Vì sao nhiều doanh nghiệp không nhận hợp đồng xuất khẩu gạo Bangladesh?
- Thứ hai - 05/04/2021 10:10
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong số 207 doanh nghiệp nằm trong danh sách phân bổ chỉ tiêu đợt 1 xuất khẩu gạo đi Bangladesh, nhiều doanh nghiệp không nhận thực hiện hợp đồng và đã trả lại cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
Sau khi Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - Công ty Cổ Phần (Vinafood 2) đại diện Việt Nam trúng thầu 50.000 tấn gạo Bangladesh. Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã có công văn phân bổ chỉ tiêu hợp đồng đến 207 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp không nhận chỉ tiêu xuất khẩu gạo đi Bangladesh và đã trả lại cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
Ngày 22/3/2021, Vinafood 2 đã có công văn gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) báo cáo về hợp đồng bán gạo Bangladesh, loại gạo 5% tấm, vụ mùa 2020/2021, thời gian giao hàng 50 ngày kể từ ngày nhận L/C. Dự kiến, giao hàng từ 1/4 - 30/4/2021.
Đơn giá 605 USD/tấn (giá CIF) tại cảng Bangladesh, quy ra tại cảng TP.HCM tương đương 522 USD/tấn. Việc phân bổ chỉ tiêu xuất ủy thác xuất khẩu gạo VFA sẽ áp dụng theo Nghị định 107.
Theo danh sách phân bổ chỉ tiêu đợt 1 của VFA đến 207 doanh nghiệp xuất khẩu gạo theo danh sách cập nhật của Bộ Công Thương, thì tất cả các doanh nghiệp đều được phân bổ chỉ tiêu bằng nhau là 194 tấn/doanh nghiệp. Riêng Vinafood 2 là 10.036 tấn
Ngày 30/3/2021, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch VFA có công văn phân bổ chỉ tiêu hợp đồng Bangladesh lần 2 cho các doanh nghiệp với khối lượng 138 tấn/doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có hơn 100 doanh nghiệp đồng ý nhận chỉ tiêu phân bổ của VFA, trong đó có các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài không nhận thực hiện.
Nguyên nhân các doanh nghiệp từ chối nhận chỉ tiêu phân bổ hợp đồng Bangladesh là do số lượng gạo xuất khẩu quá nhỏ, và thường thì các hợp đồng Chính phủ thanh toán tiền rất chậm, khoảng 4 - 6 tháng mới xong nên nhiều doanh nghiệp không muốn làm.
Song, nếu doanh nghiệp không nhận chỉ tiêu phân bổ của VFA thì sau này các hợp đồng Chính phủ có nếu có lô hàng lớn hơn có lợi nhuận cao hơn sẽ không được giao chỉ tiêu thực hiện hợp đồng.
"Tuy có tên trong danh sách xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không làm gạo xuất khẩu nữa, thật ra nếu nói doanh nghiệp xuất khẩu gạo với số lượng lớn ở Việt Nam hiện nay trong số 207 doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu gạo nhưng chỉ có khoảng từ 20 - 30 doanh nghiệp xuất khẩu với số lượng lớn, còn lại họ xin giấy phép nhưng chỉ xuất khẩu lai rai hoặc các hợp đồng nhỏ và mỗi tháng chỉ xuất khoảng 500 - 1000/tấn, tính ra xuất khẩu khoảng trên, dưới 10.000 tấn/năm.
Đối với hợp đồng Bangladesh Intimex nhận chỉ tiêu phân bổ 2 đợt tương đương 320 tấn gạo, chỉ tiêu tuy nhỏ nhưng theo quy ước nếu 6 tháng liền doanh nghiệp không tham gia hợp đồng Chính phủ thì bị cắt chỉ tiêu các hợp đồng sau, Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VFA, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Intimex Group cho biết.
Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp không nhận chỉ tiêu xuất khẩu gạo đi Bangladesh và đã trả lại cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
Ngày 22/3/2021, Vinafood 2 đã có công văn gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) báo cáo về hợp đồng bán gạo Bangladesh, loại gạo 5% tấm, vụ mùa 2020/2021, thời gian giao hàng 50 ngày kể từ ngày nhận L/C. Dự kiến, giao hàng từ 1/4 - 30/4/2021.
Đơn giá 605 USD/tấn (giá CIF) tại cảng Bangladesh, quy ra tại cảng TP.HCM tương đương 522 USD/tấn. Việc phân bổ chỉ tiêu xuất ủy thác xuất khẩu gạo VFA sẽ áp dụng theo Nghị định 107.
Theo danh sách phân bổ chỉ tiêu đợt 1 của VFA đến 207 doanh nghiệp xuất khẩu gạo theo danh sách cập nhật của Bộ Công Thương, thì tất cả các doanh nghiệp đều được phân bổ chỉ tiêu bằng nhau là 194 tấn/doanh nghiệp. Riêng Vinafood 2 là 10.036 tấn
Ngày 30/3/2021, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch VFA có công văn phân bổ chỉ tiêu hợp đồng Bangladesh lần 2 cho các doanh nghiệp với khối lượng 138 tấn/doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có hơn 100 doanh nghiệp đồng ý nhận chỉ tiêu phân bổ của VFA, trong đó có các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài không nhận thực hiện.
Nguyên nhân các doanh nghiệp từ chối nhận chỉ tiêu phân bổ hợp đồng Bangladesh là do số lượng gạo xuất khẩu quá nhỏ, và thường thì các hợp đồng Chính phủ thanh toán tiền rất chậm, khoảng 4 - 6 tháng mới xong nên nhiều doanh nghiệp không muốn làm.
Song, nếu doanh nghiệp không nhận chỉ tiêu phân bổ của VFA thì sau này các hợp đồng Chính phủ có nếu có lô hàng lớn hơn có lợi nhuận cao hơn sẽ không được giao chỉ tiêu thực hiện hợp đồng.
"Tuy có tên trong danh sách xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không làm gạo xuất khẩu nữa, thật ra nếu nói doanh nghiệp xuất khẩu gạo với số lượng lớn ở Việt Nam hiện nay trong số 207 doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu gạo nhưng chỉ có khoảng từ 20 - 30 doanh nghiệp xuất khẩu với số lượng lớn, còn lại họ xin giấy phép nhưng chỉ xuất khẩu lai rai hoặc các hợp đồng nhỏ và mỗi tháng chỉ xuất khoảng 500 - 1000/tấn, tính ra xuất khẩu khoảng trên, dưới 10.000 tấn/năm.
Đối với hợp đồng Bangladesh Intimex nhận chỉ tiêu phân bổ 2 đợt tương đương 320 tấn gạo, chỉ tiêu tuy nhỏ nhưng theo quy ước nếu 6 tháng liền doanh nghiệp không tham gia hợp đồng Chính phủ thì bị cắt chỉ tiêu các hợp đồng sau, Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VFA, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Intimex Group cho biết.
Theo Nguyễn Huyền
Bizlive
Bizlive