Xuất khẩu sắt thép sang Trung Quốc năm 2020 tăng tới…700%
- Thứ hai - 25/01/2021 13:14
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Năm 2020, cả khối lượng và kim ngạch xuất khẩu sắt thép đều tăng mạnh, bất chấp việc giá trung bình giảm so với năm 2019. Trung Quốc là động lực chính thúc đẩy xuất khẩu sắt thép của cả nước trong năm vừa qua.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu sắt thép của nước ta trong năm 2020 đạt 9,86 triệu tấn, kim ngạch gần 5,26 tỷ USD; tăng lần lượt 47,9% so với năm 2019; mặc dù giá trung bình năm qua giảm 15,5% còn 533,4 USD/tấn.
Trong top 10 thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất, xuất khẩu sang 4 thị trường tăng, trong đó sang Trung Quốc, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và Ấn Độ đều tăng mạnh, trên 30%.
Đặc biệt, xuất khẩu sang Trung Quốc – thị trường sắt thép số 1 của Việt Nam - tăng gấp khoảng 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái do nước này hồi phục sớm và mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, và Chính phủ kích thích kinh tế mạnh mẽ thông qua các dự án cơ sở hạ tầng.
Cụ thể, xuất khẩu sắt thép năm 2020 sang Trung Quốc đạt 3,54 triệu tấn, kim ngạch 1,48 tỷ USD, tăng lần lượt 717,7% và 669,6% so với năm trước đó, nâng thị phần trong tổng xuất khẩu thép Việt Nam lên 35,9%, mặc dù giá xuất khẩu trung bình sang Trung Quốc năm 2020 giảm 5,9% so với năm trước, chỉ đạt 419 USD/tấn.
Xuất khẩu sang Philippines – thi trường lớn thứ 6 của sắt thép Việt Nam – cũng tăng mạnh 95,15% về lượng và 81,23% về trị giá, đạt lần lượt 556.803 triệu tấn, kim ngạch khoàng 245 triệu USD. Xuất khẩu sang Thái Lan, thị trường sắt thép số 3 của Việt Nam, đạt 675.482 tấn (390.5 triệu USD), tăng 82,26 % về lượng (72,71% về kim ngạch) so với cùng kỳ năm trước.
Trái lại, Campuchia là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn thứ 2 của Việt Nam, nhưng xuất khẩu năm qua bị sụt giảm. Theo đó, khối lượng sắt thép xuất khẩu sang Campuchia năm qua đạt đạt 1,56 triệu tấn, trị giá 839,69 triệu USD, giá trung bình 537 USD/tấn, giảm 8% về lượng, 14,9% kim ngạch và 7,5% về giá so với năm trước. Xuất khẩu sang Malaysia – thị trường đứng thứ 4 – cũng chỉ đạt 629.419 tấn, tương đương 367,97 triệu USD, giảm lần lượt 15,5% và 19,8% so với năm trước.
Năm 2021, kinh tế thế giới dự báo sẽ tiếp tục hồi phục, nhất là ở Trung Quốc, sẽ thúc đẩy nhu cầu sắt thép tăng lên. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 ở nhiều nơi vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, tại Trung Quốc, giá sắt thép đang chững lại sau giai đoạn tăng mạnh trước đó. Vì vậy, tốc độ tăng xuất khẩu thép sang một số thị trường trọng điểm trong thời gian tới có thể sẽ chậm lại.
Điều đó thể hiện qua thực tế là trong tháng 12/2020, xuất khẩu sắt thép của cả nước giảm nhẹ 4,3% về lượng so với tháng liền trước, chỉ đạt 942.256 tấn; mặc dù kim ngạch và giá trung bình tăng lần lượt 1,9% và 6,5%, đạt 553,4 triệu USD (587,3 USD/tấn), theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu sắt thép của Việt Nam năm 2020
Trong top 10 thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất, xuất khẩu sang 4 thị trường tăng, trong đó sang Trung Quốc, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và Ấn Độ đều tăng mạnh, trên 30%.
Đặc biệt, xuất khẩu sang Trung Quốc – thị trường sắt thép số 1 của Việt Nam - tăng gấp khoảng 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái do nước này hồi phục sớm và mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, và Chính phủ kích thích kinh tế mạnh mẽ thông qua các dự án cơ sở hạ tầng.
Cụ thể, xuất khẩu sắt thép năm 2020 sang Trung Quốc đạt 3,54 triệu tấn, kim ngạch 1,48 tỷ USD, tăng lần lượt 717,7% và 669,6% so với năm trước đó, nâng thị phần trong tổng xuất khẩu thép Việt Nam lên 35,9%, mặc dù giá xuất khẩu trung bình sang Trung Quốc năm 2020 giảm 5,9% so với năm trước, chỉ đạt 419 USD/tấn.
Xuất khẩu sang Philippines – thi trường lớn thứ 6 của sắt thép Việt Nam – cũng tăng mạnh 95,15% về lượng và 81,23% về trị giá, đạt lần lượt 556.803 triệu tấn, kim ngạch khoàng 245 triệu USD. Xuất khẩu sang Thái Lan, thị trường sắt thép số 3 của Việt Nam, đạt 675.482 tấn (390.5 triệu USD), tăng 82,26 % về lượng (72,71% về kim ngạch) so với cùng kỳ năm trước.
Trái lại, Campuchia là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn thứ 2 của Việt Nam, nhưng xuất khẩu năm qua bị sụt giảm. Theo đó, khối lượng sắt thép xuất khẩu sang Campuchia năm qua đạt đạt 1,56 triệu tấn, trị giá 839,69 triệu USD, giá trung bình 537 USD/tấn, giảm 8% về lượng, 14,9% kim ngạch và 7,5% về giá so với năm trước. Xuất khẩu sang Malaysia – thị trường đứng thứ 4 – cũng chỉ đạt 629.419 tấn, tương đương 367,97 triệu USD, giảm lần lượt 15,5% và 19,8% so với năm trước.
Năm 2021, kinh tế thế giới dự báo sẽ tiếp tục hồi phục, nhất là ở Trung Quốc, sẽ thúc đẩy nhu cầu sắt thép tăng lên. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 ở nhiều nơi vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, tại Trung Quốc, giá sắt thép đang chững lại sau giai đoạn tăng mạnh trước đó. Vì vậy, tốc độ tăng xuất khẩu thép sang một số thị trường trọng điểm trong thời gian tới có thể sẽ chậm lại.
Điều đó thể hiện qua thực tế là trong tháng 12/2020, xuất khẩu sắt thép của cả nước giảm nhẹ 4,3% về lượng so với tháng liền trước, chỉ đạt 942.256 tấn; mặc dù kim ngạch và giá trung bình tăng lần lượt 1,9% và 6,5%, đạt 553,4 triệu USD (587,3 USD/tấn), theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu sắt thép của Việt Nam năm 2020
Vân Chi
Theo Nhịp sống kinh tế
Theo Nhịp sống kinh tế