Mua nhà chung cư thiếu điều kiện này, khách thiệt hại khó kêu đòi quyền lợi
- Thứ hai - 19/10/2020 09:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bỏ tiền tỷ mua 1 căn chung cư ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, theo thỏa thuận đến tháng 5/2020 ông Nguyễn Ngọc Chung sẽ được bàn giao nhà nhưng đến tháng 10 nhà vẫn chưa thấy, chủ đầu tư thì bặt vô âm tín.
Chia sẻ với phóng viên, luật sư Đỗ Thanh Lâm (VPLS Trung Hòa, Hà Nội) cho biết đang tiếp nhận hỗ trợ pháp lý cho ông Nguyễn Ngọc Chung (45 tuổi, ở Hà Nội) về việc mua căn hộ chung cư tại Hà Nội nhưng chủ đầu tư không thực hiện quy định về bảo lãnh ngân hàng.
Ông Nguyễn Ngọc Chung (45 tuổi, ở Hà Nội), cung cấp hồ sơ cho văn phòng luật sư, theo đó ông Chung có mua 1 căn chung cư trên đường X., quận Thanh Xuân, Hà Nội. Theo hợp đồng ký với chủ đầu tư thì đến tháng 5/2020, ông Chung sẽ được bàn giao nhà, nhưng đến nay là tháng 10 rồi mà chủ đầu tư vẫn chưa có thông báo gì.
Qua tìm hiểu, ông Chung mới biết, dự án mà ông ký hợp đồng mua căn hộ chưa được ngân hàng bảo lãnh. Phía chủ đầu tư muốn khách yên tâm ký hợp đồng nên đã "qua mặt" khách, thông báo với người mua rằng chung cư sắp hoàn thiện, có đầy đủ thủ tục để người mua không phải bận tâm, chỉ việc sẵn sàng rút hầu bao chờ ngày nhận nhà để ở.
Thế nên không chỉ ông Chung, nhiều khách hàng vì tin những lời hứa "ngọt" của chủ đầu tư dự án nên đã ký hợp đồng mua bán mà không tìm hiểu kỹ thông tin về dự án, chủ đầu tư và tình trạng pháp lý.
Do đó hiện nay, một số dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, chưa có bảo lãnh của ngân hàng, nhưng do cần huy động vốn để tiếp tục triển khai nên họ đã thực hiện sai các quy định của pháp luật.
Theo luật sư Thanh Lâm, khi thực hiện giao dịch ở các dự án này, người mua nhà sẽ rất bất lợi, vì theo quy định, những hợp đồng khi chưa đủ điều kiện tiến hành giao dịch thì sau này sẽ trở thành hợp đồng vô hiệu, không có giá trị pháp lý. Nhất là khi chủ đầu tư không thể hoàn thiện được dự án thì người mua nhà sẽ rất khó đòi lại tiền.
Chính vì vậy, khi mua bất động sản, đặc biệt là bất động sản hình thành trong tương lai, có ba yếu tố mà người mua cần quan tâm, đó là giấy phép xây dựng, dự án đã được ngân hàng bảo lãnh trong việc bán/cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai hay chưa, và dự án đã được Sở Xây dựng cho phép bán hay chưa.
Trong 3 yếu tố trên thì người mua cần lưu tâm đến việc dự án đã được ngân hàng bảo lãnh trong việc bán hoặc cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai hay chưa bởi đây là công cụ hữu hiệu mà pháp luật đưa ra để bảo vệ khách hàng là những người mua nhà.
Theo luật sư Thanh Lâm, tại Khoản 1 Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy đinh, chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.
Đây là quy định có lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, thực tế do chưa có chế tài xử phạt vi phạm nên nhiều doanh nghiệp vẫn công khai bán hàng khi chưa có sự bảo lãnh từ ngân hàng. Và người dân khi mua căn hộ dự án đã không tìm hiểu kỹ nên hầu hết bỏ qua quy định trên, đến khi sự việc xảy ra mới hay.
Ảnh minh họa.
Ông Nguyễn Ngọc Chung (45 tuổi, ở Hà Nội), cung cấp hồ sơ cho văn phòng luật sư, theo đó ông Chung có mua 1 căn chung cư trên đường X., quận Thanh Xuân, Hà Nội. Theo hợp đồng ký với chủ đầu tư thì đến tháng 5/2020, ông Chung sẽ được bàn giao nhà, nhưng đến nay là tháng 10 rồi mà chủ đầu tư vẫn chưa có thông báo gì.
Qua tìm hiểu, ông Chung mới biết, dự án mà ông ký hợp đồng mua căn hộ chưa được ngân hàng bảo lãnh. Phía chủ đầu tư muốn khách yên tâm ký hợp đồng nên đã "qua mặt" khách, thông báo với người mua rằng chung cư sắp hoàn thiện, có đầy đủ thủ tục để người mua không phải bận tâm, chỉ việc sẵn sàng rút hầu bao chờ ngày nhận nhà để ở.
Thế nên không chỉ ông Chung, nhiều khách hàng vì tin những lời hứa "ngọt" của chủ đầu tư dự án nên đã ký hợp đồng mua bán mà không tìm hiểu kỹ thông tin về dự án, chủ đầu tư và tình trạng pháp lý.
Do đó hiện nay, một số dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, chưa có bảo lãnh của ngân hàng, nhưng do cần huy động vốn để tiếp tục triển khai nên họ đã thực hiện sai các quy định của pháp luật.
Theo luật sư Thanh Lâm, khi thực hiện giao dịch ở các dự án này, người mua nhà sẽ rất bất lợi, vì theo quy định, những hợp đồng khi chưa đủ điều kiện tiến hành giao dịch thì sau này sẽ trở thành hợp đồng vô hiệu, không có giá trị pháp lý. Nhất là khi chủ đầu tư không thể hoàn thiện được dự án thì người mua nhà sẽ rất khó đòi lại tiền.
Chính vì vậy, khi mua bất động sản, đặc biệt là bất động sản hình thành trong tương lai, có ba yếu tố mà người mua cần quan tâm, đó là giấy phép xây dựng, dự án đã được ngân hàng bảo lãnh trong việc bán/cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai hay chưa, và dự án đã được Sở Xây dựng cho phép bán hay chưa.
Trong 3 yếu tố trên thì người mua cần lưu tâm đến việc dự án đã được ngân hàng bảo lãnh trong việc bán hoặc cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai hay chưa bởi đây là công cụ hữu hiệu mà pháp luật đưa ra để bảo vệ khách hàng là những người mua nhà.
Theo luật sư Thanh Lâm, tại Khoản 1 Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy đinh, chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.
Đây là quy định có lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, thực tế do chưa có chế tài xử phạt vi phạm nên nhiều doanh nghiệp vẫn công khai bán hàng khi chưa có sự bảo lãnh từ ngân hàng. Và người dân khi mua căn hộ dự án đã không tìm hiểu kỹ nên hầu hết bỏ qua quy định trên, đến khi sự việc xảy ra mới hay.
Theo Tiến Anh
Infonet
Infonet