Người sốc, người "đã chuẩn bị trước tinh thần" khi nhận hóa đơn tiền điện
- Thứ hai - 15/06/2020 13:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tháng vừa rồi, đến kì nhận hóa đơn tiền điện, nhiều người "méo mặt" khi biết số tiền tăng lên gấp 3, thậm chí 4 lần. Nhu cầu sử dụng điều hòa để chống chọi với những ngày nắng nóng đỉnh điểm của Thủ đô, đã khiến tiền điện tăng "phi mã".
Tháng vừa rồi, đến kì nhận hóa đơn tiền điện, nhiều người "méo mặt" khi biết số tiền tăng lên gấp 3, thậm chí 4 lần. Nhu cầu sử dụng điều hòa để chống chọi với những ngày nắng nóng đỉnh điểm của Thủ đô, đã khiến tiền điện tăng "phi mã".
Anh Hùng (35 tuổi, quận Thanh Xuân) "sốc" nhẹ khi nhận tin nhắn thông báo hóa đơn tiền điện tháng 6/2020. Cụ thể, sản lượng điện tháng 6 của gia đình anh tăng thêm 50% so với tháng trước, từ 6/5 đến 5/6 là 1.246kWh, số tiền thanh toán 3.654.961 đồng, giá đã được hỗ trợ 68.805 đồng do ảnh hưởng Covid-19. Số tiền này đã tăng hẳn 70% so với tháng trước (2.148.142 đồng).
Gia đình anh Hùng có 6 thành viên, gồm ông bà, vợ chồng anh và 2 con nhỏ. Lý giải hiện tượng giá điện tăng "chóng mặt", anh cho rằng do nhu cầu sử dụng quạt máy, điều hòa - là những thiết bị tiêu thụ điện rất lớn giữa thời điểm Hà Nội trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục, nên giá điện tăng là điều dễ hiểu.
"Tuy đã 'chuẩn bị tinh thần', nhưng tôi vẫn hơi... 'khó thở' khi nhận hóa đơn tiền điện tháng này", anh nói.
Dưới bài chia sẻ của anh Hùng, nhiều gia đình khác cho biết cũng rơi vào "tình cảnh" tương tự, giá điện tăng vọt trong khi lượng điện sử dụng "vẫn như thế". Thậm chí, có trường hợp còn tăng tới gấp 3, 4 lần, khiến nhiều hộ dân "méo mặt", đặc biệt những người đi thuê trọ, phải chịu mức giá điện kinh doanh.
Anh Bế Quyền (24 tuổi) thuê trọ sống một mình, sử dụng các thiết bị điện gồm tủ lạnh, điều hòa, quạt và máy tính. Với mức giá 4.000 đồng/số điện, tháng vừa rồi, tiền điện phòng anh tăng gấp 3 lần, từ 200.000 lên 672.000 đồng.
Anh Quyền cho biết hầu như đi làm cả ngày, chủ yếu bật điều hòa vào ban đêm. Anh nói rằng không quá sốc, "vì đã xác định trước số tiền điện sẽ tăng lên hoặc hơn nữa, do phải bật điều hòa để chống chọi với cái nóng oi bức của Hà Nội".
Chị Thục Hạnh (26 tuổi), cũng nói rằng "đã chuẩn bị trước tinh thần" cho hóa đơn tiền điện vì tháng vừa rồi, phòng trọ của chị vừa tân trang thêm một chiếc điều hòa. Trung bình, chị và bạn cùng phòng thường bật máy lạnh từ 10h đêm hôm trước tới 7-8h hôm sau, ngoài ra các thiết bị khác trong phòng không quá tốn điện.
"Tháng trước chỉ 600.000 đồng, nhưng tháng này đã nhảy số lên 1.200.000 đồng, nhưng tôi không quá sốc, con số này vẫn tạm chấp nhận được", chị nói.
Trong khi đó, gia đình 3 thành viên của anh Ngọc Thắng (28 tuổi), chỉ sử dụng 2 quạt điện, máy giặt, 3 bóng đèn, 2 điện thoại và 2 laptop, nên giá điện tháng này không có nhiều "biến động", duy trì ở mức 254.000 đồng.
Công ty điện lực Hà Nội lý giải nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng cao
Đại diện Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, theo quy luật thời tiết hàng năm, tháng 5 và 6 là thời điểm khu vực miền Bắc mà đặc biệt là thủ đô Hà Nội bước vào cao điểm mùa hè, bắt đầu có nhiều đợt nắng nóng kéo dài khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao đột biến.
Trong tháng 5, Hà Nội chỉ hứng chịu 1 đợt nắng nóng duy nhất trong 2 ngày (vào ngày 20 và 21/5) đã nâng lượng điện tiêu thụ trung bình lên mức 62,6 triệu kWh/ngày, tăng 45% so với tháng 4 (42,99 triệu kWh/ngày).
Từ đầu tháng 6 đến nay, thành phố liên tiếp hứng chịu nắng nóng gay gắt kéo dài với nền nhiệt duy trì ở mức trên 39 độ C. Thế nhưng với hiệu ứng nhà kính và các khối bê tông, tòa nhà cao tầng đã khiến mức nhiệt trong ngày tại Hà Nội có nơi lên đến gần 60 độ C.
Nắng nóng gay gắt kéo dài liên tục đã khiến lượng tiêu thụ điện tại Hà Nội ngày 9/6 đã đạt tới mức 89,209 triệu kWh. Đây là lượng điện tiêu thụ cao kỷ lục trong lịch sử từ trước đến nay.
Nếu so sánh lượng điện tiêu thụ của các tháng trước đó, có thể nhận thấy sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn thủ đô trong tháng 6 đã tăng rất cao. Cụ thể: tính đến ngày 12/6/2020, lượng điện tiêu thụ trung bình ngày là 80,082kWh, tăng 28% so với tháng 5 và 86% so với tháng 4.
Như vậy, kỳ hóa đơn tiền điện tháng 6/2020 bao gồm cả những ngày nắng nóng gay gắt của tháng 5 và đợt nắng nóng kéo dài đầu tháng 6 (từ 01/6 đến 12/6/2020).
Thậm chí, theo Tiến sĩ Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết: "Nhận định chung về tình hình nắng nóng tháng 6 năm nay xảy ra nhiều hơn và diện rộng hơn so với tháng 5. Nắng nóng sẽ liên tục xảy ra trong cả tháng, ít có khả năng gián đoạn và nếu có gián đoạn cũng chỉ trong 1 - 2 ngày. Chúng tôi nhận định vẫn có khả năng xuất hiện những điểm nắng nóng kỷ lục trong tháng 6 này".
Vì thế, nếu khách hàng có kỳ ghi chỉ số từ ngày 16/05/2020 đến ngày 15/06/2020, thì khả năng hóa đơn tiền điện tăng cao, thậm chí tăng gấp đôi, gấp ba là điều rất có thể xảy ra. Bởi nắng nóng, hầu như gia đình nào cũng sử dụng điều hòa nhiệt độ - "thủ phạm" chính làm cho hóa đơn tiền điện tăng cao. Nghiên cứu cho thấy, vào mùa nắng nóng, do sử dụng điều hòa liên tục, lượng điện năng tiêu thụ sẽ tăng trung bình khoảng 50%-60%.
PGS.TS. Nguyễn Việt Dũng - Viện trưởng Viện KHCN Nhiệt - Lạnh, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: "Khi nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C thì tiêu thụ điện của điều hòa tăng 2 - 3%. Cùng đó, thói quen trời càng nóng, cài nhiệt độ điều hòa càng thấp của nhiều người sử dụng cũng vô tình gây tốn thêm điện. Nếu nhiệt độ cài đặt của điều hòa trong phòng để thấp xuống 1 độ, tiêu thụ điện năng của điều hòa cũng tăng lên 1,5 - 3%".
Để giúp giảm chi phí và góp phần vận hành ổn định lưới điện thủ đô, EVNHANOI khuyến cáo khách hàng sử dụng điện cần để mức nhiệt độ tốt nhất là từ 26 đến 28 độ C.
Việc để nhiệt độ thấp không khiến điều hòa làm lạnh nhanh hơn mà chỉ khiến tốn điện, hại máy và không đảm bảo sức khỏe. Trong trường hợp chưa đủ mát, người dùng có thể bật thêm quạt gió kết hợp, sẽ giúp tiết kiệm điện khoảng 2 đến 3% điện năng so với việc bật điều hòa ở mức nhiệt thấp hơn.
Ngoài ra, việc không thường xuyên vệ sinh điều hòa cũng là nguyên nhân gây lãng phí điện năng. Sau một thời gian sử dụng, các lưới lọc gió và hốc đẩy gió lạnh thường bị bẩn, thậm chí rêu mốc khiến máy lạnh hoạt động kém hiệu quả, tốn điện gây hại sức khỏe. Điều hòa sau thời gian dài sử dụng, cả giàn nóng và giàn lạnh đều có các lá tản nhiệt bị mềm, trong khi gas lạnh có thể bị hao hụt, dầu máy bị bẩn cũng như các chi tiết cơ khí bị mài mòn. Hiệu quả làm lạnh có thể bị giảm tới 10 đến 15%. Việc bảo trì vệ sinh đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ điều hòa.
Ngoài việc sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ, EVNHANOI khuyến cáo người dân không nên sử dụng đồng thời các thiết bị điện có công suất lớn (như bếp điện, máy giặt, bình nóng lạnh…) trong giờ cao điểm (bao gồm khung giờ từ 11h00 đến 14h00 và từ 18h00 đến 23h00 hàng ngày).
Gia đình anh Hùng có 6 thành viên, gồm ông bà, vợ chồng anh và 2 con nhỏ. Lý giải hiện tượng giá điện tăng "chóng mặt", anh cho rằng do nhu cầu sử dụng quạt máy, điều hòa - là những thiết bị tiêu thụ điện rất lớn giữa thời điểm Hà Nội trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục, nên giá điện tăng là điều dễ hiểu.
"Tuy đã 'chuẩn bị tinh thần', nhưng tôi vẫn hơi... 'khó thở' khi nhận hóa đơn tiền điện tháng này", anh nói.
Dưới bài chia sẻ của anh Hùng, nhiều gia đình khác cho biết cũng rơi vào "tình cảnh" tương tự, giá điện tăng vọt trong khi lượng điện sử dụng "vẫn như thế". Thậm chí, có trường hợp còn tăng tới gấp 3, 4 lần, khiến nhiều hộ dân "méo mặt", đặc biệt những người đi thuê trọ, phải chịu mức giá điện kinh doanh.
Anh Bế Quyền (24 tuổi) thuê trọ sống một mình, sử dụng các thiết bị điện gồm tủ lạnh, điều hòa, quạt và máy tính. Với mức giá 4.000 đồng/số điện, tháng vừa rồi, tiền điện phòng anh tăng gấp 3 lần, từ 200.000 lên 672.000 đồng.
Anh Quyền cho biết hầu như đi làm cả ngày, chủ yếu bật điều hòa vào ban đêm. Anh nói rằng không quá sốc, "vì đã xác định trước số tiền điện sẽ tăng lên hoặc hơn nữa, do phải bật điều hòa để chống chọi với cái nóng oi bức của Hà Nội".
Chị Thục Hạnh (26 tuổi), cũng nói rằng "đã chuẩn bị trước tinh thần" cho hóa đơn tiền điện vì tháng vừa rồi, phòng trọ của chị vừa tân trang thêm một chiếc điều hòa. Trung bình, chị và bạn cùng phòng thường bật máy lạnh từ 10h đêm hôm trước tới 7-8h hôm sau, ngoài ra các thiết bị khác trong phòng không quá tốn điện.
"Tháng trước chỉ 600.000 đồng, nhưng tháng này đã nhảy số lên 1.200.000 đồng, nhưng tôi không quá sốc, con số này vẫn tạm chấp nhận được", chị nói.
Trong khi đó, gia đình 3 thành viên của anh Ngọc Thắng (28 tuổi), chỉ sử dụng 2 quạt điện, máy giặt, 3 bóng đèn, 2 điện thoại và 2 laptop, nên giá điện tháng này không có nhiều "biến động", duy trì ở mức 254.000 đồng.
Công ty điện lực Hà Nội lý giải nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng cao
Đại diện Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, theo quy luật thời tiết hàng năm, tháng 5 và 6 là thời điểm khu vực miền Bắc mà đặc biệt là thủ đô Hà Nội bước vào cao điểm mùa hè, bắt đầu có nhiều đợt nắng nóng kéo dài khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao đột biến.
Trong tháng 5, Hà Nội chỉ hứng chịu 1 đợt nắng nóng duy nhất trong 2 ngày (vào ngày 20 và 21/5) đã nâng lượng điện tiêu thụ trung bình lên mức 62,6 triệu kWh/ngày, tăng 45% so với tháng 4 (42,99 triệu kWh/ngày).
Từ đầu tháng 6 đến nay, thành phố liên tiếp hứng chịu nắng nóng gay gắt kéo dài với nền nhiệt duy trì ở mức trên 39 độ C. Thế nhưng với hiệu ứng nhà kính và các khối bê tông, tòa nhà cao tầng đã khiến mức nhiệt trong ngày tại Hà Nội có nơi lên đến gần 60 độ C.
Nắng nóng gay gắt kéo dài liên tục đã khiến lượng tiêu thụ điện tại Hà Nội ngày 9/6 đã đạt tới mức 89,209 triệu kWh. Đây là lượng điện tiêu thụ cao kỷ lục trong lịch sử từ trước đến nay.
Nếu so sánh lượng điện tiêu thụ của các tháng trước đó, có thể nhận thấy sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn thủ đô trong tháng 6 đã tăng rất cao. Cụ thể: tính đến ngày 12/6/2020, lượng điện tiêu thụ trung bình ngày là 80,082kWh, tăng 28% so với tháng 5 và 86% so với tháng 4.
Như vậy, kỳ hóa đơn tiền điện tháng 6/2020 bao gồm cả những ngày nắng nóng gay gắt của tháng 5 và đợt nắng nóng kéo dài đầu tháng 6 (từ 01/6 đến 12/6/2020).
Thậm chí, theo Tiến sĩ Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết: "Nhận định chung về tình hình nắng nóng tháng 6 năm nay xảy ra nhiều hơn và diện rộng hơn so với tháng 5. Nắng nóng sẽ liên tục xảy ra trong cả tháng, ít có khả năng gián đoạn và nếu có gián đoạn cũng chỉ trong 1 - 2 ngày. Chúng tôi nhận định vẫn có khả năng xuất hiện những điểm nắng nóng kỷ lục trong tháng 6 này".
Vì thế, nếu khách hàng có kỳ ghi chỉ số từ ngày 16/05/2020 đến ngày 15/06/2020, thì khả năng hóa đơn tiền điện tăng cao, thậm chí tăng gấp đôi, gấp ba là điều rất có thể xảy ra. Bởi nắng nóng, hầu như gia đình nào cũng sử dụng điều hòa nhiệt độ - "thủ phạm" chính làm cho hóa đơn tiền điện tăng cao. Nghiên cứu cho thấy, vào mùa nắng nóng, do sử dụng điều hòa liên tục, lượng điện năng tiêu thụ sẽ tăng trung bình khoảng 50%-60%.
PGS.TS. Nguyễn Việt Dũng - Viện trưởng Viện KHCN Nhiệt - Lạnh, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: "Khi nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C thì tiêu thụ điện của điều hòa tăng 2 - 3%. Cùng đó, thói quen trời càng nóng, cài nhiệt độ điều hòa càng thấp của nhiều người sử dụng cũng vô tình gây tốn thêm điện. Nếu nhiệt độ cài đặt của điều hòa trong phòng để thấp xuống 1 độ, tiêu thụ điện năng của điều hòa cũng tăng lên 1,5 - 3%".
Để giúp giảm chi phí và góp phần vận hành ổn định lưới điện thủ đô, EVNHANOI khuyến cáo khách hàng sử dụng điện cần để mức nhiệt độ tốt nhất là từ 26 đến 28 độ C.
Việc để nhiệt độ thấp không khiến điều hòa làm lạnh nhanh hơn mà chỉ khiến tốn điện, hại máy và không đảm bảo sức khỏe. Trong trường hợp chưa đủ mát, người dùng có thể bật thêm quạt gió kết hợp, sẽ giúp tiết kiệm điện khoảng 2 đến 3% điện năng so với việc bật điều hòa ở mức nhiệt thấp hơn.
Ngoài ra, việc không thường xuyên vệ sinh điều hòa cũng là nguyên nhân gây lãng phí điện năng. Sau một thời gian sử dụng, các lưới lọc gió và hốc đẩy gió lạnh thường bị bẩn, thậm chí rêu mốc khiến máy lạnh hoạt động kém hiệu quả, tốn điện gây hại sức khỏe. Điều hòa sau thời gian dài sử dụng, cả giàn nóng và giàn lạnh đều có các lá tản nhiệt bị mềm, trong khi gas lạnh có thể bị hao hụt, dầu máy bị bẩn cũng như các chi tiết cơ khí bị mài mòn. Hiệu quả làm lạnh có thể bị giảm tới 10 đến 15%. Việc bảo trì vệ sinh đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ điều hòa.
Ngoài việc sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ, EVNHANOI khuyến cáo người dân không nên sử dụng đồng thời các thiết bị điện có công suất lớn (như bếp điện, máy giặt, bình nóng lạnh…) trong giờ cao điểm (bao gồm khung giờ từ 11h00 đến 14h00 và từ 18h00 đến 23h00 hàng ngày).
Theo Minh Nhân
Trí Thức Trẻ
Trí Thức Trẻ