Sầu riêng Việt có thể mang về 1 tỷ USD
- Thứ tư - 28/06/2023 10:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dự báo năm nay, Việt Nam có thể thu về 1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng.
Đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng
Từ tháng 9/2022, sầu riêng của Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Cũng từ đây, loại trái cây này mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành hàng rau quả nước ta. Dự báo năm nay, Việt Nam có thể thu về 1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sầu riêng của nước ta có lợi thế sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ quanh năm, thời gian vận chuyển đến Trung Quốc cũng nhanh hơn so với Thái Lan. Trong 5 tháng đầu năm, sản lượng sầu riêng tươi xuất khẩu đạt trên 65.000 tấn, tăng 41% so với cả năm ngoái. Tỷ lệ xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc là 97%.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng để cạnh tranh được ở thị trường Trung Quốc, sầu riêng Việt cần tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng, mẫu mã cũng như xây dựng thương hiệu.
Quảng bá sầu riêng từ ngày hội địa phương
Không chỉ tập trung cho thị trường Trung Quốc, các địa phương và doanh nghiệp cũng đang chú trọng tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng khác. Những hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm sẽ mang trái cây Việt Nam đi xa hơn, đồng thời phát triển diện tích vùng trồng ổn định.
Tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng ở mỗi địa phương cũng là cách tiêu thụ các loại nông sản được thuận lợi hơn.
"Sầu riêng Châu Thành, kết nối - vươn xa" là chủ đề của Ngày hội qui mô cấp huyện, do cụm thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, Đồng Tháp lần đầu tiên phối hợp, tổ chức. Những nhà vườn vốn đã quen canh tác, giờ trở thành nhân viên bán hàng một cách thuần thục.
Ông Đoàn Thanh Liêm - xã Phú Hựu cho biết: "Cũng mong muốn kết nối nhiều doanh nghiệp, vì Châu Thành phát triển diện tích sầu riêng nhiều, năng suất tốt nữa, thành ra muốn kết nối để xuất khẩu đi nhiều nước".
Toàn huyện Châu Thành có gần 990 ha sầu riêng. Để nâng cao giá trị loại trái cây này theo hướng xuất khẩu, địa phương chú trọng công tác tập huấn, nâng cao kĩ năng canh tác cho nhà vườn. Hiện toàn huyện có 27,8 ha đạt chứng nhận VietGAP; 39 mã số vùng trồng với diện tích hơn 330 ha phục vụ xuất khẩu.
Ông Phan Thanh Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, Đồng Tháp cho biết: "Vừa qua chúng tôi có bước ban đầu tiếp xúc, có biên bản ghi nhớ bàn thảo về thời gian, thời vụ, sản lượng để kết nối lâu dài".
Điểm mới ở địa phương huyện Châu Thành là hướng nhà vườn trồng những giống sầu riêng có giá trị kinh tế cao, nhằm tạo phân khúc thị trường riêng. Chẳng hạn giống Mỏn Thon có giá bán đến 110.000 đồng/kg, với lợi thế là có thể vận chuyển đi xa.
7 năm trở lại đây, cây sầu riêng bén rễ trên vùng đất Châu Thành, Đồng Tháp, qua đó giúp rất nhiều nhà vườn mang lại thu nhập cao. Theo bà con Phú Nông Hội quán, chỉ với 1 ha chuyên canh sầu riêng giống Mỏn Thon, nhiều nhà vườn đạt mức thu nhập hơn 2 tỷ đồng/năm.
Đường dài cho sầu riêng
Để những hoạt động xúc tiến tìm thị trường mới, quảng bá sản phẩm có hiệu quả, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cần được chú trọng nhằm tính đường dài cho trái sầu riêng. Các nhà vườn, tổ hợp tác, hợp tác xã cần phải có sự tính toán, cân nhắc kĩ lưỡng trong quá trình canh tác, giúp tăng khả năng cạnh tranh trong thời gian tới.
Ông Tuấn là một trong những nhà vườn trồng sầu riêng đầu tiên ở huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Trước khi bắt tay với loại cây trồng giá trị kinh tế cao này, ông đã học tập quy trình canh tác ở nhiều nơi và chọn giải pháp hữu cơ để sản xuất. Mới đây, ông hợp tác cùng nhà vườn kế bên để đăng ký mã số vùng trồng và trù bị thành lập hội quán nông dân trồng sầu riêng để tiện bề giúp đỡ nhau.
"Nông dân mình trước khi làm cái gì đó, cũng phải đi học hỏi và so sánh từng vùng miền. Trước khi tôi trồng sầu riêng cũng đi học hỏi nhiều nơi nhiều chỗ, so sánh vùng đất của mình có thích hợp hay không, có đảm bảo an toàn hay không", ông Tuấn chia sẻ.
Với giá bán cao, sầu riêng hiện trở thành lựa chọn số một khi nông dân cần cải tạo vườn tạp hoặc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả. So với các địa phương khác, những nông dân ở xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh có thuận lợi hơn khi chuyển đổi nhờ có hợp tác xã sầu riêng đóng chân trên địa bàn, giúp nông dân có chỗ dựa khi cần.
Với diện tích sầu riêng hiện có hơn 100 ha, đang quản lý 4 mã số vùng trồng, Hợp tác xã Mỹ Long có nhiều đối tác xuất khẩu trực tiếp sầu riêng đi nước ngoài.
Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có hơn 2.600 ha sầu riêng và cũng đang tiếp tục tăng tương tự nhiều nơi trong cả nước. Dự báo, trong vài năm nữa, khi các vườn trồng mới bắt đầu cho trái, áp lực cung cầu sẽ rất cao. Vì vậy, nhà vườn cần chủ động sản xuất với chi phí thấp, tăng cường liên kết tiêu thụ ngay từ bây giờ để giảm thiểu thiệt hại.
Từ tháng 9/2022, sầu riêng của Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Cũng từ đây, loại trái cây này mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành hàng rau quả nước ta. Dự báo năm nay, Việt Nam có thể thu về 1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sầu riêng của nước ta có lợi thế sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ quanh năm, thời gian vận chuyển đến Trung Quốc cũng nhanh hơn so với Thái Lan. Trong 5 tháng đầu năm, sản lượng sầu riêng tươi xuất khẩu đạt trên 65.000 tấn, tăng 41% so với cả năm ngoái. Tỷ lệ xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc là 97%.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng để cạnh tranh được ở thị trường Trung Quốc, sầu riêng Việt cần tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng, mẫu mã cũng như xây dựng thương hiệu.
Quảng bá sầu riêng từ ngày hội địa phương
Không chỉ tập trung cho thị trường Trung Quốc, các địa phương và doanh nghiệp cũng đang chú trọng tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng khác. Những hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm sẽ mang trái cây Việt Nam đi xa hơn, đồng thời phát triển diện tích vùng trồng ổn định.
Tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng ở mỗi địa phương cũng là cách tiêu thụ các loại nông sản được thuận lợi hơn.
"Sầu riêng Châu Thành, kết nối - vươn xa" là chủ đề của Ngày hội qui mô cấp huyện, do cụm thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, Đồng Tháp lần đầu tiên phối hợp, tổ chức. Những nhà vườn vốn đã quen canh tác, giờ trở thành nhân viên bán hàng một cách thuần thục.
Ông Đoàn Thanh Liêm - xã Phú Hựu cho biết: "Cũng mong muốn kết nối nhiều doanh nghiệp, vì Châu Thành phát triển diện tích sầu riêng nhiều, năng suất tốt nữa, thành ra muốn kết nối để xuất khẩu đi nhiều nước".
Toàn huyện Châu Thành có gần 990 ha sầu riêng. Để nâng cao giá trị loại trái cây này theo hướng xuất khẩu, địa phương chú trọng công tác tập huấn, nâng cao kĩ năng canh tác cho nhà vườn. Hiện toàn huyện có 27,8 ha đạt chứng nhận VietGAP; 39 mã số vùng trồng với diện tích hơn 330 ha phục vụ xuất khẩu.
Ông Phan Thanh Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, Đồng Tháp cho biết: "Vừa qua chúng tôi có bước ban đầu tiếp xúc, có biên bản ghi nhớ bàn thảo về thời gian, thời vụ, sản lượng để kết nối lâu dài".
Điểm mới ở địa phương huyện Châu Thành là hướng nhà vườn trồng những giống sầu riêng có giá trị kinh tế cao, nhằm tạo phân khúc thị trường riêng. Chẳng hạn giống Mỏn Thon có giá bán đến 110.000 đồng/kg, với lợi thế là có thể vận chuyển đi xa.
7 năm trở lại đây, cây sầu riêng bén rễ trên vùng đất Châu Thành, Đồng Tháp, qua đó giúp rất nhiều nhà vườn mang lại thu nhập cao. Theo bà con Phú Nông Hội quán, chỉ với 1 ha chuyên canh sầu riêng giống Mỏn Thon, nhiều nhà vườn đạt mức thu nhập hơn 2 tỷ đồng/năm.
Đường dài cho sầu riêng
Để những hoạt động xúc tiến tìm thị trường mới, quảng bá sản phẩm có hiệu quả, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cần được chú trọng nhằm tính đường dài cho trái sầu riêng. Các nhà vườn, tổ hợp tác, hợp tác xã cần phải có sự tính toán, cân nhắc kĩ lưỡng trong quá trình canh tác, giúp tăng khả năng cạnh tranh trong thời gian tới.
Ông Tuấn là một trong những nhà vườn trồng sầu riêng đầu tiên ở huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Trước khi bắt tay với loại cây trồng giá trị kinh tế cao này, ông đã học tập quy trình canh tác ở nhiều nơi và chọn giải pháp hữu cơ để sản xuất. Mới đây, ông hợp tác cùng nhà vườn kế bên để đăng ký mã số vùng trồng và trù bị thành lập hội quán nông dân trồng sầu riêng để tiện bề giúp đỡ nhau.
"Nông dân mình trước khi làm cái gì đó, cũng phải đi học hỏi và so sánh từng vùng miền. Trước khi tôi trồng sầu riêng cũng đi học hỏi nhiều nơi nhiều chỗ, so sánh vùng đất của mình có thích hợp hay không, có đảm bảo an toàn hay không", ông Tuấn chia sẻ.
Với giá bán cao, sầu riêng hiện trở thành lựa chọn số một khi nông dân cần cải tạo vườn tạp hoặc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả. So với các địa phương khác, những nông dân ở xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh có thuận lợi hơn khi chuyển đổi nhờ có hợp tác xã sầu riêng đóng chân trên địa bàn, giúp nông dân có chỗ dựa khi cần.
Với diện tích sầu riêng hiện có hơn 100 ha, đang quản lý 4 mã số vùng trồng, Hợp tác xã Mỹ Long có nhiều đối tác xuất khẩu trực tiếp sầu riêng đi nước ngoài.
Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có hơn 2.600 ha sầu riêng và cũng đang tiếp tục tăng tương tự nhiều nơi trong cả nước. Dự báo, trong vài năm nữa, khi các vườn trồng mới bắt đầu cho trái, áp lực cung cầu sẽ rất cao. Vì vậy, nhà vườn cần chủ động sản xuất với chi phí thấp, tăng cường liên kết tiêu thụ ngay từ bây giờ để giảm thiểu thiệt hại.
Theo Ban Thời sự
VTV
VTV