Thu ngân sách năm 2024 ước đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, bội chi khoảng 3,4% GDP
- Thứ sáu - 03/01/2025 10:10
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bộ Tài chính cho biết thu ngân sách cả năm 2024 ước đạt 2,025 triệu tỷ đồng, tổng chi khoảng 1,83 triệu tỷ đồng; bội chi ngân sách nhà nước thực hiện khoảng 3,4% GDP, giảm 10 nghìn tỷ đồng so với dự toán do giảm bội chi ngân sách địa phương…
Chiều 31/12, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị tổng kết công tác tài chính-ngân sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo các tỉnh/thành phố tham dự trực tuyến.
Bộ Tài chính cho biết ước tính đến hết tháng 12/2024, tổng số miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho doanh nghiệp và người dân khoảng 197,3 nghìn tỷ đồng (bao gồm các chính sách thi hành từ năm 2023, tiếp tục tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước năm 2024).
Trong đó số miễn, giảm khoảng 99 nghìn tỷ đồng, bao gồm giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP, Nghị định số 94/2023/NĐ-CP, Nghị định số 72/2024/NĐ-CP khoảng 50,8 nghìn tỷ đồng; giảm thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 và số 42/2023/UBTVQH15 ước khoảng 40,4 nghìn tỷ đồng; giảm tiền thuê đất theo Quyết định số 25/2023/QĐ–TTg ước khoảng 2,7 nghìn tỷ đồng; giảm phí lệ phí theo thông tư số 44/2023/TT-BTC khoảng 24 tỷ đồng; giảm lệ phí trước bạ theo Nghị định số 109/2024/NĐ-CP khoảng 5 nghìn tỷ đồng.
Số gia hạn khoảng 98,3 nghìn tỷ đồng, bao gồm gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất theo Nghị định số 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 khoảng 85,1 nghìn tỷ đồng và gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo Nghị định số 65/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 khoảng 13,2 nghìn tỷ đồng.
Đến ngày 27/12/2024, thu ngân sách nhà nước đạt 1.997,3 nghìn tỷ đồng, bằng 117,4% (tăng 296,3 nghìn tỷ đồng) so dự toán; trong đó, thu nội địa đạt 115,2% dự toán, thu từ dầu thô đạt 126,2% dự toán, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 134,2% dự toán.
Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan tập trung triển khai quyết liệt công tác thu trong những ngày cuối năm, đôn đốc thu đầy đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh, các khoản thu đã hết thời gian được gia hạn theo quy định, các khoản phải thu theo kết luận, kiến nghị của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước; tăng cường thu nợ đọng thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, thất thu ngân sách. Phấn đấu thu cả năm ước đạt 2.025,4 nghìn tỷ đồng, tăng 19,1% (324,4 nghìn tỷ đồng) so dự toán, tăng 15,5% so thực hiện năm 2023; tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước đạt 17,8%GDP, riêng thuế, phí đạt 14,2%GDP.
Theo Bộ Tài chính, 2024 là năm đầu tiên số thu ngân sách nhà nước đạt trên 2 triệu tỷ đồng, vượt 324,4 nghìn tỷ đồng so với dự toán.
Tổng số chi ngân sách nhà nước đến ngày 31/12/2024 ước đạt khoảng 1.830,8 nghìn tỷ đồng, bằng 86,4% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 78,1% dự toán Quốc hội quyết định, tỷ lệ giải ngân đạt 77,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 đạt 81,9% kế hoạch); chi thường xuyên ước đạt 94,5% dự toán; đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo dự toán và tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; đảm bảo kinh phí thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 và thực hiện chính sách an sinh xã hội đã ban hành.
Với kết quả thu, chi ngân sách nhà nước nêu trên, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được đảm bảo. Ước tính năm 2024, bội chi NSNN thực hiện khoảng 3,4% GDP, giảm 10 nghìn tỷ đồng so dự toán (giảm bội chi ngân sách địa phương).
Bộ Tài chính cho biết đã điều hành việc phát hành Trái phiếu chính phủ để vừa sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước, vừa đảm bảo nguồn thanh toán các khoản chi theo dự toán, kịp thời trả các khoản nợ gốc đến hạn. Năm 2024 đã phát hành được 330,4 nghìn tỷ đồng Trái phiếu chính phủ, bằng 82,59% kế hoạch đầu năm, kỳ hạn bình quân 11,12 năm, lãi suất bình quân 2,52%/năm.
Đến cuối năm 2024, chỉ tiêu dư nợ công khoảng 36-37% GDP, nợ Chính phủ khoảng 33-34% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước khoảng 20-21%, thấp hơn mức trần Quốc hội cho phép.
Trong năm 2024, Bộ Tài chính đã phối hợp cung cấp thông tin, báo cáo cho 3 Tổ chức S&P, Fitch, Moody’s và S&P xếp hạng tín nhiệm về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước,… làm căn cứ đánh giá, xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối vớiViệt Nam. Cả 3 tổ chức đều tiếp tục duy trì xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức tích cực, bền vững trong đó, S&P, Fitch đánh giá đều ở mức BB+, Moody’s đánh giá ở mức Ba2, triển vọng Ổn định.
Bộ Tài chính cho biết ước tính đến hết tháng 12/2024, tổng số miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho doanh nghiệp và người dân khoảng 197,3 nghìn tỷ đồng (bao gồm các chính sách thi hành từ năm 2023, tiếp tục tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước năm 2024).
Trong đó số miễn, giảm khoảng 99 nghìn tỷ đồng, bao gồm giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP, Nghị định số 94/2023/NĐ-CP, Nghị định số 72/2024/NĐ-CP khoảng 50,8 nghìn tỷ đồng; giảm thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 và số 42/2023/UBTVQH15 ước khoảng 40,4 nghìn tỷ đồng; giảm tiền thuê đất theo Quyết định số 25/2023/QĐ–TTg ước khoảng 2,7 nghìn tỷ đồng; giảm phí lệ phí theo thông tư số 44/2023/TT-BTC khoảng 24 tỷ đồng; giảm lệ phí trước bạ theo Nghị định số 109/2024/NĐ-CP khoảng 5 nghìn tỷ đồng.
Số gia hạn khoảng 98,3 nghìn tỷ đồng, bao gồm gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất theo Nghị định số 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 khoảng 85,1 nghìn tỷ đồng và gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo Nghị định số 65/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 khoảng 13,2 nghìn tỷ đồng.
Đến ngày 27/12/2024, thu ngân sách nhà nước đạt 1.997,3 nghìn tỷ đồng, bằng 117,4% (tăng 296,3 nghìn tỷ đồng) so dự toán; trong đó, thu nội địa đạt 115,2% dự toán, thu từ dầu thô đạt 126,2% dự toán, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 134,2% dự toán.
Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan tập trung triển khai quyết liệt công tác thu trong những ngày cuối năm, đôn đốc thu đầy đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh, các khoản thu đã hết thời gian được gia hạn theo quy định, các khoản phải thu theo kết luận, kiến nghị của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước; tăng cường thu nợ đọng thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, thất thu ngân sách. Phấn đấu thu cả năm ước đạt 2.025,4 nghìn tỷ đồng, tăng 19,1% (324,4 nghìn tỷ đồng) so dự toán, tăng 15,5% so thực hiện năm 2023; tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước đạt 17,8%GDP, riêng thuế, phí đạt 14,2%GDP.
Theo Bộ Tài chính, 2024 là năm đầu tiên số thu ngân sách nhà nước đạt trên 2 triệu tỷ đồng, vượt 324,4 nghìn tỷ đồng so với dự toán.
Tổng số chi ngân sách nhà nước đến ngày 31/12/2024 ước đạt khoảng 1.830,8 nghìn tỷ đồng, bằng 86,4% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 78,1% dự toán Quốc hội quyết định, tỷ lệ giải ngân đạt 77,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 đạt 81,9% kế hoạch); chi thường xuyên ước đạt 94,5% dự toán; đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo dự toán và tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; đảm bảo kinh phí thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 và thực hiện chính sách an sinh xã hội đã ban hành.
Với kết quả thu, chi ngân sách nhà nước nêu trên, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được đảm bảo. Ước tính năm 2024, bội chi NSNN thực hiện khoảng 3,4% GDP, giảm 10 nghìn tỷ đồng so dự toán (giảm bội chi ngân sách địa phương).
Bộ Tài chính cho biết đã điều hành việc phát hành Trái phiếu chính phủ để vừa sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước, vừa đảm bảo nguồn thanh toán các khoản chi theo dự toán, kịp thời trả các khoản nợ gốc đến hạn. Năm 2024 đã phát hành được 330,4 nghìn tỷ đồng Trái phiếu chính phủ, bằng 82,59% kế hoạch đầu năm, kỳ hạn bình quân 11,12 năm, lãi suất bình quân 2,52%/năm.
Đến cuối năm 2024, chỉ tiêu dư nợ công khoảng 36-37% GDP, nợ Chính phủ khoảng 33-34% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước khoảng 20-21%, thấp hơn mức trần Quốc hội cho phép.
Trong năm 2024, Bộ Tài chính đã phối hợp cung cấp thông tin, báo cáo cho 3 Tổ chức S&P, Fitch, Moody’s và S&P xếp hạng tín nhiệm về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước,… làm căn cứ đánh giá, xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối vớiViệt Nam. Cả 3 tổ chức đều tiếp tục duy trì xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức tích cực, bền vững trong đó, S&P, Fitch đánh giá đều ở mức BB+, Moody’s đánh giá ở mức Ba2, triển vọng Ổn định.
Kỳ Phong