Nợ phải trả của doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng không được quá 3 lần vốn chủ sở hữu

Theo đó, Dự thảo bổ sung các nội dung để quy định chi tiết và phù hợp với Luật Chứng khoán sửa đổi gồm: Bổ sung quy định tại Điều 19 Nghị định 155/2020/NĐ-CP về điều kiện liên quan đến hệ số nợ, giá trị phát hành trên vốn chủ sở hữu khi thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng theo Điểm g Khoản 3 Điều 15 Luật Chứng khoán (sửa đổi).
 
Dự kiến một số thay đổi lớn về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng như sau. 
Thứ nhất, tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm không phải là người có liên quan.
 
Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm không phải là người có liên quan.
 
Dự thảo sửa đổi Nghị định 155
Theo Bộ Tài chính, quy định này hướng doanh nghiệp làm quen với văn hóa xếp hạng tín nhiệm, nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng. 
 
Thứ hai, doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng phải đáp ứng điều kiện hệ số nợ phải trả không quá 3 lần vốn chủ sở hữu, ngoại trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
 
Thứ ba, giá trị trái phiếu dự kiến phát hành theo mệnh giá không lớn hơn vốn chủ sở hữu.
Theo Bộ Tài chính, các điều kiện nêu trên để đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành, hạn chế các rủi ro cho công chúng đầu tư; đồng thời cũng thống nhất với pháp luật liên quan.
 
Bên cạnh đó, dự thảo cũng ngoại trừ điều kiện về tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đối với tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng và trái phiếu phát hành được bảo lãnh thanh toán toàn bộ gốc và lãi trái phiếu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, do các tổ chức tín dụng là các tổ chức đặc thù, có nghiệp vụ huy động vốn và phải đảm bảo an toàn tài chính theo quy định pháp luật chuyên ngành.
 
Dự thảo bổ sung quy định về thay đổi niêm yết trái phiếu (Điều 118), do Nghị
định số 155/2020/NĐ-CP chưa có quy định về thay đổi niêm yết trái phiếu doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện mua lại một phần trái phiếu trước hạn, chuyển đổi, hoán đổi một phần trái phiếu.
 
Cụ thể, bổ sung Điều 118a vào sau Điều 118 như sau: “ Tổ chức niêm yết thực hiện thay đổi đăng ký niêm yết trái phiếu doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức niêm yết thực hiện chuyển đổi một phần trái phiếu thành cổ phiếu, mua lại trước hạn một phần trái phiếu, hoán đổi một phần trái phiếu hoặc các trường hợp khác làm thay đổi số lượng trái phiếu doanh nghiệp niêm yết".
 
Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết trái phiếu bao gồm: (a) Giấy đề nghị thay đổi đăng ký niêm yết theo Mẫu số 31 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó nêu rõ lý do dẫn đến việc thay đổi niêm yết và các tài liệu có liên quan; (b) Báo cáo đã hoàn tất mua lại một phần trái phiếu doanh nghiệp hoặc hoàn tất chuyển đổi một phần trái phiếu thành cổ phiếu hoặc hoàn tất hoán đổi một phần trái phiếu và kèm theo tài liệu chứng minh đã hoàn tất việc mua lại hoặc chuyển đổi hoặc hoán đổi một phần trái phiếu.
 
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành cổ phiếu chuyển đổi từ trái phiếu hoặc kể từ ngày thay đổi số lượng trái phiếu doanh nghiệp niêm yết, tổ chức niêm yết phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết trái phiếu. 
 
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp
lệ, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm chấp thuận thay đổi đăng ký niêm yết.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 118 Nghị định 155 như sau: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được chấp thuận niêm yết, tổ chức đăng ký niêm yết phải đưa trái phiếu vào giao dịch.”
 Tùng Thư

Nguồn tin: vneconomy.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây