Nhập khẩu thịt lợn đông lạnh không đơn giản, Trung Quốc đã đặt mua giá cao
- Thứ hai - 03/08/2020 13:21
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Việc nhập thịt lợn không đơn giản vì dịch bệnh nên tổng đàn lợn giảm 12% toàn cầu. Trong khi đó Trung Quốc giảm hơn 50% tổng đàn và họ cũng phải đặt trước các hợp đồng 3 – 5 tháng với giá cao.
Trả lời trên Báo Điện tử Chính phủ liên quan đến tình hình cung – cầu thịt lợn , Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) Phùng Đức Tiến cho biết, việc nhập khẩu thịt lợn đông lạnh không có "quota", Cục Thú Y (Bộ NN&PTNT) cũng hết sức tạo điều kiện để việc thông quan được thuận lợi. Tuy nhiên việc nhập thịt lợn cũng không phải đơn giản vì do dịch bệnh nên tổng đàn lợn giảm 12% toàn cầu. Trong khi đó Trung Quốc giảm hơn 50% tổng đàn và họ cũng phải đặt trước các hợp đồng 3 – 5 tháng với giá cao nên tìm được nguồn hàng phù hợp với chúng ta cũng rất khó khăn.
Tuy nhiên, với sự nhanh nhạy của doanh nghiệp cùng sự vào cuộc của các Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, chúng ta cũng đã nhập được hơn 93 nghìn tấn thịt đến thời điểm này. Về lợn sống, chúng ta cũng đã đàm phán với Thái Lan nhập được 70 nghìn con lợn.
Hiện giá thịt lợn đã hạ còn 78 nghìn đồng – 88 nghìn đồng/kg.
Để giảm giá thịt lợn đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và cả người chăn nuôi, Thứ trưởng Tiến cho biết, trước tiên phải nói đến việc phòng chống dịch bệnh. Đến nay sau gần 1 năm dịch bùng phát, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Đến giờ dịch bệnh chỉ còn lại ở một số địa phương nhỏ lẻ, Bộ cũng thường xuyên có văn bản nhắc nhở các địa phương làm tốt công tác an toàn sinh học. Đến giờ có khoảng 98% số xã đã qua 21 ngày không phát sinh ổ dịch mới.
"Có thể nói đã có nhiều bước tiến trong đảm bảo dịch bệnh đến giai đoạn này. Tuy chúng ta chưa sản xuất được vaccine phòng chống DTLCP nhưng cũng đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận để khống chế dịch như việc nghiên cứu ra bộ kit phát hiện sớm bệnh, đặc điểm dịch tễ virus, tiếp tục có các tiến triển trong nghiên cứu vaccine, xử lý môi trường để cắt đứt nguồn lây; nghiên cứu các dòng lợn có sức miễn kháng...", Thứ trưởng Tiến nói.
Thứ trưởng Tiến dẫn báo cáo từ các địa phương đến cuối tháng 6/2020 đạt 24,9 triệu con lợn, trong đó có hơn 2,8 triệu con nái … 16 doanh nghiệp lớn có tốc độc tăng đàn 66,35%, cả nước khoảng 5%. Tổng đàn như vậy bằng 85% so với cuối năm 2018.
"Tuy nhiên cũng phải nói rõ, việc tái đàn cần có thời gian. Từ tháng 5 đến tháng 9/2019 khi dịch lên cao chúng ta phải liên tục tiêu hủy lợn với số lượng rất lớn. Trong thời gian này hầu như không cơ sở, doanh nghiệp nào dám cho phối giống. Đến khoảng tháng 9-10/2019 mới bắt đầu khởi động lại việc này và đến đầu năm 2020 mới có lợn giống. Cũng phải mất 6 tháng sau khi có lợn giống thì thị trường mới có sản phẩm từ việc tăng đàn này. Chúng tôi dự kiến cuối năm nay "cung – cầu" về thịt lợn mới có thể cân bằng", ông nói.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp để đảm bảo nguồn cung thịt lợn nói riêng và lương thực thực phẩm nói chung, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, ngành nông nghiệp vẫn đang nỗ lực sản xuất để đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra.
Ông dẫn chứng về sản phẩm lúa gạo, ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước, Việt Nam nỗ lực đạt 7 triệu tấn gạo xuất khẩu.
Tuy nhiên, với sự nhanh nhạy của doanh nghiệp cùng sự vào cuộc của các Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, chúng ta cũng đã nhập được hơn 93 nghìn tấn thịt đến thời điểm này. Về lợn sống, chúng ta cũng đã đàm phán với Thái Lan nhập được 70 nghìn con lợn.
Hiện giá thịt lợn đã hạ còn 78 nghìn đồng – 88 nghìn đồng/kg.
Để giảm giá thịt lợn đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và cả người chăn nuôi, Thứ trưởng Tiến cho biết, trước tiên phải nói đến việc phòng chống dịch bệnh. Đến nay sau gần 1 năm dịch bùng phát, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Đến giờ dịch bệnh chỉ còn lại ở một số địa phương nhỏ lẻ, Bộ cũng thường xuyên có văn bản nhắc nhở các địa phương làm tốt công tác an toàn sinh học. Đến giờ có khoảng 98% số xã đã qua 21 ngày không phát sinh ổ dịch mới.
"Có thể nói đã có nhiều bước tiến trong đảm bảo dịch bệnh đến giai đoạn này. Tuy chúng ta chưa sản xuất được vaccine phòng chống DTLCP nhưng cũng đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận để khống chế dịch như việc nghiên cứu ra bộ kit phát hiện sớm bệnh, đặc điểm dịch tễ virus, tiếp tục có các tiến triển trong nghiên cứu vaccine, xử lý môi trường để cắt đứt nguồn lây; nghiên cứu các dòng lợn có sức miễn kháng...", Thứ trưởng Tiến nói.
Thứ trưởng Tiến dẫn báo cáo từ các địa phương đến cuối tháng 6/2020 đạt 24,9 triệu con lợn, trong đó có hơn 2,8 triệu con nái … 16 doanh nghiệp lớn có tốc độc tăng đàn 66,35%, cả nước khoảng 5%. Tổng đàn như vậy bằng 85% so với cuối năm 2018.
"Tuy nhiên cũng phải nói rõ, việc tái đàn cần có thời gian. Từ tháng 5 đến tháng 9/2019 khi dịch lên cao chúng ta phải liên tục tiêu hủy lợn với số lượng rất lớn. Trong thời gian này hầu như không cơ sở, doanh nghiệp nào dám cho phối giống. Đến khoảng tháng 9-10/2019 mới bắt đầu khởi động lại việc này và đến đầu năm 2020 mới có lợn giống. Cũng phải mất 6 tháng sau khi có lợn giống thì thị trường mới có sản phẩm từ việc tăng đàn này. Chúng tôi dự kiến cuối năm nay "cung – cầu" về thịt lợn mới có thể cân bằng", ông nói.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp để đảm bảo nguồn cung thịt lợn nói riêng và lương thực thực phẩm nói chung, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, ngành nông nghiệp vẫn đang nỗ lực sản xuất để đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra.
Ông dẫn chứng về sản phẩm lúa gạo, ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước, Việt Nam nỗ lực đạt 7 triệu tấn gạo xuất khẩu.
Theo Cẩm Thạch
BizLive
BizLive