Doanh nghiệp bất ổn trong “bình ổn”

Một số DN phân phối các mặt hàng dầu ăn, sữa, đường kêu lỗ khi tham gia chương trình bình ổn giá
Một số DN phân phối các mặt hàng dầu ăn, sữa, đường kêu lỗ khi tham gia chương trình bình ổn giá

Khi tham gia các chương trình bình ổn thị trường, DN nào cũng phải chịu nhiều áp lực.

Kéo dài từ tháng 4 tới hết Tết Nguyên Đán, chương trình bình ổn giá TP HCM là dịp để các DN tăng cường tiêu thụ hàng hóa, cũng như đảm bảo việc chia sẻ với người tiêu dùng giá cả tốt nhất. Tuy nhiên, các DN cũng đang chịu không ít áp lực từ chương trình này... 
 
Theo các DN, trong điều kiện DN khó khăn, nhất là về vốn như hiện nay, tham gia chương trình bình ổn giá là cơ hội để DN có thể vay vốn dễ dàng hơn với lãi suất “mềm” hơn (6% đối với vay ngắn hạn; trung và dài hạn 10%). Tuy nhiên, đổi lại, DN cũng phải chịu rất nhiều áp lực từ chương trình này. 
 

Cơ quan quản lý chưa có đánh giá chính thức tác động của chương trình bình ổn giá đến chỉ số giá tiêu dùng.

Ông Trần Văn Bắc, PTGĐ TCty Thương mại Sài Gòn Satra tâm sự: Khi tham gia các chương trình bình ổn thị trường, DN nào cũng phải chịu nhiều áp lực.  

Một là, bản thân DN cam kết với TP và người tiêu dùng trong việc bảo đảm nguồn cung ứng bằng hoặc hơn mức cam kết để có thể chi phối thị trường, chiếm khoảng 30- 40% thị trường tháng Tết và 20% thị trường tháng thường, nhưng việc vận chuyển hàng hóa vào một siêu thị nằm trong nội thành TP gặp nhiều khó khăn do chính sách cấm xe tải giờ cao điểm chạy vào một số tuyến đường nội thành; Hai là, dịp cận Tết, hàng hóa thường tăng giá bất thường, cả DN phân phối và DN sản xuất đều phải gồng mình trong việc cung ứng hàng bình ổn mới mong tạo ra đối trọng cân bằng cơn sốt giá. Đấy là chưa kể, các DN phân phối có nguồn vốn hạn chế, không chủ động được việc thu mua, tích trữ từ trước nên khi sức mua các mặt hàng bình ổn như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ tại các siêu thị nhiều hơn ngoài thị trường nên cực kỳ vất vả trong việc quay vòng vốn. 

Tham gia bình ổn, một số DN kêu lỗ do các mặt hàng dầu ăn, sữa, đường được bán theo giá nhà sản xuất quy định để hưởng hoa hồng với mức dao động từ 3-5%, nhưng do giá bình ổn phải thấp hơn giá thị trường khoảng 10% nên nguy cơ lỗ là có thật. Điều này được minh chứng qua chia sẻ của giám đốc một  DN thực phẩm tại TP HCM: Từ đầu năm tới nay, giá nguyên liệu đầu vào tăng chóng mặt, cụ thể giá cá Basa tăng hơn 20%, giá tôm tăng gần 50%... 

Cùng với các chi phí về xăng dầu, điện, nước, lương công nhân đều tăng dẫn tới Cty đang phải gồng gánh chi phí nhiều mặt hàng. “Trước mắt, để khắc phục, DN phải rà soát và thắt chặt chi phí, giảm bớt một số khâu khâu không cần thiết và tiết kiếm tối đa việc sử dụng điện, nước. Bên cạnh đó, từ tháng 10 vừa qua, Cty quyết định tăng giá các mặt hàng từ 3-8% nhưng thực sự việc tăng giá là điều các siêu thị rất cân nhắc và đó chỉ là giải pháp tình thế” - vị này cho hay.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây