Bấp bênh thị trường năng lượng
- Thứ hai - 06/02/2023 15:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 5/2, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu cấm nhập khẩu các nhiên liệu tinh chế của Nga như dầu diesel, dầu hỏa và dầu mazut trong nỗ lực hạn chế các nguồn thu chính từ năng lượng của Mosvka.
Động thái này được cho sẽ gây ra những thay đổi đáng kể trong giao dịch dầu toàn cầu, đặc biệt là dầu diesel- nguồn nhiên liệu quan trọng của nền kinh tế.
Biện pháp cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu của Nga có hiệu lực cùng lúc với biện pháp áp giá trần các sản phẩm này mà Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đưa ra, qua đó mở rộng lệnh cấm các hoạt động vận chuyển dầu Nga bằng đường biển vốn có hiệu lực từ tháng 12/2022. Biện pháp mới cấm các tàu của EU chở các sản phẩm dầu mỏ có nguồn gốc từ Nga được mua bán ở hoặc dưới mức giá trần đặt ra, cũng áp dụng với các công ty hỗ trợ kỹ thuật, môi giới hoặc tài chính như các công ty bảo hiểm cho các hãng vận chuyển dầu mỏ tinh chế của Nga.
Mức phạt với công ty vi phạm có thể lên đến 5% doanh thu toàn cầu. Các nước EU, G7 và Australia cũng đã đạt được thỏa thuận về mức giá trần sẽ áp dụng đối với các sản phẩm dầu của Nga kể từ ngày 5/2, lần lượt là 100 USD/thùng đối với các sản phẩm cao cấp như dầu diesel và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm giá rẻ hơn như dầu nhiên liệu.
Giới phân tích cho rằng biện pháp này có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng và tình trạng lạm phát trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, đồng thời gây thêm nguy cơ suy thoái cho nền kinh tế thế giới. Giá dầu diesel vốn đã tăng cao kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát gần 1 năm trước, được dự báo có thể tiếp tục tăng sau động thái mới của EU. Riêng trong năm 2022, giá dầu diesel ở châu Âu đã tăng từ mức 1,66 euro/l lên 2,14 euro/l. Giá năng lượng tăng là yếu tố chính dẫn tới tình trạng lạm phát ở châu Âu vốn đã khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu và hoạt động kinh tế chậm lại.
Nguồn cung từ Nga bị hạn chế, châu Âu phải tăng nhập khẩu dầu diesel từ châu Á và Trung Đông. Tuy nhiên, quãng đường vận chuyển dài hơn và nhu cầu cao hơn đối với các tàu chở dầu nhiên liệu vào châu Âu, đồng nghĩa với việc giá cước vận chuyển đang tăng lên, làm tăng thêm chi phí cho người tiêu dùng. Hơn nữa, nhiều khả năng nguồn cung dầu năm 2023 không đáp ứng đủ nhu cầu khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu và các đối tác (OPEC+) vẫn giữ nguyên chính sách cắt giảm sản lượng.
Chuyên gia Ole Hansen, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại Saxo Bank, cho rằng khi lệnh cấm mới của EU được áp dụng, giá xăng và đặc biệt là giá dầu diesel sẽ vẫn duy trì ở mức cao, nhất là nếu biện pháp cấm được đi kèm với mức giá trần 100 USD/thùng với dầu diesel. Nguồn cung dầu diesel từ Mỹ và Trung Đông có thể bù đắp nhưng tình trạng thiếu hụt vẫn sẽ diễn ra trong ngắn hạn.
Matthew Sherwood, chuyên gia phân tích từ Economist Intelligence Unit (EIU), đánh giá biện pháp mới của EU sẽ gây một số gián đoạn, đặc biệt là ngay sau khi lệnh cấm được triển khai, nhưng các thị trường EU vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nguồn cung thay thế dẫn tới áp lực giá các sản phẩm từ dầu nhìn chung tăng. Ngoài ra, các vấn đề về vận chuyển và giá cả là những điều gây lo ngại lớn, các nhà phân tích của Eurasia Group tin rằng lệnh cấm mới sẽ dẫn tới những thách thức về hậu cần, kho bãi và sau cùng là chi phí vận chuyển cao hơn.
Theo chuyên gia Hedi Grati, Trưởng bộ phận nghiên cứu về nhiên liệu và lọc dầu của S&P Global, nếu biện pháp mới làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động xuất khẩu dầu diesel của Nga sang EU thì khối này sẽ phải tìm kiếm các nguồn cung thay thế, chịu cảnh cạnh tranh với những nhà nhập khẩu lớn khác khiến áp lực giá liên tục tăng. Trong trường hợp biện pháp áp giá trần không ảnh hưởng quá nhiều tới lượng dầu diesel xuất khẩu của Nga thì áp lực giá sẽ chỉ tăng trong ngắn hạn khi thị trường cần thời gian để thích ứng. Tình hình nguồn cung chỉ có thể cải thiện vào cuối năm 2023 khi các dự án lọc dầu mới, ở Kuwait và Saudi Arabia, dự kiến đi vào hoạt động giúp sản lượng dầu diesel toàn cầu tăng và thúc đẩy dòng chảy đến châu Âu, giúp giảm bớt khủng hoảng năng lượng.
Lệnh cấm của EU cũng làm gia tăng tâm lý lo ngại rằng chuỗi cung ứng có thể gián đoạn. Nhiều nhà phân tích cảnh báo lệnh cấm của EU có thể sẽ gây ra nhiều gián đoạn hơn so với biện pháp cấm dầu thô trước đó và các thị trường sẽ thêm hoảng loạn. Trong tuần qua, người mua đã gấp rút đổ dầu diesel của Nga đầy các bể chứa dầu châu Âu, với lượng mua vào trong tháng này ước tính đạt mức cao nhất trong một năm. Theo hãng phân tích dầu mỏ Vortexa, tính từ đầu năm 2023, nhập khẩu dầu diesel của châu Âu đạt trung bình 700.000 thùng mỗi ngày, mức cao nhất kể từ tháng 3/2021, do các thương nhân đổ xô mua vào trước lệnh cấm.
Ngoài ra, giới phân tích năng lượng cũng đánh giá lệnh cấm mới của EU cùng với biện pháp áp giá trần của G7 có thể dẫn tới tình trạng tái phân bổ nguồn cung dầu tinh chế. Giám đốc Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol cho rằng vào nửa cuối năm 2023, công suất lọc dầu sẽ tăng đáng kể khi các nhà máy mới ở Trung Đông đi vào hoạt động, quá trình tái phân bổ nguồn cung sẽ diễn ra trên toàn thế giới.
Trong khi đó, Điện Kremlin cảnh báo các thị trường năng lượng toàn cầu sẽ bấp bênh hơn khi EU cấm các sản phẩm dầu mỏ của Nga, nhưng Moskva đang thực hiện các biện pháp để bảo vệ lợi ích đất nước trước những nguy cơ liên quan. Khi EU, G7 và Australia áp giá trần với dầu xuất khẩu Nga, Moskva cũng đã tuyên bố cấm bán dầu cho những quốc gia và công ty áp dụng giá trần. Giới phân tích tin rằng Moskva có thể điều hướng dầu tinh chế xuất khẩu bằng đường biển tới Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi.
Một số ý kiến cũng không loại trừ khả năng biện pháp mới của EU sẽ không mang lại kết quả như mong đợi là hạn chế nguồn thu của Nga. Stephen Brennock, chuyên gia phân tích cấp cao của PVM Oil Associates ở London, cho rằng biện pháp cấm dầu thô Nga được triển khai tháng 12/2022 không gây ra những tác động nghiêm trọng tới nguồn thu của Nga như dự báo trước đó.
Dầu thô chất lên các tàu ở các cảng Baltic của Nga trong tháng 1/2023 dự báo sẽ tăng 50% so với tháng 12/2022. Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ tháng 12 đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 5 tháng khi nước này chủ động mua thêm dầu thô từ Nga. Trong khi đó, Trung Quốc là khách hàng mua dầu Urals lớn thứ hai của Nga trong tháng 1. Từ lâu, Trung Quốc và Ấn Độ đều là các nước nhập khẩu dầu thô Nga để đưa về nước tinh chế. Do đó, các nước này có thể dễ dàng nâng lượng nhập khẩu dầu thô với giá ưu đãi đưa về tinh chế thay vì mua thêm sản phẩm tinh chế.
Nhìn chung, các biện pháp trừng phạt đều sẽ cần thời gian để đánh giá về kết quả và tác động, trong khi quá trình triển khai sẽ chịu chi phối của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nguy cơ các rắc rối kinh tế - xã hội trong nội bộ EU nói riêng hay châu Âu nói chung trở nên trầm trọng hơn là điều phải tính đến. Những tác động này có thể dần lan rộng và ảnh hưởng ở mức độ nhất định tới nền kinh tế toàn cầu vốn đang cần ổn định để phục hồi hậu đại dịch COVID-19.
Biện pháp cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu của Nga có hiệu lực cùng lúc với biện pháp áp giá trần các sản phẩm này mà Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đưa ra, qua đó mở rộng lệnh cấm các hoạt động vận chuyển dầu Nga bằng đường biển vốn có hiệu lực từ tháng 12/2022. Biện pháp mới cấm các tàu của EU chở các sản phẩm dầu mỏ có nguồn gốc từ Nga được mua bán ở hoặc dưới mức giá trần đặt ra, cũng áp dụng với các công ty hỗ trợ kỹ thuật, môi giới hoặc tài chính như các công ty bảo hiểm cho các hãng vận chuyển dầu mỏ tinh chế của Nga.
Mức phạt với công ty vi phạm có thể lên đến 5% doanh thu toàn cầu. Các nước EU, G7 và Australia cũng đã đạt được thỏa thuận về mức giá trần sẽ áp dụng đối với các sản phẩm dầu của Nga kể từ ngày 5/2, lần lượt là 100 USD/thùng đối với các sản phẩm cao cấp như dầu diesel và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm giá rẻ hơn như dầu nhiên liệu.
Giới phân tích cho rằng biện pháp này có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng và tình trạng lạm phát trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, đồng thời gây thêm nguy cơ suy thoái cho nền kinh tế thế giới. Giá dầu diesel vốn đã tăng cao kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát gần 1 năm trước, được dự báo có thể tiếp tục tăng sau động thái mới của EU. Riêng trong năm 2022, giá dầu diesel ở châu Âu đã tăng từ mức 1,66 euro/l lên 2,14 euro/l. Giá năng lượng tăng là yếu tố chính dẫn tới tình trạng lạm phát ở châu Âu vốn đã khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu và hoạt động kinh tế chậm lại.
Nguồn cung từ Nga bị hạn chế, châu Âu phải tăng nhập khẩu dầu diesel từ châu Á và Trung Đông. Tuy nhiên, quãng đường vận chuyển dài hơn và nhu cầu cao hơn đối với các tàu chở dầu nhiên liệu vào châu Âu, đồng nghĩa với việc giá cước vận chuyển đang tăng lên, làm tăng thêm chi phí cho người tiêu dùng. Hơn nữa, nhiều khả năng nguồn cung dầu năm 2023 không đáp ứng đủ nhu cầu khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu và các đối tác (OPEC+) vẫn giữ nguyên chính sách cắt giảm sản lượng.
Chuyên gia Ole Hansen, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại Saxo Bank, cho rằng khi lệnh cấm mới của EU được áp dụng, giá xăng và đặc biệt là giá dầu diesel sẽ vẫn duy trì ở mức cao, nhất là nếu biện pháp cấm được đi kèm với mức giá trần 100 USD/thùng với dầu diesel. Nguồn cung dầu diesel từ Mỹ và Trung Đông có thể bù đắp nhưng tình trạng thiếu hụt vẫn sẽ diễn ra trong ngắn hạn.
Matthew Sherwood, chuyên gia phân tích từ Economist Intelligence Unit (EIU), đánh giá biện pháp mới của EU sẽ gây một số gián đoạn, đặc biệt là ngay sau khi lệnh cấm được triển khai, nhưng các thị trường EU vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nguồn cung thay thế dẫn tới áp lực giá các sản phẩm từ dầu nhìn chung tăng. Ngoài ra, các vấn đề về vận chuyển và giá cả là những điều gây lo ngại lớn, các nhà phân tích của Eurasia Group tin rằng lệnh cấm mới sẽ dẫn tới những thách thức về hậu cần, kho bãi và sau cùng là chi phí vận chuyển cao hơn.
Theo chuyên gia Hedi Grati, Trưởng bộ phận nghiên cứu về nhiên liệu và lọc dầu của S&P Global, nếu biện pháp mới làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động xuất khẩu dầu diesel của Nga sang EU thì khối này sẽ phải tìm kiếm các nguồn cung thay thế, chịu cảnh cạnh tranh với những nhà nhập khẩu lớn khác khiến áp lực giá liên tục tăng. Trong trường hợp biện pháp áp giá trần không ảnh hưởng quá nhiều tới lượng dầu diesel xuất khẩu của Nga thì áp lực giá sẽ chỉ tăng trong ngắn hạn khi thị trường cần thời gian để thích ứng. Tình hình nguồn cung chỉ có thể cải thiện vào cuối năm 2023 khi các dự án lọc dầu mới, ở Kuwait và Saudi Arabia, dự kiến đi vào hoạt động giúp sản lượng dầu diesel toàn cầu tăng và thúc đẩy dòng chảy đến châu Âu, giúp giảm bớt khủng hoảng năng lượng.
Lệnh cấm của EU cũng làm gia tăng tâm lý lo ngại rằng chuỗi cung ứng có thể gián đoạn. Nhiều nhà phân tích cảnh báo lệnh cấm của EU có thể sẽ gây ra nhiều gián đoạn hơn so với biện pháp cấm dầu thô trước đó và các thị trường sẽ thêm hoảng loạn. Trong tuần qua, người mua đã gấp rút đổ dầu diesel của Nga đầy các bể chứa dầu châu Âu, với lượng mua vào trong tháng này ước tính đạt mức cao nhất trong một năm. Theo hãng phân tích dầu mỏ Vortexa, tính từ đầu năm 2023, nhập khẩu dầu diesel của châu Âu đạt trung bình 700.000 thùng mỗi ngày, mức cao nhất kể từ tháng 3/2021, do các thương nhân đổ xô mua vào trước lệnh cấm.
Ngoài ra, giới phân tích năng lượng cũng đánh giá lệnh cấm mới của EU cùng với biện pháp áp giá trần của G7 có thể dẫn tới tình trạng tái phân bổ nguồn cung dầu tinh chế. Giám đốc Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol cho rằng vào nửa cuối năm 2023, công suất lọc dầu sẽ tăng đáng kể khi các nhà máy mới ở Trung Đông đi vào hoạt động, quá trình tái phân bổ nguồn cung sẽ diễn ra trên toàn thế giới.
Trong khi đó, Điện Kremlin cảnh báo các thị trường năng lượng toàn cầu sẽ bấp bênh hơn khi EU cấm các sản phẩm dầu mỏ của Nga, nhưng Moskva đang thực hiện các biện pháp để bảo vệ lợi ích đất nước trước những nguy cơ liên quan. Khi EU, G7 và Australia áp giá trần với dầu xuất khẩu Nga, Moskva cũng đã tuyên bố cấm bán dầu cho những quốc gia và công ty áp dụng giá trần. Giới phân tích tin rằng Moskva có thể điều hướng dầu tinh chế xuất khẩu bằng đường biển tới Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi.
Một số ý kiến cũng không loại trừ khả năng biện pháp mới của EU sẽ không mang lại kết quả như mong đợi là hạn chế nguồn thu của Nga. Stephen Brennock, chuyên gia phân tích cấp cao của PVM Oil Associates ở London, cho rằng biện pháp cấm dầu thô Nga được triển khai tháng 12/2022 không gây ra những tác động nghiêm trọng tới nguồn thu của Nga như dự báo trước đó.
Dầu thô chất lên các tàu ở các cảng Baltic của Nga trong tháng 1/2023 dự báo sẽ tăng 50% so với tháng 12/2022. Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ tháng 12 đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 5 tháng khi nước này chủ động mua thêm dầu thô từ Nga. Trong khi đó, Trung Quốc là khách hàng mua dầu Urals lớn thứ hai của Nga trong tháng 1. Từ lâu, Trung Quốc và Ấn Độ đều là các nước nhập khẩu dầu thô Nga để đưa về nước tinh chế. Do đó, các nước này có thể dễ dàng nâng lượng nhập khẩu dầu thô với giá ưu đãi đưa về tinh chế thay vì mua thêm sản phẩm tinh chế.
Nhìn chung, các biện pháp trừng phạt đều sẽ cần thời gian để đánh giá về kết quả và tác động, trong khi quá trình triển khai sẽ chịu chi phối của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nguy cơ các rắc rối kinh tế - xã hội trong nội bộ EU nói riêng hay châu Âu nói chung trở nên trầm trọng hơn là điều phải tính đến. Những tác động này có thể dần lan rộng và ảnh hưởng ở mức độ nhất định tới nền kinh tế toàn cầu vốn đang cần ổn định để phục hồi hậu đại dịch COVID-19.
Theo Lê Ánh
Báo Tin tức
Báo Tin tức