VCCI: Phân cấp thực hiện thủ tục hành chính phải gắn với rút ngắn thời gian giải quyết
- Thứ ba - 22/10/2024 05:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hoạt động phân cấp trong thực hiện thủ tục hành chính không chỉ dừng ở việc từ Trung ương xuống địa phương, mà các thủ tục ở Trung ương cũng phân cấp từ Bộ xuống cho các đơn vị chuyên môn của Bộ thực hiện nhưng doanh nghiệp chưa nhận thấy thuận lợi…
Góp ý Dự thảo Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm giấy phép và đổi mới hoạt động cấp phép tại bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2025-2030, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, Dự thảo đã đề ra các mục tiêu rất cụ thể, rõ ràng về cắt giảm giấy phép kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh và các nhiệm vụ thúc đẩy cải cách hành chính.
Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao Nghị quyết và kì vọng những tác động tích cực của Nghị quyết vào môi trường đầu tư kinh doanh trong thời gian tới.
LÀM RÕ "CẮT GIẢM" HAY "CHUYỂN ĐỔI"
Tuy nhiên, VCCI cũng thẳng thắn cho rằng dự thảo mới chỉ đưa ra mục tiêu cắt giảm đối với giấy phép, thủ tục hành chính nội bộ; số hóa thủ tục hành chính về cấp phép trên môi trường điện tử, số lần cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu trong thủ tục cấp phép mà chưa đưa ra mục tiêu cắt giảm đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh. Trong khi, đây là một trong những nội dung quan trọng tại dự thảo. Do đó, VCCI đề nghị bổ sung về tỷ lệ % cắt giảm ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh đến năm 2030.
Bên cạnh đó, dự thảo đang đặt ra mục tiêu cắt giảm hoặc chuyển sang hình thức thông báo hoặc cấp phép tự động đối với tối thiểu 30% giấy phép trong trường hợp cấp mới, cấp lần đầu và 60% giấy phép trong trường hợp điều chỉnh, sửa đổi, cấp lại.
VCCI phân tích, “cắt giảm” giấy phép có thể hiểu là bãi bỏ giấy phép. Chuyển sang hình thức thông báo hoặc cấp phép tự động – với hình thức này, giấy phép vẫn tồn tại nhưng thủ tục để thực hiện đơn giản, thuận tiện hơn.
Song so sánh hai hình thức này, thì “cắt giảm” là hoạt động có tính chất cải cách mạnh hơn và tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho doanh nghiệp. Nếu gộp chung tỷ lệ cho cả hai hoạt động cắt giảm và chuyển đổi hình thức cấp phép (hình thức thông báo hoặc cấp phép tự động) có thể khiến cho các cơ quan rà soát có xu hướng lựa chọn chuyển đổi hình thức cấp phép thay vì “cắt giảm”.
Trên thực tế, khi đánh giá về hoạt động cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, Tờ trình đã nêu thực trạng “việc cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính thời gian qua vẫn tập trung chủ yếu ở đơn giản hóa bộ phận tạo thành thủ tục hành chính … số lượng thủ tục hành chính được cắt giảm còn khiêm tốn”.
Vì vậy, để hoạt động cắt giảm giấy phép thực chất, VCCI đề nghị phân tách riêng tỷ lệ mục tiêu của hoạt động cắt giảm giấy phép và tỷ lệ mục tiêu chuyển đổi hình thức cấp giấy phép.
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC CẤP PHÉP
Hơn nữa, Dự thảo yêu cầu “rà soát, xây dựng phương án cắt giảm giấy phép, đơn giản hóa thủ tục cấp phép (bao gồm cả giảm thủ tục hành chính nội bộ) đối với trường hợp đã có đủ dữ liệu, điều kiện thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 hàng năm. Riêng đối với giấy phép do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định theo thẩm quyền, trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa”.
“Như vậy, việc cắt giảm giấy phép, đơn giản hóa thủ tục cấp phép chỉ thực hiện đối với trường hợp “đã có đủ dữ liệu, điều kiện thực hiện. Điều này dường như chưa đủ, bởi vì sẽ có những trường hợp không cần thiết phải có giấy phép hoặc quản lý bằng hoạt động cấp phép mà cần phải bãi bỏ giấy phép đó hoặc chuyển đổi thành hình thức quản lý bằng điều kiện kinh doanh mà không cần cấp phép (chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”)”, VCCI nhận định.
Vì vậy, để đảm bảo tính toàn diện và thực chất, hiệu quả, VCCI đề nghị bổ sung trường hợp cắt giảm giấy phép, đơn giản hóa thủ tục cấp phép đối với các giấy phép không hợp lý, có thể chuyển đổi được từ hình thức “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.
Đồng thời, VCCI cho rằng cần phải làm rõ quy định “bãi bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết được áp dụng theo hình thức giấy phép”, tức là bỏ hoàn toàn các điều kiện đầu tư kinh doanh hay là chuyển từ việc phải cấp phép sang không cấp phép, nhưng vẫn phải đáp ứng điều kiện kinh doanh.
Để phân cấp trong thực hiện thủ tục hành chính, theo VCCI kiến nghị bổ sung nội dung, việc phân cấp thực hiện thủ tục hành chính phải gắn với việc điều chỉnh rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Bởi vì phân cấp thẩm quyền sẽ giảm các tầng nấc trung gian giải quyết và khiến cho quy trình thủ tục thủ tục hành chính đơn giản hơn, đồng nghĩa thời gian giải quyết thủ tục hành chính sẽ phải rút ngắn hơn.
Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao Nghị quyết và kì vọng những tác động tích cực của Nghị quyết vào môi trường đầu tư kinh doanh trong thời gian tới.
LÀM RÕ "CẮT GIẢM" HAY "CHUYỂN ĐỔI"
Tuy nhiên, VCCI cũng thẳng thắn cho rằng dự thảo mới chỉ đưa ra mục tiêu cắt giảm đối với giấy phép, thủ tục hành chính nội bộ; số hóa thủ tục hành chính về cấp phép trên môi trường điện tử, số lần cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu trong thủ tục cấp phép mà chưa đưa ra mục tiêu cắt giảm đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh. Trong khi, đây là một trong những nội dung quan trọng tại dự thảo. Do đó, VCCI đề nghị bổ sung về tỷ lệ % cắt giảm ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh đến năm 2030.
Bên cạnh đó, dự thảo đang đặt ra mục tiêu cắt giảm hoặc chuyển sang hình thức thông báo hoặc cấp phép tự động đối với tối thiểu 30% giấy phép trong trường hợp cấp mới, cấp lần đầu và 60% giấy phép trong trường hợp điều chỉnh, sửa đổi, cấp lại.
VCCI phân tích, “cắt giảm” giấy phép có thể hiểu là bãi bỏ giấy phép. Chuyển sang hình thức thông báo hoặc cấp phép tự động – với hình thức này, giấy phép vẫn tồn tại nhưng thủ tục để thực hiện đơn giản, thuận tiện hơn.
Song so sánh hai hình thức này, thì “cắt giảm” là hoạt động có tính chất cải cách mạnh hơn và tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho doanh nghiệp. Nếu gộp chung tỷ lệ cho cả hai hoạt động cắt giảm và chuyển đổi hình thức cấp phép (hình thức thông báo hoặc cấp phép tự động) có thể khiến cho các cơ quan rà soát có xu hướng lựa chọn chuyển đổi hình thức cấp phép thay vì “cắt giảm”.
Trên thực tế, khi đánh giá về hoạt động cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, Tờ trình đã nêu thực trạng “việc cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính thời gian qua vẫn tập trung chủ yếu ở đơn giản hóa bộ phận tạo thành thủ tục hành chính … số lượng thủ tục hành chính được cắt giảm còn khiêm tốn”.
Vì vậy, để hoạt động cắt giảm giấy phép thực chất, VCCI đề nghị phân tách riêng tỷ lệ mục tiêu của hoạt động cắt giảm giấy phép và tỷ lệ mục tiêu chuyển đổi hình thức cấp giấy phép.
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC CẤP PHÉP
Hơn nữa, Dự thảo yêu cầu “rà soát, xây dựng phương án cắt giảm giấy phép, đơn giản hóa thủ tục cấp phép (bao gồm cả giảm thủ tục hành chính nội bộ) đối với trường hợp đã có đủ dữ liệu, điều kiện thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 hàng năm. Riêng đối với giấy phép do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định theo thẩm quyền, trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa”.
“Như vậy, việc cắt giảm giấy phép, đơn giản hóa thủ tục cấp phép chỉ thực hiện đối với trường hợp “đã có đủ dữ liệu, điều kiện thực hiện. Điều này dường như chưa đủ, bởi vì sẽ có những trường hợp không cần thiết phải có giấy phép hoặc quản lý bằng hoạt động cấp phép mà cần phải bãi bỏ giấy phép đó hoặc chuyển đổi thành hình thức quản lý bằng điều kiện kinh doanh mà không cần cấp phép (chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”)”, VCCI nhận định.
Vì vậy, để đảm bảo tính toàn diện và thực chất, hiệu quả, VCCI đề nghị bổ sung trường hợp cắt giảm giấy phép, đơn giản hóa thủ tục cấp phép đối với các giấy phép không hợp lý, có thể chuyển đổi được từ hình thức “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.
Đồng thời, VCCI cho rằng cần phải làm rõ quy định “bãi bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết được áp dụng theo hình thức giấy phép”, tức là bỏ hoàn toàn các điều kiện đầu tư kinh doanh hay là chuyển từ việc phải cấp phép sang không cấp phép, nhưng vẫn phải đáp ứng điều kiện kinh doanh.
Để phân cấp trong thực hiện thủ tục hành chính, theo VCCI kiến nghị bổ sung nội dung, việc phân cấp thực hiện thủ tục hành chính phải gắn với việc điều chỉnh rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Bởi vì phân cấp thẩm quyền sẽ giảm các tầng nấc trung gian giải quyết và khiến cho quy trình thủ tục thủ tục hành chính đơn giản hơn, đồng nghĩa thời gian giải quyết thủ tục hành chính sẽ phải rút ngắn hơn.