3 lý do gây khó thị trường vàng
- Thứ hai - 01/03/2021 14:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau khi tăng khoảng 22% trong năm 2020, giá vàng giao ngay đã mất khoảng 9% trong năm 2021 xuống dưới 1.800 USD/ounce, thậm chí xuống chỉ 1.716,85 USD/ounce trong phiên cuối cùng của tháng 2.
Ngân hàng Bank of America (BofA), cho rằng nhu cầu vàng vật chất của các ngân hàng trung ương giảm là thách thức lớn đối với thị trường vàng, bên cạnh thách thức đến từ nhu cầu vàng trang sức giảm do dịch Covid-19 và sự “thiếu quan tâm” của nhà đầu tư đến vàng khi các tài sản rủi ro trở nên “lấp lánh” hơn.
Sau khi tăng khoảng 22% trong năm 2020, giá vàng giao ngay đã mất khoảng 9% trong năm 2021 xuống dưới 1.800 USD/ounce, thậm chí xuống chỉ 1.716,85 USD/ounce trong phiên cuối cùng của tháng 2, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020.
Theo các nhà phân tích của BofA, năm 2020, thị trường vàng "dậy sóng" chủ yếu bởi sự quan tâm của các nhà đầu tư đến những tài sản an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ và lãi suất tiền gửi ngân hàng cũng như lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm thấp trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên toàn cầu nỗ lực tung ra các khoản tiền khổng lồ để cứu kinh tế thoát khỏi đại dịch Covid-19.
Mặc dù giá vàng hiện đang giao dịch ở mức chỉ khoảng 1.730 USD/ounce, trong ngân hàng Mỹ BofA vẫn kỳ vọng giá trung bình trong năm 2021 sẽ ở mức 2.063 USD/ounce như họ đã dự đoán từ năm ngoái.
Tuy nhiên, ngân hàng này cũng không phủ nhận rằng thị trường vàng thế giới những tuần gần đây đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, nhất là sau khi phá vỡ những ngưỡng quan trọng.
Trong bối cảnh niềm tin và nghi ngờ đan xen như vậy, BofA đã khuyến những khách hàng của mình rằng hãy theo dõi sát 3 "luồng gió ngược" chính mà thị trường vàng phải đối mặt. Đó là:
Nhu cầu vàng physical suy yếu
Việc các ngân hàng trung ương mua vàng có vai trò rất quan trọng đối với thị trường vàng. Tuy nhiên, BofA cho biết, nhu cầu từ đối tượng này có dấu hiệu "giảm dần".
Hội đồng Vàng thế giới (WGC) tháng 1/2021 cho biết lượng vàng mà các ngân hàng trung ương mua vào trong tháng đầu tiên của năm 2021 thấp hơn khoảng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoạt động mua vàng trong năm vừa qua đã làm cho danh mục dự trữ của các ngân hàng trung ương có sự thay đổi đáng kể, khiến cho một số ngân hàng nhân ra rằng đến "một thời điểm thích hợp" thì cần giảm tốc độ mua vào, thậm chí bán ra để tăng tính thanh khoản. Đây chính là lý do khiến hoạt động mua vàng đang bị chậm lại.
Thị trường trang sức "mờ nhạt"
BofA cho biết, doanh số bán vàng trang sức rất "đáng thất vọng". Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu vàng trang sức ở những thị trường chủ chốt như Trung Quốc và Ấn Độ giảm sút. Ở Ấn Độ, nhu cầu vàng trang sức năm 2020 sụt giảm. Trong khi ở Trung Quốc, nước tiêu thụ đồ xa xỉ lớn nhất thế giới, đà giảm kéo dài sang năm 2021.
Các nhà phân tích cho biết: "Mặc dù nhu cầu vàng trang sức vẫn tăng, song tăng thấp hơn nhiều so với mức trung bình của quá khứ và mức dự báo cho tương lai.
Nhà đầu tư giảm mua
Một "cơn gió ngược" khác nữa khiến nhu cầu vàng vật chất càng thêm sụt giảm, đó là "sự thiếu quan tâm của các nhà đầu tư", theo BofA.
Các tài sản bằng kim loại quý mà các quỹ ETF quản lý đã giảm nhanh kể từ cuối năm 2020, sau khi tăng mạnh trong suốt 3 quý đầu năm.
Những thay đổi trong bức tranh kinh tế vĩ mô toàn cầu đã không khuyến khích dòng vốn đầu tư chảy vào vàng nữa. Do đó, thị trường vàng "đã phải chật vật để không giảm sút", ngân hàng BofA cho biết.
Dự báo lạm phát sẽ tăng nhanh sau khi Mỹ thông qua được gói kích thích kinh tế chống đại dịch Covid-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ. Trong khi đó, việc triển khai tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 vẫn đang mở rộng trên khắp thế giới.
Bất chấp 3 mối lo đó, BofA vẫn tin rằng "bản chất thị trường vàng sẽ vẫn tăng giá", mặc dù tốc độ tăng không nhiều như năm 2020.
Tham khảo Businessinsider
Sau khi tăng khoảng 22% trong năm 2020, giá vàng giao ngay đã mất khoảng 9% trong năm 2021 xuống dưới 1.800 USD/ounce, thậm chí xuống chỉ 1.716,85 USD/ounce trong phiên cuối cùng của tháng 2, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020.
Theo các nhà phân tích của BofA, năm 2020, thị trường vàng "dậy sóng" chủ yếu bởi sự quan tâm của các nhà đầu tư đến những tài sản an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ và lãi suất tiền gửi ngân hàng cũng như lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm thấp trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên toàn cầu nỗ lực tung ra các khoản tiền khổng lồ để cứu kinh tế thoát khỏi đại dịch Covid-19.
Mặc dù giá vàng hiện đang giao dịch ở mức chỉ khoảng 1.730 USD/ounce, trong ngân hàng Mỹ BofA vẫn kỳ vọng giá trung bình trong năm 2021 sẽ ở mức 2.063 USD/ounce như họ đã dự đoán từ năm ngoái.
Tuy nhiên, ngân hàng này cũng không phủ nhận rằng thị trường vàng thế giới những tuần gần đây đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, nhất là sau khi phá vỡ những ngưỡng quan trọng.
Trong bối cảnh niềm tin và nghi ngờ đan xen như vậy, BofA đã khuyến những khách hàng của mình rằng hãy theo dõi sát 3 "luồng gió ngược" chính mà thị trường vàng phải đối mặt. Đó là:
Nhu cầu vàng physical suy yếu
Việc các ngân hàng trung ương mua vàng có vai trò rất quan trọng đối với thị trường vàng. Tuy nhiên, BofA cho biết, nhu cầu từ đối tượng này có dấu hiệu "giảm dần".
Hội đồng Vàng thế giới (WGC) tháng 1/2021 cho biết lượng vàng mà các ngân hàng trung ương mua vào trong tháng đầu tiên của năm 2021 thấp hơn khoảng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoạt động mua vàng trong năm vừa qua đã làm cho danh mục dự trữ của các ngân hàng trung ương có sự thay đổi đáng kể, khiến cho một số ngân hàng nhân ra rằng đến "một thời điểm thích hợp" thì cần giảm tốc độ mua vào, thậm chí bán ra để tăng tính thanh khoản. Đây chính là lý do khiến hoạt động mua vàng đang bị chậm lại.
Thị trường trang sức "mờ nhạt"
BofA cho biết, doanh số bán vàng trang sức rất "đáng thất vọng". Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu vàng trang sức ở những thị trường chủ chốt như Trung Quốc và Ấn Độ giảm sút. Ở Ấn Độ, nhu cầu vàng trang sức năm 2020 sụt giảm. Trong khi ở Trung Quốc, nước tiêu thụ đồ xa xỉ lớn nhất thế giới, đà giảm kéo dài sang năm 2021.
Các nhà phân tích cho biết: "Mặc dù nhu cầu vàng trang sức vẫn tăng, song tăng thấp hơn nhiều so với mức trung bình của quá khứ và mức dự báo cho tương lai.
Nhà đầu tư giảm mua
Một "cơn gió ngược" khác nữa khiến nhu cầu vàng vật chất càng thêm sụt giảm, đó là "sự thiếu quan tâm của các nhà đầu tư", theo BofA.
Các tài sản bằng kim loại quý mà các quỹ ETF quản lý đã giảm nhanh kể từ cuối năm 2020, sau khi tăng mạnh trong suốt 3 quý đầu năm.
Những thay đổi trong bức tranh kinh tế vĩ mô toàn cầu đã không khuyến khích dòng vốn đầu tư chảy vào vàng nữa. Do đó, thị trường vàng "đã phải chật vật để không giảm sút", ngân hàng BofA cho biết.
Dự báo lạm phát sẽ tăng nhanh sau khi Mỹ thông qua được gói kích thích kinh tế chống đại dịch Covid-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ. Trong khi đó, việc triển khai tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 vẫn đang mở rộng trên khắp thế giới.
Bất chấp 3 mối lo đó, BofA vẫn tin rằng "bản chất thị trường vàng sẽ vẫn tăng giá", mặc dù tốc độ tăng không nhiều như năm 2020.
Tham khảo Businessinsider
Vân Chi
Theo Nhịp sống kinh tế
Theo Nhịp sống kinh tế