dụng thuế CK, có vô số thông tin tốt nhưng NĐT vẫn dường như vô cảm với các thông tin. Điều quan trọng là NĐT đã mất quá nhiều niềm tin với thị trường.

Vấn đề không phải là những gì xảy ra với thị trường trong mấy ngày nay, mà là đáng ra nhiều vấn đề của thị trường phải sớm được nhận ra và có biện pháp phòng ngừa, chứ không phải để thị trường đến nỗi này mà mới bàn (chưa thực hiện) chuyện giải quyết!
 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây