Giá cao su Campuchia tăng mạnh do nhu cầu từ Trung Quốc
- Thứ hai - 22/03/2021 09:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Việc Trung Quốc mua mạnh là lý do chính khiến giá cao su xuất khẩu của Campuchia đến cảng Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 1.800 USD/tấn hiện nay, so với khoảng 1.500 USD/tấn tháng 3/2020.
Giá mủ cao su tự nhiên của Campuchia trên thị trường quốc tế trong quý I/2021 trung bình cao hơn trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu tăng mạnh từ khách hàng Trung Quốc. Tại Việt Nam, giá cao su từ Tết đến nay không có nhiều biến động.
Trang Phnompenhpost dẫn thông tin từ Vụ trưởng Vụ Cao su thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, Pol Sopha, cho biết: "Kinh tế Trung Quốc cải thiện mạnh mẽ" đã thúc đẩy nhu cầu đối với cao su của quốc gia Đông Nam Á này (Campuchia).
Việc Trung Quốc mua mạnh là lý do chính khiến giá cao su xuất khẩu của Campuchia đến cảng Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 1.800 USD/tấn hiện nay, so với khoảng 1.500 USD/tấn tháng 3/2020. Ông cho biết thêm rằng giá đã tăng từ cuối năm 2020.
Campuchia đã xuất khẩu tổng cộng 83.620 tấn mủ cao su tự nhiên trong 2 tháng đầu năm nay, tăng 10,3% so với 75.809 tấn của cùng kỳ năm ngoái, là mức tăng tương ứng với tốc độ tăng giá.
Theo ông Pol Sopha, việc giá tăng hiện nay còn có một số nguyên nhân khác, như nhu cầu tăng từ khách hàng Ấn Độ và tình trạng thiếu nhân lực lao động từ nhiều tháng nay ở các khu vực trồng cao su chính trong khu vực Đong Nam Á.
Theo ông Sopha: "Nếu giá cao su tiếp tục duy trì ở mức hiện tại thì diện tích trồng cao su của Campuchia có thể sẽ tăng thêm nữa.
Tính đến cuối tháng 2/2021, diện tích trồng cao su của Campuchia đã lên tới 404.118 ha, trong đó 292.497 ha (72,38%) đang được khai thác để lấy mủ, còn 111.621 ha (27,62%) đang trong giai đoạn "nghỉ dưỡng" hoặc chưa đủ trưởng thành để cho khai thác mủ.
Men Sopheak, Giám đốc công ty xuất khẩu cao su Sopheak Nika Investment Agro-Industrial Plants Co Ltd, cho biết cao su Campuchia hiện được bán với giá hơn 1.700 USD tấn tại biên giới Việt Nam, trong khi cùng kỳ này năm ngoái giá chỉ 1.400 USD.
Tuy nhiên, ông Sopheak cho biết chỉ có nhu cầu cao su từ Trung Quốc là đang mạnh mẽ, còn các thị trường khác vẫn trì trệ.
Ông dự báo giai đoạn giá cao su Campuchia "bùng nổ" như hiện nay sẽ giảm nhẹ trong 2 – 3 tháng tới, khi các quốc gia trong khu vực bắt đầu vào mùa thu hoạch cao su, và tỷ lệ diện tích cao su đến tuổi cho khai thác mủ tăng lên.
Ngành cao su Campuchia đang rất thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Mới đây, nguồn The Post đưa tin, công ty Sailun Group Co Ltd có trụ sở tại Trung Quốc đang xem xét thành lập một nhà máy sản xuất lốp ô tô khách tại Đặc khu kinh tế QiLu (Campuchia) ở tỉnh Svay Rieng.
Trước đó, tháng 2/2021, Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) đã phê duyệt nhà máy sản xuất lốp xe trị giá 15 triệu USD của Cart Tire Co Ltd tại Đặc khu kinh tế QiLu Bavet ở thị trấn Svay Rieng’s Bavet của Campuchia. Vụ trưởng Sopha nói rằng: "Đó chính xác là những gì mà Campuchia đã mong muốn từ lâu". Theo ông, việc đầu tư vào các nhà máy sản xuất lốp xe ở Campuchia sẽ giúp nước này không phải phụ thuộc vào xuất khẩu cao su như hiện nay bởi nhà máy chế biến sẽ cần nhiều nguyên liệu tại chỗ.
Trên thị trường thế giới, giá cao su tuần qua giảm do lo ngại dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Trên sàn Osaka (tham chiếu cho thị trường cao su Châu Á), giá hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 8/2021 kết thúc phiên cuối tuần 19/3 ở mức 261 JPY/kg, giảm 5,4% so với một tuần trước đó; trên sàn Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 5 kết thúc tuần qua ở mức 14.365 CNY/tấn, giảm 5,8% so với 15.265 CNY/tấn của một tuần trước đó. Tại các nước sản xuất chủ chốt ở Châu Á, giá biến động trái chiều.
Trong khi cao su RSS3 của Thái Lan (kỳ hạn tháng 4) giảm từ 2,38 US cent xuống 2,32 US cent thì cao su STR20 (kỳ hạn tháng 4) cũng tăng tăng từ 1,78 US cent lên 1,81 US cent/kg….
Trong nước, thị trường mủ cao su nguyên liệu trong nước không biến động nhiều sau Tết Nguyên đán. Tại Bình Phước, giá thu mua mủ nước giữ ở mức 320 đồng/TSC; mủ cao su giữ ở mức 12.000 đồng/kg. Giá mủ tại Đồng Nai tiếp tục ở mức 10.800 đồng/kg như thời điểm trước Tết. Gía mủ SVR 20 đang có mức thấp nhất 25.206,3 đồng/kg, SVR L đạt 39.297,13 đồng/kg, SVR GP đạt 25.677,86 đồng/kg, mủ SVR 10 đạt 25.318,58 đồng/kg.
Theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su 15 ngày đầu tháng 3/2021 đạt 65.634 tấn, trị giá 113,83 triệu USD. So với 15 ngày đầu tháng 3/2020 tăng 118% về lượng và tăng 161,9% về trị giá. Cộng dồn từ 1/1 - 15/3 đạt 360.271 tấn trị giá 592,40 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020 tăng 62,7% về lượng và tăng 106% lần kim ngạch.
Hiện thu hoạch mủ cao su ở Châu Á diễn ra chậm vì cây đang mùa thay lá. Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) cho biết, sản lượng cao su thiên nhiên thế giới trong tháng 2/2021 ước tính giảm 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 897.000 tấn, dựa trên các ước tính sơ bộ. Ngược lại, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu trong tháng 2 vừa qua đang trở nên sôi động, được ANRPC ước tính là tăng 47,5% so với cùng tháng năm ngoái, đạt 1,103 triệu tấn.
Tham khảo: Phnompenhpost
Trang Phnompenhpost dẫn thông tin từ Vụ trưởng Vụ Cao su thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, Pol Sopha, cho biết: "Kinh tế Trung Quốc cải thiện mạnh mẽ" đã thúc đẩy nhu cầu đối với cao su của quốc gia Đông Nam Á này (Campuchia).
Việc Trung Quốc mua mạnh là lý do chính khiến giá cao su xuất khẩu của Campuchia đến cảng Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 1.800 USD/tấn hiện nay, so với khoảng 1.500 USD/tấn tháng 3/2020. Ông cho biết thêm rằng giá đã tăng từ cuối năm 2020.
Campuchia đã xuất khẩu tổng cộng 83.620 tấn mủ cao su tự nhiên trong 2 tháng đầu năm nay, tăng 10,3% so với 75.809 tấn của cùng kỳ năm ngoái, là mức tăng tương ứng với tốc độ tăng giá.
Theo ông Pol Sopha, việc giá tăng hiện nay còn có một số nguyên nhân khác, như nhu cầu tăng từ khách hàng Ấn Độ và tình trạng thiếu nhân lực lao động từ nhiều tháng nay ở các khu vực trồng cao su chính trong khu vực Đong Nam Á.
Theo ông Sopha: "Nếu giá cao su tiếp tục duy trì ở mức hiện tại thì diện tích trồng cao su của Campuchia có thể sẽ tăng thêm nữa.
Tính đến cuối tháng 2/2021, diện tích trồng cao su của Campuchia đã lên tới 404.118 ha, trong đó 292.497 ha (72,38%) đang được khai thác để lấy mủ, còn 111.621 ha (27,62%) đang trong giai đoạn "nghỉ dưỡng" hoặc chưa đủ trưởng thành để cho khai thác mủ.
Men Sopheak, Giám đốc công ty xuất khẩu cao su Sopheak Nika Investment Agro-Industrial Plants Co Ltd, cho biết cao su Campuchia hiện được bán với giá hơn 1.700 USD tấn tại biên giới Việt Nam, trong khi cùng kỳ này năm ngoái giá chỉ 1.400 USD.
Tuy nhiên, ông Sopheak cho biết chỉ có nhu cầu cao su từ Trung Quốc là đang mạnh mẽ, còn các thị trường khác vẫn trì trệ.
Ông dự báo giai đoạn giá cao su Campuchia "bùng nổ" như hiện nay sẽ giảm nhẹ trong 2 – 3 tháng tới, khi các quốc gia trong khu vực bắt đầu vào mùa thu hoạch cao su, và tỷ lệ diện tích cao su đến tuổi cho khai thác mủ tăng lên.
Ngành cao su Campuchia đang rất thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Mới đây, nguồn The Post đưa tin, công ty Sailun Group Co Ltd có trụ sở tại Trung Quốc đang xem xét thành lập một nhà máy sản xuất lốp ô tô khách tại Đặc khu kinh tế QiLu (Campuchia) ở tỉnh Svay Rieng.
Trước đó, tháng 2/2021, Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) đã phê duyệt nhà máy sản xuất lốp xe trị giá 15 triệu USD của Cart Tire Co Ltd tại Đặc khu kinh tế QiLu Bavet ở thị trấn Svay Rieng’s Bavet của Campuchia. Vụ trưởng Sopha nói rằng: "Đó chính xác là những gì mà Campuchia đã mong muốn từ lâu". Theo ông, việc đầu tư vào các nhà máy sản xuất lốp xe ở Campuchia sẽ giúp nước này không phải phụ thuộc vào xuất khẩu cao su như hiện nay bởi nhà máy chế biến sẽ cần nhiều nguyên liệu tại chỗ.
Trên thị trường thế giới, giá cao su tuần qua giảm do lo ngại dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Trên sàn Osaka (tham chiếu cho thị trường cao su Châu Á), giá hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 8/2021 kết thúc phiên cuối tuần 19/3 ở mức 261 JPY/kg, giảm 5,4% so với một tuần trước đó; trên sàn Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 5 kết thúc tuần qua ở mức 14.365 CNY/tấn, giảm 5,8% so với 15.265 CNY/tấn của một tuần trước đó. Tại các nước sản xuất chủ chốt ở Châu Á, giá biến động trái chiều.
Trong khi cao su RSS3 của Thái Lan (kỳ hạn tháng 4) giảm từ 2,38 US cent xuống 2,32 US cent thì cao su STR20 (kỳ hạn tháng 4) cũng tăng tăng từ 1,78 US cent lên 1,81 US cent/kg….
Trong nước, thị trường mủ cao su nguyên liệu trong nước không biến động nhiều sau Tết Nguyên đán. Tại Bình Phước, giá thu mua mủ nước giữ ở mức 320 đồng/TSC; mủ cao su giữ ở mức 12.000 đồng/kg. Giá mủ tại Đồng Nai tiếp tục ở mức 10.800 đồng/kg như thời điểm trước Tết. Gía mủ SVR 20 đang có mức thấp nhất 25.206,3 đồng/kg, SVR L đạt 39.297,13 đồng/kg, SVR GP đạt 25.677,86 đồng/kg, mủ SVR 10 đạt 25.318,58 đồng/kg.
Theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su 15 ngày đầu tháng 3/2021 đạt 65.634 tấn, trị giá 113,83 triệu USD. So với 15 ngày đầu tháng 3/2020 tăng 118% về lượng và tăng 161,9% về trị giá. Cộng dồn từ 1/1 - 15/3 đạt 360.271 tấn trị giá 592,40 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020 tăng 62,7% về lượng và tăng 106% lần kim ngạch.
Hiện thu hoạch mủ cao su ở Châu Á diễn ra chậm vì cây đang mùa thay lá. Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) cho biết, sản lượng cao su thiên nhiên thế giới trong tháng 2/2021 ước tính giảm 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 897.000 tấn, dựa trên các ước tính sơ bộ. Ngược lại, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu trong tháng 2 vừa qua đang trở nên sôi động, được ANRPC ước tính là tăng 47,5% so với cùng tháng năm ngoái, đạt 1,103 triệu tấn.
Tham khảo: Phnompenhpost
Vũ Ngọc Diệp
Theo Nhịp sống kinh tế
Theo Nhịp sống kinh tế