CTCP MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN

Lĩnh vực: Hàng tiêu dùng > Ngành: Mía đường

Chủ tịch LSS: Nhiều cơ hội đầu tư ngoài ngành "Không thể bỏ qua"

LSS đã và tiếp tục "dấn thân" thêm các lĩnh vực ngoài ngành như Bất động sản, trồng cao su và du lịch.

CTCP Mía đường Lam Sơn – Lasuco (mã chứng khoán: LSS) hiện có 3 công ty con và 6 công ty liên kết. Theo chiến lược tổng quát đến năm 2020, Công ty sẽ trở thành tập đoàn nông – công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và bất động sản hàng đầu Việt Nam; trong đó trụ cột sẽ là Đường – Điện – Cồn nhiên liệu sinh học và Du lịch.

Lasuco dự kiến, vốn đầu tư cho các dự án lũy kế giai đoạn 2012 – 2015 và đến năm 2015 lần lượt là 600 tỷ đồng, 4.700 tỷ đồng và 5.500 tỷ đồng.

Giải pháp về vốn được Lasuco đưa ra là năm 2012 sẽ tăng thêm vốn điều lệ 650 tỷ đồng và năm 2015 sẽ là 2.000 tỷ đồng; Phát hành trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi; Liên doanh liên kết và vay vốn ngân hàng thương mại

Đánh giá cao “thâm niên” của Lasuco trong lĩnh vực sản xuất đường nhưng đa số ý kiến của các nhà đầu tư (tổ chức) hiện nay đều lo lắng trước việc đầu tư giàn trải của công ty, đặc biệt vào những lĩnh vực được xem là nhạy cảm như: Bất động sản, trồng cao su, kinh doanh du lịch...

Ông Lê Văn Tam – Chủ tịch HĐQT Lasuco đã có cuộc gặp trực tiếp để “trấn an” các cổ đông.

Bất động sản

Theo ông Tam, đối với lĩnh vực mía đường không thể hiểu đơn thuần bất động sản là đất mà đó còn là vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất của công ty.

LSS có 30 năm làm về mía đường nguyên nhân để tăng trưởng của công ty luôn vững bền là do công ty có được vùng nguyên liệu tốt. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà LSS không thể chỉ “nhăm nhăm” vào ngành sản xuất mía đường bởi lẽ để ổn định vùng nguyên liệu mà không có diện tích đất thuộc quyền sở hữu của mình thì sự bất ổn đó có thể đến bất cứ lúc nào.

Nếu đến năm 2015 mà Lasuco không nắm được 10.000 – 12.500 ha đất (tốt nhất là phải được 15.000ha) thì sẽ không đảm bảo được rằng cây mía có còn đất sống không hay phải nhường lại diện tích cho các loại cây trồng khác.

Số tiền tương ứng phải bỏ ra đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (mua quyền sử dụng đất của người nông dân) trong giai đoạn này sẽ tương đương từ 500 – 600 tỷ đồng.

Trồng cao su

Cuối năm 2010 – đầu 2011, tỉnh Thanh Hóa có chủ trương (theo đề nghị của Lasuco) là đưa mía xuống vùng đất thấp để tạo điều kiện giảm bớt chi phí, tăng năng suất. Theo đó, có 4.000 – 5.000ha đất thấp sẽ được trồng mía và bù lại Lasuco phải trồng được 4.000 ha rừng để trả lại tỉnh chính vì thế công ty đã chọn trồng cây cao su vào diện tích đất đồi này.

Du lịch

Thanh Hóa vốn là vùng đất có tiềm năng về du lịch, tỉnh đang có chủ trương kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này. Đặt giả sử, Lasuco không nhận chủ trương này thì cũng không thể đảm bảo rằng có một đơn vị khác nhận chủ trương này an ninh vùng nguyên liệu mía chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Chủ trương của Lasuco sau này sẽ phát triển lĩnh vực du lịch theo hướng“Du lịch sinh thái nông nghiệp” giống như một số nước trên thế giới như: Braxin, Châu Phi...

Bên cạnh đó, ông Tam cũng cho biết thêm: Từ năm 2002 Lasuco đã sở hữu một công ty du lịch ở trung tâm thành phố Thanh Hóa, rộng 1,4 ha (hiện Lasuco đang điều hành và nắm 45% vốn điều lệ).

Trước đây, công ty cũng sở hữu vài mảnh đất như thế này trên địa bàn thành phố Thanh Hóa nhưng do không đầu tư, sử dụng nên đã bị thu hồi. Nếu giờ Lasuco không tiến hành đầu tư tiếp thì rất dễ xảy ra trường hợp bị mất trắng mảnh đất này.

Ông Tam khẳng định, những cơ hội đầu tư hiện nay không thể bỏ qua. Mở rộng đầu tư nhưng hiệu quả đầu tư vẫn đảm bảo, cổ tức cho nhà đầu tư ở những năm tiếp theo luôn đảm bảo mức 25%.

 

Chỉ tiêu

ĐVT

2012

2015

2020

Tổng doanh thu toàn tập đoàn

Tỷ đồng

3.500

8.000

16.000

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ đồng

600

1.500

3.000

Cổ tức

%

25

25

25

Vốn điều lệ

Tỷ đồng

850

2.600

5.000

Vốn đầu tư các dự án lũy kế giai đoạn 2012 - 2015 và đến 2020

Tỷ đồng

600

4.700

5.500

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây