Triển vọng giá dầu: Sản lượng khai dầu thô Mỹ sớm vượt 10 triệu thùng/ngày
- Thứ hai - 22/01/2018 08:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Giá dầu cuối tuần trước giảm 1%, đánh dấu tuần giảm đầu tiên trong 5 tuần qua do sản lượng khai thác của Mỹ tăng.
Giá dầu Brent giao sau giảm 70 cent tương đương 1% xuống 68,61 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau kết thúc phiên giao dịch cuối tuần giảm 58 cent xuống 63,37 USD/thùng.
Tính chung cả tuần trước, giá dầu WTI và dầu WTI và dầu Brent giảm lần lượt 1,5% và 1,8%.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cảnh bảo việc Mỹ tăng sản lượng có thể phá vỡ những tín hiệu tích cực của việc OPEC cắt giảm sản lượng đồng thời dự báo sản lượng khai thác của Mỹ sẽ sớm vượt 10 triệu thùng/ngày.
Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng cho biết sản lượng quốc gia này đạt mức 9,75 triệu thùng/ngày. Công ty dịch vụ dầu khí cho biết tuần vừa qua số lượng giàn khoan giảm 5 giàn. Tuần trước, số lượng giàn khoan tăng 10 giàn - mức tăng cao nhất kể từ tháng 6.
Tính từ đầu tháng 12 năm ngoái, giá dầu tăng 10% do được hưởng lợi từ nỗ lực cắt giảm sản lượng khai thác của OPEC và Nga. Thỏa thuận cắt giảm sản lượng được các nước đồng thuận kéo dài đến hết năm 2018.
Thỏa thuận cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày được ký vào cuối năm 2016 nhằm tái cân bằng thị trường và đẩy giá dầu lên với sự tham gia của OPEC và 10 nước ngoài tổ chức trong đó có Nga. Tuy nhiên, một số nhà phân tích lo ngại rằng việc giá dầu tăng có thể kích thích Mỹ tăng sản lượng gây mất cân bằng thị trường.
Trong tuần này, thị trường tiếp tục theo dõi dữ liệu dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu của Mỹ được công bố vào thứ ba và thứ tư nhằm đánh giá nhu cầu của thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Một số sự kiện được cho là sẽ ảnh hưởng tới giá dầu trong tuần này:
Thứ ba
Viện Dầu khí Mỹ công bố báo cáo nguồn cung dầu thô hàng tuần.
Thứ tư
Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ công bố báo cáo trữ lượng xăng và dầu của Mỹ.
Thứ năm
Chính phủ Mỹ công bố báo cáo hàng tháng về trữ lượng khí gas.
Thứ sáu
Baker Hughes công bố dữ liệu hàng tuần về số lượng giàn khoan Mỹ.