Người dân tiết kiệm chi tiêu, doanh nghiệp thì tập trung vào giải quyết hàng tồn đọng và công nợ, dự báo kinh tế toàn cầu ảm đạm, một số ngân hàng không muốn tăng trưởng tín dụng mạnh vì không còn lãi.
Giải quyết được những "nút thắt" này, vốn mới bơm ra được nền kinh tế.
Năm mới - những nỗi lo
Tấm thiếp chúc mừng năm mới 2009 từ một người bạn Nhật gửi đến Việt Nam bắt đầu bằng câu: " Một năm nữa đang đến giữa cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nghiêm trọng". Bạn cho biết, từ nhiều tháng qua Nhật Bản đã trải qua những khó khăn kinh tế nghiêm trọng. Các Cty chủ đạo như Toyota, Nissan, Honda, Motorola, Isuzu, Sony, Toshiba, Canon và rất nhiều Cty khác vừa thông báo sẽ tiến hành cơ cấu lại, thu hẹp kinh doanh. Hàng vạn nhân công hợp đồng ngắn hạn sẽ bị sa thải.
Sáng qua, chị Phương (người bán hàng tại phố Lương Định Của - Hà Nội) than vãn: "Năm nay mọi người nghèo quá, tôi bán hàng nhiều năm tôi biết, có bao giờ ngày Tết dương lịch lại vắng khách thế này đâu, những năm trước ngày thường cũng đông hơn thế".
Giám đốc một Cty CP nói: "Suy thoái kinh tế toàn cầu, tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu khó khăn, thông tin xấu cứ đến hàng ngày, DN rất trăn trở, hàng hóa thì tồn đọng chưa tiêu thụ được, thời gian tới cũng chưa biết có cạnh tranh được với hàng nhập khẩu không?".
Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ từ tháng 7.2008 đến nay, LS cho vay tối đa của các TCTD giảm nhanh trong những tháng cuối năm (từ mức 23%-24%/năm về mức từ 12,75%/năm trở xuống), nhưng mức tăng trưởng dư nợ năm 2009 của hệ thống NH chỉ đạt khoảng 21%-22% (so năm 2007, đến cuối tháng 6.2008 dư nợ đã tăng xấp xỉ 20%, 6 tháng cuối năm 2008 chỉ tăng khoảng 1-2%) và chưa thấy có dấu hiệu khả quan trong 2 quý đầu 2009.
Năm cũ - DN và NH còn xa nhau
NH nào cũng khẳng định không bao giờ muốn gây khó khăn cho DN, chỉ mong DN làm ăn được có lãi để trả nợ, nhưng DN và NH cũng vẫn khó gặp nhau trong quan hệ tín dụng. Những khách hàng vay được hiện nay phần lớn là khách truyền thống, số lượng DN mới, nhất là DNNVV tiếp cận vay vốn NH rất ít.
Tổng giám đốc một NHTMCP nói: "Chỉ những DN nào chơi vơi vì đang chu kỳ kinh doanh, dự án, sản phẩm dở dang mới buộc phải vay. DN nào đã thoát ra khỏi được khủng hoảng, tiêu thụ được hàng rồi thì chủ động ngừng vay vốn. Họ đang nghe ngóng, phân tích rất kỹ các dự báo, đợi 1-3 tháng nữa xem tình hình thế nào mới quyết định".
Có NH cho biết nhiều DNNVV đang phải tập trung giải quyết hàng tồn đọng đã nhập về trước đây với giá cao hoặc tận thu công nợ. Theo lãnh đạo một Cty CP: "Vấn đề cơ bản bây giờ là DN có bán được hàng không? có xuất khẩu được không? Đầu ra bí thế này thì vay vốn làm gì. Nếu có đầu ra tốt thì vay đâu cũng được, thậm chí lãi suất cao cũng chấp nhận được".
Về phía NH thì cho rằng tăng trưởng dư nợ đang gặp ba khó khăn, vướng mắc chính là: DN không đủ điều kiện vay vốn (dự án/ phương án không khả thi, không có năng lực trả nợ, tài sản bảo đảm không đủ tính pháp lý...); trần lãi suất cho vay ngày càng hạ thấp dẫn đến chênh lệch giữa LS huy động và LS cho vay của NHTM ngày càng thu hẹp, tình trạng này khiến một số NH không muốn tăng dư nợ mà tìm các giải pháp đầu tư khác; cơ chế pháp lý để hỗ trợ cho NH xử lý tài sản bảo đảm (đặc biệt là nhà, đất) chưa đồng bộ, kiên quyết, chế tài chưa đủ mạnh nên cũng làm các NH e ngại khi cho vay vì khó xử lý TSBĐ khi khách hàng không trả nợ đúng hạn.
Vẫn có những niềm hy vọng
Một số lãnh đạo NHTM không lạc quan, có người nói theo cảm nhận thì đầu năm 2009 tín dụng vẫn không tăng mạnh được vì điều tra DN vẫn chưa thấy có nhiều nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu vốn trung, dài hạn.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng xuất phát từ một số tình hình như: DN Việt Nam, đa phần là DNNVV có ưu điểm dễ thay đổi cơ cấu sản phẩm để phù hợp với thị trường, tài sản bảo đảm cho khoản vay chủ yếu là tài sản cá nhân (của người thứ ba liên quan đến DN hoặc của chủ DN) nên trách nhiệm đối với khoản nợ NH cao; đa phần người vay tiêu dùng trong hoàn cảnh khó khăn vẫn có ý thức trả nợ tốt, nhu cầu vay của dân cư đã bắt đầu tăng; chương trình kích cầu của Chính phủ sớm muộn sẽ được triển khai; Lãi suất đầu vào của các NH giảm dần... là những điều kiện để hy vọng hoạt động tín dụng tăng trưởng dần dần vào nửa cuối năm 2009.
Những ngành, lĩnh vực, đối tượng được NH tập trung ưu tiên là xuất khẩu, sản xuất-kinh doanh các mặt hàng có thị trường tiêu thụ nội địa không bị ảnh hưởng nhiều bởi hàng nhập khẩu, cho vay tiêu dùng trả góp đối với cá nhân (trong đó quan tâm đến cho vay mua nhà ở thực sự). Chứng khoán và các hoạt động kinh doanh BĐS có tính chất đầu cơ vẫn nằm ngoài danh mục cho vay của nhiều NH.
Một số NH bày tỏ mong muốn ngoài việc kích cầu đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng dân cư, Chính phủ nên hỗ trợ NH bằng chính sách giảm thuế, hoãn thời gian nộp thuế cho một số TCTD không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận đạt quá thấp trong năm 2008, tạo điều kiện cho các NH vượt qua khó khăn trong hoạt động, có điều kiện giảm bớt chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, sớm hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho NH xử lý nhanh tài sản bảo đảm khi khách hàng không thực hiện cam kết hợp đồng vay vốn để thu hồi nợ.
Theo một số NH, việc chậm trễ, ách tắc trong nhiều vụ, việc xử lý tài sản bảo đảm khiến NH cũng không muốn đẩy mạnh cho vay. Đồng thời, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN cũng nên tạo điều kiện cho các NHTM có thời gian để điều chỉnh cân đối cung-cầu vốn hợp lý, có lãi trong hoạt động tín dụng để khuyến khích các NHTM tăng trưởng dư nợ...
Trong ngày cuối cùng của năm cũ 2008, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2009 là tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN, kích cầu đầu tư, tiêu dùng hợp lý. Chủ trương nếu nhanh chóng biến thành hiện thực thì năm 2009 đối với các DN (trong đó có NH) sẽ là một năm có điều kiện để hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng vào năm 2010. Xin chuyển đến lời chúc của người bạn Nhật: "Mong tất cả các bạn có một năm mới niềm vui và sự thịnh vượng".
Trịnh Ngọc Lan
Người dân tiết kiệm chi tiêu, doanh nghiệp thì tập trung vào giải quyết hàng tồn đọng và công nợ, dự báo kinh tế toàn cầu ảm đạm, một số ngân hàng không muốn tăng trưởng tín dụng mạnh vì không còn lãi.
Giải quyết được những "nút thắt" này, vốn mới bơm ra được nền kinh tế.
Năm mới - những nỗi lo
Tấm thiếp chúc mừng năm mới 2009 từ một người bạn Nhật gửi đến Việt Nam bắt đầu bằng câu: " Một năm nữa đang đến giữa cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nghiêm trọng". Bạn cho biết, từ nhiều tháng qua Nhật Bản đã trải qua những khó khăn kinh tế nghiêm trọng. Các Cty chủ đạo như Toyota, Nissan, Honda, Motorola, Isuzu, Sony, Toshiba, Canon và rất nhiều Cty khác vừa thông báo sẽ tiến hành cơ cấu lại, thu hẹp kinh doanh. Hàng vạn nhân công hợp đồng ngắn hạn sẽ bị sa thải.
Sáng qua, chị Phương (người bán hàng tại phố Lương Định Của - Hà Nội) than vãn: "Năm nay mọi người nghèo quá, tôi bán hàng nhiều năm tôi biết, có bao giờ ngày Tết dương lịch lại vắng khách thế này đâu, những năm trước ngày thường cũng đông hơn thế".
Giám đốc một Cty CP nói: "Suy thoái kinh tế toàn cầu, tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu khó khăn, thông tin xấu cứ đến hàng ngày, DN rất trăn trở, hàng hóa thì tồn đọng chưa tiêu thụ được, thời gian tới cũng chưa biết có cạnh tranh được với hàng nhập khẩu không?".
Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ từ tháng 7.2008 đến nay, LS cho vay tối đa của các TCTD giảm nhanh trong những tháng cuối năm (từ mức 23%-24%/năm về mức từ 12,75%/năm trở xuống), nhưng mức tăng trưởng dư nợ năm 2009 của hệ thống NH chỉ đạt khoảng 21%-22% (so năm 2007, đến cuối tháng 6.2008 dư nợ đã tăng xấp xỉ 20%, 6 tháng cuối năm 2008 chỉ tăng khoảng 1-2%) và chưa thấy có dấu hiệu khả quan trong 2 quý đầu 2009.
Năm cũ - DN và NH còn xa nhau
NH nào cũng khẳng định không bao giờ muốn gây khó khăn cho DN, chỉ mong DN làm ăn được có lãi để trả nợ, nhưng DN và NH cũng vẫn khó gặp nhau trong quan hệ tín dụng. Những khách hàng vay được hiện nay phần lớn là khách truyền thống, số lượng DN mới, nhất là DNNVV tiếp cận vay vốn NH rất ít.
Tổng giám đốc một NHTMCP nói: "Chỉ những DN nào chơi vơi vì đang chu kỳ kinh doanh, dự án, sản phẩm dở dang mới buộc phải vay. DN nào đã thoát ra khỏi được khủng hoảng, tiêu thụ được hàng rồi thì chủ động ngừng vay vốn. Họ đang nghe ngóng, phân tích rất kỹ các dự báo, đợi 1-3 tháng nữa xem tình hình thế nào mới quyết định".
Có NH cho biết nhiều DNNVV đang phải tập trung giải quyết hàng tồn đọng đã nhập về trước đây với giá cao hoặc tận thu công nợ. Theo lãnh đạo một Cty CP: "Vấn đề cơ bản bây giờ là DN có bán được hàng không? có xuất khẩu được không? Đầu ra bí thế này thì vay vốn làm gì. Nếu có đầu ra tốt thì vay đâu cũng được, thậm chí lãi suất cao cũng chấp nhận được".
Về phía NH thì cho rằng tăng trưởng dư nợ đang gặp ba khó khăn, vướng mắc chính là: DN không đủ điều kiện vay vốn (dự án/ phương án không khả thi, không có năng lực trả nợ, tài sản bảo đảm không đủ tính pháp lý...); trần lãi suất cho vay ngày càng hạ thấp dẫn đến chênh lệch giữa LS huy động và LS cho vay của NHTM ngày càng thu hẹp, tình trạng này khiến một số NH không muốn tăng dư nợ mà tìm các giải pháp đầu tư khác; cơ chế pháp lý để hỗ trợ cho NH xử lý tài sản bảo đảm (đặc biệt là nhà, đất) chưa đồng bộ, kiên quyết, chế tài chưa đủ mạnh nên cũng làm các NH e ngại khi cho vay vì khó xử lý TSBĐ khi khách hàng không trả nợ đúng hạn.
Vẫn có những niềm hy vọng
Một số lãnh đạo NHTM không lạc quan, có người nói theo cảm nhận thì đầu năm 2009 tín dụng vẫn không tăng mạnh được vì điều tra DN vẫn chưa thấy có nhiều nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu vốn trung, dài hạn.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng xuất phát từ một số tình hình như: DN Việt Nam, đa phần là DNNVV có ưu điểm dễ thay đổi cơ cấu sản phẩm để phù hợp với thị trường, tài sản bảo đảm cho khoản vay chủ yếu là tài sản cá nhân (của người thứ ba liên quan đến DN hoặc của chủ DN) nên trách nhiệm đối với khoản nợ NH cao; đa phần người vay tiêu dùng trong hoàn cảnh khó khăn vẫn có ý thức trả nợ tốt, nhu cầu vay của dân cư đã bắt đầu tăng; chương trình kích cầu của Chính phủ sớm muộn sẽ được triển khai; Lãi suất đầu vào của các NH giảm dần... là những điều kiện để hy vọng hoạt động tín dụng tăng trưởng dần dần vào nửa cuối năm 2009.
Những ngành, lĩnh vực, đối tượng được NH tập trung ưu tiên là xuất khẩu, sản xuất-kinh doanh các mặt hàng có thị trường tiêu thụ nội địa không bị ảnh hưởng nhiều bởi hàng nhập khẩu, cho vay tiêu dùng trả góp đối với cá nhân (trong đó quan tâm đến cho vay mua nhà ở thực sự). Chứng khoán và các hoạt động kinh doanh BĐS có tính chất đầu cơ vẫn nằm ngoài danh mục cho vay của nhiều NH.
Một số NH bày tỏ mong muốn ngoài việc kích cầu đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng dân cư, Chính phủ nên hỗ trợ NH bằng chính sách giảm thuế, hoãn thời gian nộp thuế cho một số TCTD không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận đạt quá thấp trong năm 2008, tạo điều kiện cho các NH vượt qua khó khăn trong hoạt động, có điều kiện giảm bớt chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, sớm hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho NH xử lý nhanh tài sản bảo đảm khi khách hàng không thực hiện cam kết hợp đồng vay vốn để thu hồi nợ.
Theo một số NH, việc chậm trễ, ách tắc trong nhiều vụ, việc xử lý tài sản bảo đảm khiến NH cũng không muốn đẩy mạnh cho vay. Đồng thời, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN cũng nên tạo điều kiện cho các NHTM có thời gian để điều chỉnh cân đối cung-cầu vốn hợp lý, có lãi trong hoạt động tín dụng để khuyến khích các NHTM tăng trưởng dư nợ...
Trong ngày cuối cùng của năm cũ 2008, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2009 là tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN, kích cầu đầu tư, tiêu dùng hợp lý. Chủ trương nếu nhanh chóng biến thành hiện thực thì năm 2009 đối với các DN (trong đó có NH) sẽ là một năm có điều kiện để hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng vào năm 2010. Xin chuyển đến lời chúc của người bạn Nhật: "Mong tất cả các bạn có một năm mới niềm vui và sự thịnh vượng".
Trịnh Ngọc Lan
Người dân tiết kiệm chi tiêu, doanh nghiệp thì tập trung vào giải quyết hàng tồn đọng và công nợ, dự báo kinh tế toàn cầu ảm đạm, một số ngân hàng không muốn tăng trưởng tín dụng mạnh vì không còn lãi.
Giải quyết được những "nút thắt" này, vốn mới bơm ra được nền kinh tế.
Năm mới - những nỗi lo
Tấm thiếp chúc mừng năm mới 2009 từ một người bạn Nhật gửi đến Việt Nam bắt đầu bằng câu: " Một năm nữa đang đến giữa cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nghiêm trọng". Bạn cho biết, từ nhiều tháng qua Nhật Bản đã trải qua những khó khăn kinh tế nghiêm trọng. Các Cty chủ đạo như Toyota, Nissan, Honda, Motorola, Isuzu, Sony, Toshiba, Canon và rất nhiều Cty khác vừa thông báo sẽ tiến hành cơ cấu lại, thu hẹp kinh doanh. Hàng vạn nhân công hợp đồng ngắn hạn sẽ bị sa thải.
Sáng qua, chị Phương (người bán hàng tại phố Lương Định Của - Hà Nội) than vãn: "Năm nay mọi người nghèo quá, tôi bán hàng nhiều năm tôi biết, có bao giờ ngày Tết dương lịch lại vắng khách thế này đâu, những năm trước ngày thường cũng đông hơn thế".
Giám đốc một Cty CP nói: "Suy thoái kinh tế toàn cầu, tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu khó khăn, thông tin xấu cứ đến hàng ngày, DN rất trăn trở, hàng hóa thì tồn đọng chưa tiêu thụ được, thời gian tới cũng chưa biết có cạnh tranh được với hàng nhập khẩu không?".
Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ từ tháng 7.2008 đến nay, LS cho vay tối đa của các TCTD giảm nhanh trong những tháng cuối năm (từ mức 23%-24%/năm về mức từ 12,75%/năm trở xuống), nhưng mức tăng trưởng dư nợ năm 2009 của hệ thống NH chỉ đạt khoảng 21%-22% (so năm 2007, đến cuối tháng 6.2008 dư nợ đã tăng xấp xỉ 20%, 6 tháng cuối năm 2008 chỉ tăng khoảng 1-2%) và chưa thấy có dấu hiệu khả quan trong 2 quý đầu 2009.
Năm cũ - DN và NH còn xa nhau
NH nào cũng khẳng định không bao giờ muốn gây khó khăn cho DN, chỉ mong DN làm ăn được có lãi để trả nợ, nhưng DN và NH cũng vẫn khó gặp nhau trong quan hệ tín dụng. Những khách hàng vay được hiện nay phần lớn là khách truyền thống, số lượng DN mới, nhất là DNNVV tiếp cận vay vốn NH rất ít.
Tổng giám đốc một NHTMCP nói: "Chỉ những DN nào chơi vơi vì đang chu kỳ kinh doanh, dự án, sản phẩm dở dang mới buộc phải vay. DN nào đã thoát ra khỏi được khủng hoảng, tiêu thụ được hàng rồi thì chủ động ngừng vay vốn. Họ đang nghe ngóng, phân tích rất kỹ các dự báo, đợi 1-3 tháng nữa xem tình hình thế nào mới quyết định".
Có NH cho biết nhiều DNNVV đang phải tập trung giải quyết hàng tồn đọng đã nhập về trước đây với giá cao hoặc tận thu công nợ. Theo lãnh đạo một Cty CP: "Vấn đề cơ bản bây giờ là DN có bán được hàng không? có xuất khẩu được không? Đầu ra bí thế này thì vay vốn làm gì. Nếu có đầu ra tốt thì vay đâu cũng được, thậm chí lãi suất cao cũng chấp nhận được".
Về phía NH thì cho rằng tăng trưởng dư nợ đang gặp ba khó khăn, vướng mắc chính là: DN không đủ điều kiện vay vốn (dự án/ phương án không khả thi, không có năng lực trả nợ, tài sản bảo đảm không đủ tính pháp lý...); trần lãi suất cho vay ngày càng hạ thấp dẫn đến chênh lệch giữa LS huy động và LS cho vay của NHTM ngày càng thu hẹp, tình trạng này khiến một số NH không muốn tăng dư nợ mà tìm các giải pháp đầu tư khác; cơ chế pháp lý để hỗ trợ cho NH xử lý tài sản bảo đảm (đặc biệt là nhà, đất) chưa đồng bộ, kiên quyết, chế tài chưa đủ mạnh nên cũng làm các NH e ngại khi cho vay vì khó xử lý TSBĐ khi khách hàng không trả nợ đúng hạn.
Vẫn có những niềm hy vọng
Một số lãnh đạo NHTM không lạc quan, có người nói theo cảm nhận thì đầu năm 2009 tín dụng vẫn không tăng mạnh được vì điều tra DN vẫn chưa thấy có nhiều nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu vốn trung, dài hạn.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng xuất phát từ một số tình hình như: DN Việt Nam, đa phần là DNNVV có ưu điểm dễ thay đổi cơ cấu sản phẩm để phù hợp với thị trường, tài sản bảo đảm cho khoản vay chủ yếu là tài sản cá nhân (của người thứ ba liên quan đến DN hoặc của chủ DN) nên trách nhiệm đối với khoản nợ NH cao; đa phần người vay tiêu dùng trong hoàn cảnh khó khăn vẫn có ý thức trả nợ tốt, nhu cầu vay của dân cư đã bắt đầu tăng; chương trình kích cầu của Chính phủ sớm muộn sẽ được triển khai; Lãi suất đầu vào của các NH giảm dần... là những điều kiện để hy vọng hoạt động tín dụng tăng trưởng dần dần vào nửa cuối năm 2009.
Những ngành, lĩnh vực, đối tượng được NH tập trung ưu tiên là xuất khẩu, sản xuất-kinh doanh các mặt hàng có thị trường tiêu thụ nội địa không bị ảnh hưởng nhiều bởi hàng nhập khẩu, cho vay tiêu dùng trả góp đối với cá nhân (trong đó quan tâm đến cho vay mua nhà ở thực sự). Chứng khoán và các hoạt động kinh doanh BĐS có tính chất đầu cơ vẫn nằm ngoài danh mục cho vay của nhiều NH.
Một số NH bày tỏ mong muốn ngoài việc kích cầu đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng dân cư, Chính phủ nên hỗ trợ NH bằng chính sách giảm thuế, hoãn thời gian nộp thuế cho một số TCTD không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận đạt quá thấp trong năm 2008, tạo điều kiện cho các NH vượt qua khó khăn trong hoạt động, có điều kiện giảm bớt chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, sớm hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho NH xử lý nhanh tài sản bảo đảm khi khách hàng không thực hiện cam kết hợp đồng vay vốn để thu hồi nợ.
Theo một số NH, việc chậm trễ, ách tắc trong nhiều vụ, việc xử lý tài sản bảo đảm khiến NH cũng không muốn đẩy mạnh cho vay. Đồng thời, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN cũng nên tạo điều kiện cho các NHTM có thời gian để điều chỉnh cân đối cung-cầu vốn hợp lý, có lãi trong hoạt động tín dụng để khuyến khích các NHTM tăng trưởng dư nợ...
Trong ngày cuối cùng của năm cũ 2008, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2009 là tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN, kích cầu đầu tư, tiêu dùng hợp lý. Chủ trương nếu nhanh chóng biến thành hiện thực thì năm 2009 đối với các DN (trong đó có NH) sẽ là một năm có điều kiện để hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng vào năm 2010. Xin chuyển đến lời chúc của người bạn Nhật: "Mong tất cả các bạn có một năm mới niềm vui và sự thịnh vượng".
Trịnh Ngọc Lan