Đi tìm Index ...

 
Phải chăng mức giá tham chiếu khi chào sàn luôn phải cao hơn mức giá giao dịch tại OTC của các công ty niêm yết lần đầu là nguyên nhân khiến VN-Index trồi sụt?
Nhìn nhận sự sụt giảm của VNIndex trong 2 tháng qua, ngoài những yếu tố vĩ mô mà nhiều chuyên gia, học giả đề cập như tác động của Chỉ thị 03 về cho vay cầm cố chứng khoán, dự luật thuế thu nhập cá nhân, lo ngại về tình hình lạm phát cao, những thông tin nhiều chiều của IPO VCB, người viết cũng muốn đưa ra một góc nhìn sâu hơn về TTCKVN thông qua cấu trúc xây dựng chỉ số VNIndex.
Chỉ số VNIndex áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại SGDCK nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày. Chỉ số VNIndex so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28/07/2000, khi TTCKVN chính thức đi vào hoạt động. Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ số được điều chỉnh trong các trường hợp như niêm yết mới, huỷ niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết.
 
Công thức tính chỉ số VN INDEX: Chỉ số VNIndex = (Giá trị thị trường hiện hành / Giá trị thị trường cơ sở) x 100.
 
VN-Index     = -----------------------  x 100
                ∑ Pio x Qio 
 
Trong đó: (i= 1,n)  
Pit: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i
Qit: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i
Pi0: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i
Qi0: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i
 
Với cách tính chỉ số VNIndex như trên có ưu điểm là phản ánh đầy đủ những diễn biến của tất cả các cổ phiếu được niêm yết, khác với cách tính của nhiều số chỉ số chứng khoán quốc tế khác (được tính trên cơ sở lựa chọn mẫu một số cổ phiếu tiêu biểu). Tuy nhiên, khi xem xét kỹ lưỡng cấu trúc của VNIndex cũng như những diễn biến trong giao dịch hiện nay có thể nhận thấy một vấn đề quan trọng sau:
- Trong tổng số có 130 CP niêm yết trên sàn giao dịch Tp.HCM (không kể 02 chứng chỉ quỹ), Top 10 cổ phiếu Blue-chips chủ chốt (DPM, FPT, HPG, ITA, PPC, PVD, SSI, STB, VIC, VNM) có mức vốn hoá thị trường của mỗi CP đều trên 10.000 tỷ, và tính cả nhóm đã chiếm trên 57% vốn hoá của cả sàn giao dịch. Điều này đang gây ra sự mất cân đối trong quy mô giao dịch, do vậy biến động của VNIndex bị phụ thuộc lớn vào Top 10 cổ phiếu Blue-chips này (căn cứ vào công thức trên).
- Hơn nữa, diễn biến giao dịch của nhóm CP này cũng luôn là tín hiệu giao dịch cho các CP còn lại, vì vậy có thể khẳng định xu thế của VNIndex hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào sự dẫn dắt cũng như sự biến động của chính nhóm CP Blue-chips này.
 
Khi xem xét lại diễn biến giá của nhóm 10 CP Blue-chips, đặc biệt là 3 CP mới lên sàn (SSI ngày 29.10, DPM ngày 5.11, HPG ngày 15.11). Có thể dễ dàng nhận thấy đây chính là nhóm 3 CP có mức vốn hoá thị trường rất lớn (chiếm trên 30% vốn hoá của nhóm 10 CP Blue-chips chủ chốt) và giảm giá mạnh nhất giai đoạn  từ 29.10 đến 14.12, trong đó phải kể đến sự sụt giảm không phanh của DPM và HPG tương ứng mức 23.2%, 28.3% chỉ trong một thời gian rất ngắn.
 
Tt
 
MCK
 
GIÁ ĐÓNG CỬA
Tỷ trọng vốn hoá trong các BCs (%)
% tăng giảm giá giai đoạn
29.10 - 14.12
29/10
5/11
15/11
14/12
1
DPM
 
95
85
73
14.2
-23.2
2
FPT
271
257
246
222
10.4
-18.1
3
HPG
 
 
127
91
6.1
-28.3
4
ITA
135
137
135
125
5.1
-7.4
5
PPC
60.5
61
58.5
57.5
9.6
-5.0
6
PVD
166
160
160
145
8.1
-12.7
7
SSI
285
266
261
259
10.6
-9.1
8
STB
68.5
67
66.5
66
15.0
-3.6
9
VIC
163
164
160
156
6.4
-4.3
10
VNM
181
178
173
163
14.6
-9.9
VNIndex
1064
1047
1002.7
922
 
-13.3
 
Những con số trên nói lên điều gì? Chắc hẳn chúng ta đều nhận thấy nguyên nhân VNIndex trồi sụt không chỉ bởi sự sụt giảm một vài CP cụ thể như SSI, DPM hay HPG hay cũng chưa hẳn bởi quy định và cách tính chỉ số VNIndex. Mà điều đáng nói hơn cả là giá chào sàn của CP này đã hợp lý chưa? Phải chăng mức giá tham chiếu khi chào sàn luôn phải cao hơn mức giá giao dịch tại OTC? Việc chuyển sàn từ TTGDCK Hà nội sang SGDCK Tp.HCM sẽ khiến giá cổ phiếu cao hơn trong khi giá của CP phải hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu trong giao dịch? Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần có một đơn vị chức năng của Nhà nước thực hiện việc thẩm định mức giá tham chiếu khi chào sàn để đảm bảo CP khi giao dịch niêm yết để có sự bình ổn giá, tác động tích cực đến sự phát triển chung của TTCKVN.
Việt Nam đang trên đà phát triển khá vững chắc, hoạt động kinh tế sôi động, cơ chế chính sách rộng mở, giao thương kinh tế được đẩy mạnh. Việt Nam cũng đang tự tin, chủ động tham gia vào các chính trường lớn trên thế giới. Điều này là tín hiệu lạc quan và thực tế cũng chứng minh rõ ràng rằng Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thị trường chứng khoán cũng chỉ là một cấu phần trong hệ thống kinh tế, tuy nhiên nó lại có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây là thước đo thể hiện chính xác nhất bộ mặt, sức mạnh của một nền kinh tế, nơi hội tụ của các đơn vị, doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Do vậy chúng tôi hoàn toàn thể tin tưởng và khẳng định xu hướng chung của TTCKVN sẽ là tăng trưởng và phát triển trong dài hạn và điều này là chắc chắn.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây