Điện máy ế ẩm chưa từng thấy
- Thứ hai - 28/12/2020 10:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Các hãng điện máy cùng nhà bán lẻ hợp lực giảm giá mạnh nhưng khách hàng vẫn chưa chịu "xuống tiền" mua sắm.
Không còn không khí mua sắm tấp nập vào thời điểm trước Noel khoảng 1-2 tuần như những năm trước, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người tiêu dùng tỏ ra thờ ơ với nhóm hàng điện máy dù các hãng và nhà bán lẻ triển khai nhiều
Vắng như chợ chiều
Tỏ ra chán nản, ông Lê Xuân Tiến, phụ trách kinh doanh tại một siêu thị điện máy ở quận Bình Thạnh (TP HCM), cho biết trước đây, các hệ thống bán lẻ chỉ chạy chương trình ưu đãi vào các dịp lễ, còn năm nay phải chạy gần như mỗi tuần với số lượng quà tặng "khủng" để thu hút khách hàng. Thế nhưng hiệu quả không đạt như kỳ vọng. Tương tự, đại diện một siêu thị điện máy ở quận Tân Bình (TP HCM) cũng buồn bã bởi doanh số cuối năm nay rất thấp, khách đến mua hàng thưa thớt chẳng khác gì "chợ chiều", dù nhà bán lẻ này đã nỗ lực giảm giá mạnh hầu hết các mặt hàng.
Khảo sát các siêu thị, trung tâm điện máy tại TP HCM, chúng tôi ghi nhận số lượng lớn hàng hóa được chất đầy trên kệ và xếp kín các khu trưng bày. Không chỉ mặt hàng cũ mà cả những mẫu mới nhất cũng đều có thông tin giảm giá, tặng quà, trả góp không lãi suất. "Khách đã quen với ưu đãi, giảm giá nên dù hàng mới, mẫu mã đẹp mà không có chính sách ưu đãi cũng không có ai thèm ngó" - ông Bùi Thanh Cường, quản lý trung tâm điện máy ở quận 7 (TP HCM), giải thích và thừa nhận dù đã đưa ra hàng loạt chương trình ưu đãi nhưng tiêu thụ vẫn rất chậm.
Tại nhiều siêu thị trên địa bàn TP HCM, các chương trình giảm giá được cho là lớn và kéo dài chưa từng thấy. Trong đó, tivi cao cấp, kích thước lớn giảm giá khá mạnh từ 30%-50%, máy giặt giảm giá 30%-40%, tủ lạnh giảm 20%-30%, máy lọc không khí giảm giá từ 50%-60%. Như vậy, giá bán tivi thương hiệu Hàn Quốc QLed 8K 75 inch chỉ còn khoảng 70 triệu đồng, mẫu 4K 85 inch có giá dưới 60 triệu đồng, nhiều mẫu tivi 4K 50 inch trở lên có giá bán lẻ khoảng 10-15 triệu đồng... Các mẫu máy giặt thông thường giá chỉ còn 6-7 triệu đồng, tủ lạnh inverter 600 lít chỉ còn 19 triệu đồng.
"Hàng model cũ và mới đều ế dù giá không thể thấp hơn được nữa. Nếu không tiêu thụ được trước Tết âm lịch thì sau Tết chúng tôi chưa biết sẽ phải xử lý hàng tồn của mấy năm ra sao" - đại diện một hệ thống bán lẻ than vãn.
Lo hàng tồn thế giới đổ về
Tính toán từ các nhà bán lẻ trên cả nước cho thấy lượng hàng tồn kho thời điểm này tăng khoảng 30%-40% so với năm ngoái, với số lượng lên đến hàng triệu sản phẩm. Trong đó, tồn kho nhiều nhất là máy lọc không khí, máy giặt, tủ lạnh, máy lạnh, tivi. Ước tính, có hơn 50.000 bộ máy lọc không khí tồn kho, máy lạnh tồn đến 400.000 bộ. Trong khi đó, sản phẩm model 2021 đang được nhập về khiến áp lực giải phóng hàng tồn của các nhà bán lẻ lớn hơn bao giờ hết.
Chưa kể, các nhà bán lẻ còn lo lắng lượng hàng điện máy tồn kho trên thế giới còn rất lớn. Nhiều nước đang tìm mọi cách bán tháo nguồn hàng này, trong đó thị trường Việt Nam là một điểm đến. Ông Bùi Tấn Thanh, chuyên phân phối hàng điện máy đi các tỉnh, nhận định nguồn hàng tồn của nhiều nước sẽ có mặt tại Việt Nam trong dịp Tết này cũng như tiếp tục đổ về sau Tết và sẽ cạnh tranh mạnh, đẩy giá bán lẻ xuống thấp hơn nữa.
Ông Vũ Dương Ngọc Duy, Tổng Giám đốc Công ty CP Viettronics Tân Bình, dự báo thị trường điện máy dịp Tết năm nay sẽ rất ảm đạm do ảnh hưởng của các đợt dịch Covid-19 diễn ra liên tiếp. Người tiêu dùng với tâm lý lo ngại dịch bệnh ảnh hưởng đến kinh tế nên có xu hướng siết hầu bao, chi tiêu chủ yếu cho các nhu cầu cơ bản của gia đình và xếp mua sắm điện máy xuống thứ yếu. Một bộ phận người lao động, đặc biệt là công nhân, bị giảm thu nhập nên cũng sẽ hạn chế mua sắm.
Thống kê của Euromonitor chỉ rõ trên 70% hộ gia đình Việt Nam đã sở hữu những mặt hàng cơ bản như tủ lạnh, máy giặt, tivi, máy tính cá nhân, nồi cơm điện. Khoảng 30% số hộ gia đình sở hữu các mặt hàng cao cấp hơn như máy điều hòa, lò vi sóng, máy hút bụi, máy sấy. Do đó, sau giai đoạn tăng trưởng "nóng" thì ngành bán lẻ điện máy bắt đầu đi ngang và có xu hướng giảm trong thời gian tới. Cùng với tác động từ dịch Covid-19, tất cả ngành hàng sẽ sụt giảm khá mạnh doanh số so với năm trước.
Vắng như chợ chiều
Tỏ ra chán nản, ông Lê Xuân Tiến, phụ trách kinh doanh tại một siêu thị điện máy ở quận Bình Thạnh (TP HCM), cho biết trước đây, các hệ thống bán lẻ chỉ chạy chương trình ưu đãi vào các dịp lễ, còn năm nay phải chạy gần như mỗi tuần với số lượng quà tặng "khủng" để thu hút khách hàng. Thế nhưng hiệu quả không đạt như kỳ vọng. Tương tự, đại diện một siêu thị điện máy ở quận Tân Bình (TP HCM) cũng buồn bã bởi doanh số cuối năm nay rất thấp, khách đến mua hàng thưa thớt chẳng khác gì "chợ chiều", dù nhà bán lẻ này đã nỗ lực giảm giá mạnh hầu hết các mặt hàng.
Khảo sát các siêu thị, trung tâm điện máy tại TP HCM, chúng tôi ghi nhận số lượng lớn hàng hóa được chất đầy trên kệ và xếp kín các khu trưng bày. Không chỉ mặt hàng cũ mà cả những mẫu mới nhất cũng đều có thông tin giảm giá, tặng quà, trả góp không lãi suất. "Khách đã quen với ưu đãi, giảm giá nên dù hàng mới, mẫu mã đẹp mà không có chính sách ưu đãi cũng không có ai thèm ngó" - ông Bùi Thanh Cường, quản lý trung tâm điện máy ở quận 7 (TP HCM), giải thích và thừa nhận dù đã đưa ra hàng loạt chương trình ưu đãi nhưng tiêu thụ vẫn rất chậm.
Khách tham quan, mua sắm thưa thớt tại các siêu thị, trung tâm điện máy
Tại nhiều siêu thị trên địa bàn TP HCM, các chương trình giảm giá được cho là lớn và kéo dài chưa từng thấy. Trong đó, tivi cao cấp, kích thước lớn giảm giá khá mạnh từ 30%-50%, máy giặt giảm giá 30%-40%, tủ lạnh giảm 20%-30%, máy lọc không khí giảm giá từ 50%-60%. Như vậy, giá bán tivi thương hiệu Hàn Quốc QLed 8K 75 inch chỉ còn khoảng 70 triệu đồng, mẫu 4K 85 inch có giá dưới 60 triệu đồng, nhiều mẫu tivi 4K 50 inch trở lên có giá bán lẻ khoảng 10-15 triệu đồng... Các mẫu máy giặt thông thường giá chỉ còn 6-7 triệu đồng, tủ lạnh inverter 600 lít chỉ còn 19 triệu đồng.
"Hàng model cũ và mới đều ế dù giá không thể thấp hơn được nữa. Nếu không tiêu thụ được trước Tết âm lịch thì sau Tết chúng tôi chưa biết sẽ phải xử lý hàng tồn của mấy năm ra sao" - đại diện một hệ thống bán lẻ than vãn.
Lo hàng tồn thế giới đổ về
Tính toán từ các nhà bán lẻ trên cả nước cho thấy lượng hàng tồn kho thời điểm này tăng khoảng 30%-40% so với năm ngoái, với số lượng lên đến hàng triệu sản phẩm. Trong đó, tồn kho nhiều nhất là máy lọc không khí, máy giặt, tủ lạnh, máy lạnh, tivi. Ước tính, có hơn 50.000 bộ máy lọc không khí tồn kho, máy lạnh tồn đến 400.000 bộ. Trong khi đó, sản phẩm model 2021 đang được nhập về khiến áp lực giải phóng hàng tồn của các nhà bán lẻ lớn hơn bao giờ hết.
Chưa kể, các nhà bán lẻ còn lo lắng lượng hàng điện máy tồn kho trên thế giới còn rất lớn. Nhiều nước đang tìm mọi cách bán tháo nguồn hàng này, trong đó thị trường Việt Nam là một điểm đến. Ông Bùi Tấn Thanh, chuyên phân phối hàng điện máy đi các tỉnh, nhận định nguồn hàng tồn của nhiều nước sẽ có mặt tại Việt Nam trong dịp Tết này cũng như tiếp tục đổ về sau Tết và sẽ cạnh tranh mạnh, đẩy giá bán lẻ xuống thấp hơn nữa.
Ông Vũ Dương Ngọc Duy, Tổng Giám đốc Công ty CP Viettronics Tân Bình, dự báo thị trường điện máy dịp Tết năm nay sẽ rất ảm đạm do ảnh hưởng của các đợt dịch Covid-19 diễn ra liên tiếp. Người tiêu dùng với tâm lý lo ngại dịch bệnh ảnh hưởng đến kinh tế nên có xu hướng siết hầu bao, chi tiêu chủ yếu cho các nhu cầu cơ bản của gia đình và xếp mua sắm điện máy xuống thứ yếu. Một bộ phận người lao động, đặc biệt là công nhân, bị giảm thu nhập nên cũng sẽ hạn chế mua sắm.
Thống kê của Euromonitor chỉ rõ trên 70% hộ gia đình Việt Nam đã sở hữu những mặt hàng cơ bản như tủ lạnh, máy giặt, tivi, máy tính cá nhân, nồi cơm điện. Khoảng 30% số hộ gia đình sở hữu các mặt hàng cao cấp hơn như máy điều hòa, lò vi sóng, máy hút bụi, máy sấy. Do đó, sau giai đoạn tăng trưởng "nóng" thì ngành bán lẻ điện máy bắt đầu đi ngang và có xu hướng giảm trong thời gian tới. Cùng với tác động từ dịch Covid-19, tất cả ngành hàng sẽ sụt giảm khá mạnh doanh số so với năm trước.
Theo Long Giang
Người lao động
Người lao động