CTCP XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN AN GIANG

Lĩnh vực: Hàng tiêu dùng > Ngành: Sản xuất thực phẩm

Mất cắp 12,6 tấn cá tra của Agifish xuất khẩu sang Nga

Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Agifish. (Ảnh Agifish).

Tin từ Công ty CP XNK thủy sản An Giang (Agifish), số hàng trên đã "không cánh mà bay" trên đường từ kho lạnh Hoàng Lai 2 (địa chỉ 108 Quốc lộ 1A, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) đến cảng Cát Lái (TP.HCM). Tổng giá trị lô hàng bị mất trị giá 22.302USD, tương đương 12,6 tấn cá tra.

Số hàng được Công ty Agifish ký hợp đồng vận chuyển với Công ty TNHH Dịch vụ Lê Song Ân (C/3 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM).

Sự việc cụ thể như sau: Ngày 22/1, công ty đã đóng 2.500 thùng hàng - tương đương với 25 tấn cá tra - vào container số APRU 5013033. Container này rời kho Hoàng Lai 2 lúc 1h sáng ngày 23/1 và đến cảng Cát Lái lúc 4h14’ cùng ngày. Tại cảng Cát Lái, qua cân tại cảng thì cả xe, vỏ container và hàng chỉ còn 28,5 tấn, thay vì 42 tấn nếu hàng còn đủ trong container.



Kết quả thẩm định kỹ thuật của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 cho thấy, lô hàng gồm các thùng carton xếp trong container lạnh số APRU 5013033. Container còn nguyên seal. Lô hàng gồm 27 dây: dây số 1 có 45 thùng; dây số 2 gồm 45 thùng; dây số 3 đến số 27 có 1.150 thùng, như vậy, tổng cộng là 1.240 thùng.

Ngay khi phát hiện sự việc, Công ty Agifish đã kết hợp với Công ty Lê Song Ân bắt giữ tài xế Lâm Văn Hùng và giao cho Công an phường Trường Thọ, quận Thủ Đức. Tại Công an phường Trường Thọ, đối tượng này đã khai nhận là có âm mưu với một nhóm người để lấy hàng của công ty.

Lâm Văn Hùng sinh năm 1973, thường trú tại nhà trọ KCN Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Hùng khai nhận khoảng 2h ngày 23/1, Hùng cùng một lơ xe tên Bé, chạy xe ra khỏi kho lạnh thì gặp Khương và một thanh niên khác chạy xe máy dẫn đường.

Liền sau đó, Khương, Ninh cùng 2 thanh niên lạ dùng kìm bấm, tuốc-nơ-vít và xà-beng mở chốt cửa container mà không phá kẹp chì niêm phong, rồi bốc dỡ một nửa số hàng cá tra đóng trên container. Sau đó, Hùng cùng Bé tiếp tục chạy xe đến cảng Cát Lái vào khoảng 4h sáng cùng ngày.

Trước đây, Công ty Agifish cũng đã bị mất 3 container hàng cá tra trên đường vận chuyển từ kho lạnh ra cảng xuất. Cơ quan công an hiện đang tiến hành điều tra vụ việc này.

Do vậy, VASEP khuyến cáo các DN hội viên cần kiểm tra chặt chẽ quá trình vận chuyển hàng thủy sản từ kho đông lạnh đến cảng xuất; đồng thời, nên bố trí cân hàng trước khi xuống tàu và có biện pháp bảo vệ an toàn cho các lô hàng thủy sản.

Lùi thời gian xét lại vụ kiện cá tra đến tháng 3/2008

Liên quan đến sản phẩm cá tra, basa, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa gia hạn việc công bố kết quả cuối cùng về xem xét hành chính lần thứ 3 đối với việc nhập khẩu philê cá tra đông lạnh của Việt Nam.

Lẽ ra, thời hạn phải hoàn thành việc xem xét hành chính là 17/1/2008, song, theo tuyên bố của DOC trong công báo, họ không thể hoàn thành việc đánh giá theo thời hạn trên vì cần phải có thêm thời gian để xem xét phần trả lời của các công ty có tham gia đánh giá hành chính.

Trước đó, DOC đã đưa ra mức thuế chống bán phá giá sơ bộ chung cho DN cả nước là 63,88% với các lô hàng cá tra, basa filê xuất khẩu sang Mỹ. DOC cũng kết luận Công ty East Sea Seafood Joint Venture Co., Ltd không bán sản phẩm dưới giá thị trường.

Mức thuế chống bán phá giá sơ bộ của QVD Food Co.,Ltd là 14,59% trong giai đoạn 1/8/2005 đến 31/7/2006. Riêng Công ty CATACO phải chịu thuế 80,88% do không trả lời được phần điều tra của DOC. Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng bãi bỏ việc đánh giá hành chính đối với 9 công ty đã không xuất hàng sang Mỹ trong thời gian phải xem xét

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây