3 tháng đầu năm, giá xăng tăng gần 6.000 đồng mỗi lít
- Thứ ba - 29/03/2022 16:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xăng dầu là yếu tố chủ yếu làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 3 tháng đầu năm.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước. Tính chung 3 tháng đầu năm, CPI bình quân quý I/2022 tăng 1,92% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81%.
Xăng dầu là yếu tố chủ yếu làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 3 tháng đầu năm. Theo đó, trong quý I/2022, giá xăng dầu được điều chỉnh 7 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 5.900 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 5.780 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.060 đồng/lít. Bình quân quý I năm 2022, giá xăng dầu trong nước tăng 48,81% so với cùng kỳ năm trước.
Kỳ điều chỉnh vào hôm 21/3 là lần đầu tiên giá xăng giảm giá sau 6 kỳ tăng liên tiếp trong năm 2022.
"Giá xăng dầu tác động làm CPI tăng 1,76 điểm phần trăm", Tổng cục Thống kê cho biết.
Sau xăng dầu, theo Tổng cục Thống kê, giá gas tăng làm CPI tăng 0,31 điểm phần trăm. Ước tính bình quân quý I giá gas trong nước đã tăng 21,04% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, đà tăng của giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở, giá gạo trong nước cũng là các yếu tố góp phần làm tăng CPI trong quý I/2022.
Tại sao CPI chỉ tăng 1,92%?
Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đang đối diện với tình trạng CPI tăng rất mạnh. Như tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng đến 7,9% - cao nhất kể từ năm 1982. Câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam có thể duy trì mức tăng CPI ở mức thấp - tăng 1,92% trong quý I/2022?
Trả lời vấn đề này, Vụ trường vụ Thống kê giá Nguyễn Thu Oanh cho biết danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện để tính CPI ở mỗi quốc gia là khác nhau. Cơ cấu chi tiêu ở mỗi hộ gia đình cũng khác nhau ở mỗi quốc gia. Như tại Mỹ và Châu Âu, chi tiêu cho các nhóm về nhà ở, gas, điện, giao thông, vui chơi giải trí… chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi ở Việt Nam tỷ trọng lớn năm ở lương thực thực thẩm (chiếm tới khoảng 28% trong rổ hàng hoá tiêu dùng).
Ngoài ra, căng thắng Nga - Ukraine đã đẩy giá dầu thô, khí đốt vốn đã cao lại càng cao hơn.
"Mỹ và các nước phương Tây có tỷ trọng tiêu dùng các hàng hoá này cao nên CPI tăng cao hơn so với Việt Nam", bà Oanh cho biết.
Bên cạnh đó, theo bà Oanh, việc sản xuất và cung ứng các mặt hàng lương thực thực phẩm của Việt Nam luôn được đảm bảo. Nguồn cung cho các mặt hàng thiết yếu dồi dào, giá cả ổn định trong thời gian vừa qua.
Thống kê cho thấy, giá các mặt hàng thực phẩm quý I/2022 giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,26 điểm phần trăm. Trong đó giá thịt lợn giảm 21,55%, mỡ ăn giảm 22,6%…
Ngoài ra, giá dịch vụ giáo dục giảm 4,24% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 cũng làm CPI giảm 0,23 điểm phần trăm…
Vụ trường vụ Thống kê giá cũng cho rằng sự chủ động trong điều hành của Chính phủ trong thời gian qua cũng giúp ổn định CPI.
"Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá cả, chi phí cho doanh nghiệp và người dân như: Giảm thuế VAT 2% với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu; giảm 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm…", bà Oanh thông tin.
Xăng dầu là yếu tố chủ yếu làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 3 tháng đầu năm. Theo đó, trong quý I/2022, giá xăng dầu được điều chỉnh 7 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 5.900 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 5.780 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.060 đồng/lít. Bình quân quý I năm 2022, giá xăng dầu trong nước tăng 48,81% so với cùng kỳ năm trước.
Kỳ điều chỉnh vào hôm 21/3 là lần đầu tiên giá xăng giảm giá sau 6 kỳ tăng liên tiếp trong năm 2022.
"Giá xăng dầu tác động làm CPI tăng 1,76 điểm phần trăm", Tổng cục Thống kê cho biết.
Sau xăng dầu, theo Tổng cục Thống kê, giá gas tăng làm CPI tăng 0,31 điểm phần trăm. Ước tính bình quân quý I giá gas trong nước đã tăng 21,04% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, đà tăng của giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở, giá gạo trong nước cũng là các yếu tố góp phần làm tăng CPI trong quý I/2022.
Tại sao CPI chỉ tăng 1,92%?
Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đang đối diện với tình trạng CPI tăng rất mạnh. Như tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng đến 7,9% - cao nhất kể từ năm 1982. Câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam có thể duy trì mức tăng CPI ở mức thấp - tăng 1,92% trong quý I/2022?
Trả lời vấn đề này, Vụ trường vụ Thống kê giá Nguyễn Thu Oanh cho biết danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện để tính CPI ở mỗi quốc gia là khác nhau. Cơ cấu chi tiêu ở mỗi hộ gia đình cũng khác nhau ở mỗi quốc gia. Như tại Mỹ và Châu Âu, chi tiêu cho các nhóm về nhà ở, gas, điện, giao thông, vui chơi giải trí… chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi ở Việt Nam tỷ trọng lớn năm ở lương thực thực thẩm (chiếm tới khoảng 28% trong rổ hàng hoá tiêu dùng).
Ngoài ra, căng thắng Nga - Ukraine đã đẩy giá dầu thô, khí đốt vốn đã cao lại càng cao hơn.
"Mỹ và các nước phương Tây có tỷ trọng tiêu dùng các hàng hoá này cao nên CPI tăng cao hơn so với Việt Nam", bà Oanh cho biết.
Bên cạnh đó, theo bà Oanh, việc sản xuất và cung ứng các mặt hàng lương thực thực phẩm của Việt Nam luôn được đảm bảo. Nguồn cung cho các mặt hàng thiết yếu dồi dào, giá cả ổn định trong thời gian vừa qua.
Thống kê cho thấy, giá các mặt hàng thực phẩm quý I/2022 giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,26 điểm phần trăm. Trong đó giá thịt lợn giảm 21,55%, mỡ ăn giảm 22,6%…
Ngoài ra, giá dịch vụ giáo dục giảm 4,24% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 cũng làm CPI giảm 0,23 điểm phần trăm…
Vụ trường vụ Thống kê giá cũng cho rằng sự chủ động trong điều hành của Chính phủ trong thời gian qua cũng giúp ổn định CPI.
"Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá cả, chi phí cho doanh nghiệp và người dân như: Giảm thuế VAT 2% với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu; giảm 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm…", bà Oanh thông tin.
Theo Thùy An
VTV.VN
VTV.VN