Ở chiều ngược lại, cũng trong phiên 30/12, CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (
HNX:
SHS) báo cáo đã mua gần 5.3 triệu cp VRC, bằng với số cổ phiếu mà bà Vân báo cáo đã bán. Qua đó, SHS chính thức trở thành cổ đông lớn của VRC với tỷ lệ sở hữu tăng từ 3.97% (gần 2 triệu cp) lên mức 14.54% (7.3 triệu cp).
Dữ liệu cho thấy cổ phiếu VRC có giao dịch thỏa thuận trong phiên 30/12, đúng bằng khối lượng bà Vân đã bán và SHS mua vào. Như vậy khả năng cao là bà Vân đã chuyển nhượng cổ phần cho SHS.
Tổng giá trị thương vụ ghi nhận hơn 60.2 tỷ đồng, tương đương 11,400 đồng/cp, trong khi giá kết phiên là 11,550 đồng/cp.
Đây là lần đầu tiên bà Vân bán ra cổ phiếu VRC sau khi trở thành cổ đông lớn tại đây vào tháng 10/2024. Cụ thể, với việc mua hơn 3.7 triệu cp trong phiên 14/10, tỷ lệ sở hữu của bà Vân tại Công ty tăng từ 4% (2 triệu cp) lên 11.44% (5.72 triệu cp). Liên tiếp trong 4 phiên sau đó (15-18/10), bà mua vào tổng cộng thêm gần 6.4 triệu cp VRC nữa.
Đáng chú ý, tính từ thời điểm bà Vân trở thành cổ đông lớn đến khi bắt đầu thoái vốn (14/10-30/12/2024), giá cổ phiếu VRC đã tăng gần 47%.
Động thái giao dịch của bà Vân phần nào “đồng điệu” với sự thay đổi lãnh đạo cấp cao của VRC khi ở thời điểm bà mua vào, cựu Chủ tịch ông
Từ Như Quỳnh đang rục rịch thoái toàn bộ 6.27 triệu cp VRC bản thân đang sở hữu trước khi nộp đơn từ nhiệm vào ngày 31/10.
Ở chiều ngược lại, việc bà Vân thoái bớt vốn diễn ra sau khi VRC họp ĐHĐCĐ bất thường nhằm bầu bổ sung thành viên HĐQT. Sau Đại hội, HĐQT Công ty đã bầu ra Chủ tịch mới là ông Dhananjay Vidyasagar – 1 trong 4 thành viên HĐQT mới được bầu bổ sung.
Hà Lễ