TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT

Lĩnh vực: Tài chính > Ngành: Bảo hiểm

Hoạt động bảo hiểm đóng góp 78% LNTT năm 2011 của Tập đoàn Bảo Việt

Bảo Việt Nhân thọ hiện chiếm 29% thị phần bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm Bảo Việt chiếm 24% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ.

Sáng 29/3, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) đã tổ chức họp báo công bố kết quả lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất năm 2011 đạt 1.521 tỷ đồng, tăng trưởng 17,31%.

Doanh thu hợp nhất năm 2011 đạt 14.872 tỷ đồng, cao hơn 15,32% so với cùng kỳ năm 2010.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đạt 9.372 tỷ đồng, tăng 1.127 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ tăng trưởng 13,66%

Cơ cấu lợi nhuận trước thuế theo lĩnh vực kinh doanh

·        Bảo hiểm phi nhân thọ: 447 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ đóng góp 33% (2010: 25%).

·        Bảo hiểm nhân thọ: 606 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ đóng góp 45% (2010: 46%).

·        Dịch vụ ngân hàng: 154 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ đóng góp 11% (2010: 13%).

·        Dịch vụ tài chính và hoạt động khác*: 143 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ đóng góp 11% (2010: 15%).

Theo BVH, Bảo hiểm Bảo Việt vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với 24% thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc

Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Bảo Việt Nhân thọ duy trì vị trí thứ 2 với 29% thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc.

Về kết quả kinh doanh của một số đơn vị thành viên khác:

+ Công ty Quản lý quỹ Bảo Việt (BaoViet Fund): đạt lợi nhuận 16 tỷ đồng. Tổng tài sản quản lý đến cuối năm 2011 là 18 nghìn tỷ đồng; chủ yếu là tài sản ủy thác từ Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo Việt Nhân thọ.

+ Ngân hàng Bảo Việt (BaoViet Bank): đạt 154 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Ngân hàng đang hoàn tất thủ tục để tiến hành tăng vốn từ 1.500 tỷ lên 3.100 tỷ đồng. Dự kiến Tập đoàn Bảo Việt vẫn giữ tỷ lệ nắm giữ 52% và sẽ có lộ trình giảm dần tỷ lệ sở hữu.

Khi được hỏi về liệu Ngân hàng Bảo Việt có tiến hành sáp nhập với ngân hàng khác, bà Nguyễn Thị Phúc Lâm – Tổng giám đốc Ngân hàng Bảo Việt cho biết: “Tập đoàn không không bình luận gì về câu hỏi này”. Việc nợ xấu của ngân hàng tăng cao là do các năm trước mới đi vào hoạt động nên chưa thể phân loại nợ”.
 

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây