Kỳ vọng lãi suất tăng thường đẩy giá vàng đi xuống bởi kim loại quý này không trả lợi tức. Thông tin cập nhật về lạm phát, doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp Mỹ cũng được công bố trong tuần này.
Tuy nhiên, vàng có thể được thúc đẩy nhờ việc mua tích lũy trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng. Kết quả cuộc họp thượng đỉnh G7 cuối tuần trước ở Canada cũng bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường.
Tổng thống Donald Trump ngày 9/6 tuyên bố không ủng hộ tuyên bố chung sau họp thượng đỉnh vì “những tuyên bố sai lệch” từ Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Tuyên bố chung cho biết các lãnh đạo G7 nhất trí về nhu cầu cần có “thương mại tự do, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi” và tầm quan trọng của đối phó chủ nghĩa bảo hộ.
Cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore ngày 12/6 cũng là vẫn đề đáng chú ý, giữa lúc căng thẳng địa chính trị ở mức cao.
Giá vàng giao tháng 8 ngày 8/6 không biến động, giữ ở mức 1.303,5 USD/ounce tại sàn New York. Nhìn chung cả tuần trước, giá vàng tăng 0,25%.
Giá bạc tương lai và platinum tương lai trong tuần trước lần lượt tăng 1,87% và 0,5%.
Đây là những sự kiện có thể ảnh hướng giá vàng trong tuần.
Ngày 11/6
Anh công bố số liệu về sản xuất.
Ngày 12/6
Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Anh công bố báo cáo việc làm hàng tháng.
Ngày 13/6
Anh công bố số liệu về lạm phát.
Mỹ công bố chỉ số giá sản xuất PPI.
FED công bố mức lãi suất mới và ra thông báo liệt kê các điều kiện kinh tế, yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về chính sách tiền tệ.
Ngày 14/6
Trung Quốc thông tin về đầu tư tài sản cố định và sản xuất công nghiệp.
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) thông báo quyết định mới nhất về lãi suất.
Mỹ công bố thông tin về doanh thu bán lẻ và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Ngày 15/6
Nhật Bản công bố quyết định mới liên quan chính sách tiền tệ
Eurozone cong bố số liệu lạm phát đã điều chỉnh.
Nguồn tin: ndh.vn