Giá lợn liên tục tăng: Làm gì để người nuôi được lợi?
- Chủ nhật - 07/06/2020 23:02
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Giá thịt lợn tăng cao, nhưng rất nhiều nông dân phải đứng ngoài cuộc, không được hưởng lợi. Từ khâu giống, thức ăn chăn nuôi đến vốn đầu tư..., nông dân đều gặp khó.
Lãi 4-5 triệu đồng/con lợn
Giữa trưa nắng, vợ chồng ông Phạm Văn Đông (xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) vẫn cặm cụi bên dãy chuồng lợn. Quần vén tận đầu gối, ông Đông kể, gia đình ông nuôi lợn thịt nhiều nhất xã với hơn 100 con lợn thịt trong chuồng, thời điểm nuôi nhiều nhất hơn 500 con. Vừa rồi, ông xuất hơn 100 con lợn thịt, với tổng sản lượng hơn 10 tấn. Trừ mọi chi phí, ông lãi 400 triệu đồng. “Tính ra mỗi con lợn, tôi lãi từ 4 - 5 triệu đồng/con. Gần 1 năm nay, tôi xuất 2 lứa lợn, thu lãi 1,2 tỷ đồng”, ông nói.
Cách đó hơn chục cây số, ông La Văn Quỳnh (xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa) cũng là một trong những hộ nuôi lợn thuộc loại lớn nhất huyện này. Ông Quỳnh cho biết, trang trại gia đình ông có khoảng 800 con lợn thịt. Cao điểm, ông nuôi trên 2.000 lợn thịt. Ông mới xuất hơn 20 tấn lợn, thu về khoảng 2 tỷ đồng. Trừ mọi chi phí, ông lãi từ 700 - 800 triệu đồng (lãi 4 -5 triệu đồng/con). “Với giá lợn này, người nuôi lợn có lãi tốt”, ông Quỳnh nói. Theo ông, tiền lãi từ bán lợn trong thời gian giá lợn tăng cao vừa qua đủ bù đắp những thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi và giá lợn giảm mạnh trước đó. Năm 2017, khi giá lợn giảm sâu, ông lỗ khoảng 3 tỷ đồng.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Được, Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi xã Lương Phong, cho biết, gia đình ông nuôi khoảng 100 lợn nái và 800 lợn thịt. Thời điểm giá lợn giảm và dịch tả lợn châu Phi, gia đình ông lỗ khoảng 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá lợn tăng cao thời gian qua giúp gia đình ông bù đắp được tiền thua lỗ trước đó và bắt đầu có lãi.
Theo các chủ hộ chăn nuôi trên, hằng ngày, họ thường dựa vào giá bán lợn do các nhân viên tư vấn của các công ty sản xuất thức ăn và chăn nuôi lợn lớn trong và ngoài nước để quyết định giá bán lợn ra thị trường.
Giá lợn giống tăng 5 lần
Việc tiếp cận các trang trại lợn, thậm chí chuồng lợn của các hộ nuôi nhỏ lẻ thời điểm này không dễ vì họ lo đàn lợn bị lây dịch. Thậm chí, có trang trại nuôi lợn thuê cho công ty chăn nuôi, dù cán bộ xã có liên hệ từ trước, nhưng phóng viên vẫn không thể vào được. Ông Quỳnh cho hay, mặc dù giá lợn tăng cao, nhưng do vẫn lo dịch có thể quay trở lại và giá lợn giống tăng nên nhiều hộ chăn nuôi trong xã vẫn e ngại mở rộng quy mô đàn lợn. Một năm qua, ông chỉ duy trì đàn lợn nuôi dưới 1.000 con; trước đó, ông thường nuôi hơn 2.000 con lợn thịt.
Theo ông Quỳnh, khó khăn lớn nhất của các hộ nuôi lợn thời điểm này là giá lợn giống tăng chóng mặt. Trước dịch tả lợn châu Phi, ông mua khoảng 700 nghìn đồng/con lợn giống, hiện giá lợn giống ông nhập về lên tới 3,8 triệu đồng/con, tăng gấp hơn 5 lần. Cùng với đó, giá cám cũng tăng từ 240.000 đồng/bao lên 260.000 đồng/bao. Hiện, để xuất chuồng 1 con lợn thịt khoảng 1,1 tạ, ông phải đầu tư lợn giống với giá 3,8 triệu đồng, tiền cám 3 triệu đồng, cộng thêm tiền thuốc và thuê người làm mất 500 nghìn đồng. “Riêng tiền lợn giống chiếm 52% tổng số tiền đầu tư nuôi một con lợn thịt”, ông Quỳnh nói.
Tuy nhiên, những nông dân có điều kiện để chớp thời cơ như ông Quỳnh hay ông Đông là không nhiều. Anh Nguyễn Văn Ngọc (xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa) cho biết, trước kia, anh thường xuyên nuôi khoảng chục con lợn để bán. Tuy nhiên, năm 2018, giá lợn giảm mạnh, anh bị thua lỗ hàng chục triệu đồng. Bởi vậy, gia đình anh đã ngừng việc chăn nuôi lợn vì không còn vốn đầu tư.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Hùng (xã Đông Lỗ), trước dịch nuôi 3 lợn nái và khoảng 30 con lợn thịt. Tuy nhiên, đợt dịch vừa qua khiến đàn lợn nhà anh chết gần hết. Anh mất trắng tiền vốn và thua lỗ cả trăm triệu đồng. Sau dịch anh vẫn chưa dám tái đàn. “Những hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ như tôi vẫn chưa dám nuôi lợn trở lại vì sợ dịch bệnh và không còn vốn đầu tư. Rất mong Nhà nước hỗ trợ vốn vay ưu đãi để chúng tôi có điều kiện chăn nuôi trở lại”, anh Hùng nói.
Ông Trần Văn Nhâm, cán bộ thú ý xã Ðông Lỗ, cho biết, do giá lợn giảm sâu trước đó và dịch bệnh nên hàng trăm hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ trong xã bị ảnh hưởng, thua lỗ, không còn vốn để tái đàn. Ông Ðoàn Văn Tới, cán bộ thú y xã Lương Phong, nói rằng, xã này có đàn lợn nhiều nhất huyện Hiệp Hòa, chiếm khoảng 1/4 tổng đàn lợn cả huyện. Thời điểm trước dịch, xã này nuôi hơn 26.000 con lợn, nay giảm xuống còn 14.000 con. Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang, cho hay, tỉnh này có số lượng đàn lợn lớn thứ 3 cả nước. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên sản lượng lợn nuôi hiện nay của tỉnh giảm xuống chỉ bằng 82% so với trước dịch.
Giữa trưa nắng, vợ chồng ông Phạm Văn Đông (xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) vẫn cặm cụi bên dãy chuồng lợn. Quần vén tận đầu gối, ông Đông kể, gia đình ông nuôi lợn thịt nhiều nhất xã với hơn 100 con lợn thịt trong chuồng, thời điểm nuôi nhiều nhất hơn 500 con. Vừa rồi, ông xuất hơn 100 con lợn thịt, với tổng sản lượng hơn 10 tấn. Trừ mọi chi phí, ông lãi 400 triệu đồng. “Tính ra mỗi con lợn, tôi lãi từ 4 - 5 triệu đồng/con. Gần 1 năm nay, tôi xuất 2 lứa lợn, thu lãi 1,2 tỷ đồng”, ông nói.
Cách đó hơn chục cây số, ông La Văn Quỳnh (xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa) cũng là một trong những hộ nuôi lợn thuộc loại lớn nhất huyện này. Ông Quỳnh cho biết, trang trại gia đình ông có khoảng 800 con lợn thịt. Cao điểm, ông nuôi trên 2.000 lợn thịt. Ông mới xuất hơn 20 tấn lợn, thu về khoảng 2 tỷ đồng. Trừ mọi chi phí, ông lãi từ 700 - 800 triệu đồng (lãi 4 -5 triệu đồng/con). “Với giá lợn này, người nuôi lợn có lãi tốt”, ông Quỳnh nói. Theo ông, tiền lãi từ bán lợn trong thời gian giá lợn tăng cao vừa qua đủ bù đắp những thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi và giá lợn giảm mạnh trước đó. Năm 2017, khi giá lợn giảm sâu, ông lỗ khoảng 3 tỷ đồng.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Được, Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi xã Lương Phong, cho biết, gia đình ông nuôi khoảng 100 lợn nái và 800 lợn thịt. Thời điểm giá lợn giảm và dịch tả lợn châu Phi, gia đình ông lỗ khoảng 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá lợn tăng cao thời gian qua giúp gia đình ông bù đắp được tiền thua lỗ trước đó và bắt đầu có lãi.
Theo các chủ hộ chăn nuôi trên, hằng ngày, họ thường dựa vào giá bán lợn do các nhân viên tư vấn của các công ty sản xuất thức ăn và chăn nuôi lợn lớn trong và ngoài nước để quyết định giá bán lợn ra thị trường.
Giá lợn giống tăng 5 lần
Việc tiếp cận các trang trại lợn, thậm chí chuồng lợn của các hộ nuôi nhỏ lẻ thời điểm này không dễ vì họ lo đàn lợn bị lây dịch. Thậm chí, có trang trại nuôi lợn thuê cho công ty chăn nuôi, dù cán bộ xã có liên hệ từ trước, nhưng phóng viên vẫn không thể vào được. Ông Quỳnh cho hay, mặc dù giá lợn tăng cao, nhưng do vẫn lo dịch có thể quay trở lại và giá lợn giống tăng nên nhiều hộ chăn nuôi trong xã vẫn e ngại mở rộng quy mô đàn lợn. Một năm qua, ông chỉ duy trì đàn lợn nuôi dưới 1.000 con; trước đó, ông thường nuôi hơn 2.000 con lợn thịt.
Theo ông Quỳnh, khó khăn lớn nhất của các hộ nuôi lợn thời điểm này là giá lợn giống tăng chóng mặt. Trước dịch tả lợn châu Phi, ông mua khoảng 700 nghìn đồng/con lợn giống, hiện giá lợn giống ông nhập về lên tới 3,8 triệu đồng/con, tăng gấp hơn 5 lần. Cùng với đó, giá cám cũng tăng từ 240.000 đồng/bao lên 260.000 đồng/bao. Hiện, để xuất chuồng 1 con lợn thịt khoảng 1,1 tạ, ông phải đầu tư lợn giống với giá 3,8 triệu đồng, tiền cám 3 triệu đồng, cộng thêm tiền thuốc và thuê người làm mất 500 nghìn đồng. “Riêng tiền lợn giống chiếm 52% tổng số tiền đầu tư nuôi một con lợn thịt”, ông Quỳnh nói.
Tuy nhiên, những nông dân có điều kiện để chớp thời cơ như ông Quỳnh hay ông Đông là không nhiều. Anh Nguyễn Văn Ngọc (xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa) cho biết, trước kia, anh thường xuyên nuôi khoảng chục con lợn để bán. Tuy nhiên, năm 2018, giá lợn giảm mạnh, anh bị thua lỗ hàng chục triệu đồng. Bởi vậy, gia đình anh đã ngừng việc chăn nuôi lợn vì không còn vốn đầu tư.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Hùng (xã Đông Lỗ), trước dịch nuôi 3 lợn nái và khoảng 30 con lợn thịt. Tuy nhiên, đợt dịch vừa qua khiến đàn lợn nhà anh chết gần hết. Anh mất trắng tiền vốn và thua lỗ cả trăm triệu đồng. Sau dịch anh vẫn chưa dám tái đàn. “Những hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ như tôi vẫn chưa dám nuôi lợn trở lại vì sợ dịch bệnh và không còn vốn đầu tư. Rất mong Nhà nước hỗ trợ vốn vay ưu đãi để chúng tôi có điều kiện chăn nuôi trở lại”, anh Hùng nói.
Ông Trần Văn Nhâm, cán bộ thú ý xã Ðông Lỗ, cho biết, do giá lợn giảm sâu trước đó và dịch bệnh nên hàng trăm hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ trong xã bị ảnh hưởng, thua lỗ, không còn vốn để tái đàn. Ông Ðoàn Văn Tới, cán bộ thú y xã Lương Phong, nói rằng, xã này có đàn lợn nhiều nhất huyện Hiệp Hòa, chiếm khoảng 1/4 tổng đàn lợn cả huyện. Thời điểm trước dịch, xã này nuôi hơn 26.000 con lợn, nay giảm xuống còn 14.000 con. Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang, cho hay, tỉnh này có số lượng đàn lợn lớn thứ 3 cả nước. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên sản lượng lợn nuôi hiện nay của tỉnh giảm xuống chỉ bằng 82% so với trước dịch.
Theo Nguyễn Thắng
Tiền phong
Tiền phong