Kỳ vọng dòng vốn cho bất động sản được “khơi thông”
Không những vậy, dòng tiền thật sự sợ hãi nhóm cổ phiếu BĐS và điều này vẫn đang tác động tới thị trường chứng khoán. Liệu bao giờ thì xu hướng bán giải chấp (call margin) kết thúc?
Không chỉ bị bán sàn, cổ phiếu của một số ông lớn trong rổ VN30 tiếp tục bị các công ty chứng khoán call magin trong những ngày qua. Các chuyên gia lý giải, với hiện tượng cổ phiếu BĐS rơi tự do và tắt thanh khoản, điều đó có nghĩa là các công ty chứng khoán không thể bán ra những cổ phiếu phiếu mất thanh khoản, buộc họ sẽ phải bán các cổ phiếu khác trong danh mục để thu hồi vốn. Điều này tạo nên hiệu ứng bán giải chấp trên diện rộng và đã khiến chỉ số VN-Index giảm mạnh về dưới mốc 900 điểm. Tuy nhiên, thị trường đã phục hồi vào cuối tuần trước.
Mặc dù VN-Index phục hồi, vẫn chưa có tín hiệu cho thấy xu hướng quay đầu là bền vững nhất là khi làn sóng “call margin ” vẫn chưa có hồi kết. Mặc dù thời điểm hiện tại, số lượng doanh nghiệp bán giải chấp vẫn chưa đến đáng báo động, song việc này lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý và chỉ số của thị trường.
Lượng TPDN đã phát hành với tài sản đảm bảo là cổ phiếu cũng "nhẹ ký" đảm bảo khi giá cổ phiếu bốc hơi
Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, khi cơn lốc “call margin” chưa qua đi, thị trường vẫn chưa thể tìm thấy điểm cân bằng. Áp lực bán giải chấp đã lan đến các “tài khoản lớn” – chủ yếu là các lãnh đạo doanh nghiệp thì sẽ tác động rất mạnh tới thị trường. Đặc biệt là những cổ phiếu BĐS xuất hiện tình trạng dư bán sàn và mất thanh khoản, có nghĩa bán giải chấp nhưng không ai mua.
Ngoài các nguyên nhân doanh nghiệp giải trình khi cổ phiếu bị sàn 5 phiên theo quy định mới gần nhất, thì việc dùng cổ phiếu đảm bảo cho các khoản vay trong quá khứ (chủ yếu là phát hành trái phiếu) đang dồn các ông chủ doanh nghiệp vào thế khó. Khi giá trị cổ phiếu rớt sâu, doanh nghiệp, mà cụ thể nhất là gần nhiều doanh nghiệp đây đã phải liên tục dùng loạt dự án bất động sản bổ sung tài sản.
Các chuyên gia cho rằng, việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ gốc lãi trái phiếu bằng cổ phiếu không có nhiều ý nghĩa khi vi phạm xảy ra và khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng sụt mạnh vì giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản đảm bảo (thường là của tổ chức phát hành hoặc liên quan đến tổ chức phát hành) cũng sẽ sụt giảm nghiêm trọng.
Đây sẽ là rủi ro lớn cho các nhà đầu tư trong trường hợp dòng tiền của các doanh nghiệp BĐS không được đảm bảo nếu hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn và sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.
Vậy lối thoát nào cho các ông chủ doanh nghiệp khi cổ phiếu bị bán giải chấp ?
Theo các chuyên gia khi tình trạng giải chấp diễn ra ở lãnh đạo doanh nghiệp thì chỉ họ mới có thể tự “cứu giá” cổ phiếu của mình. Có hai cách để doanh nghiệp giải quyết tình trạng này là tăng thêm cổ phiếu để đưa tỷ lệ về ngưỡng an toàn hoặc giải quyết các tài sản đảm bảo để bên cho vay không bán tiếp cổ phiếu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thanh khoản doanh nghiệp đang cạn kiệt thì việc xoay vốn cũng là thách thức không dễ dàng gì.
Thường doanh nghiệp thường sẽ ưu tiên xử lý vốn theo thứ tự, đó là đảm bảo dòng tiền ngân hàng để không bị vỡ nỡ. Tiếp đó là đảo nợ trái phiếu vì nếu dính nợ trái phiếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai và mới là xem xét “đỡ giá” cổ phiếu.
Có một điểm sáng trong bối cảnh hiện tại là nhiều lãnh đạo doanh nghiệp ưa sử dụng đến tài sản cá nhân để giải quyết. Trong trường hợp cổ phiếu ngày càng lao dốc, lượng dư bán sàn cũng chất lên cao đến ngưỡng báo động có thể dẫn đến thương vụ thâu tóm M&A. Nếu lãnh đạo muốn giữ quyền làm chủ trong công ty thì có cách sử dụng tài sản cá nhân để can thiệp… mới hy vọng cứu giá cổ phiếu và tránh được mối nguy thâu tóm.
Theo Phương Hà, Ảnh: Quốc Tuấn
Diễn đàn doanh nghiệp