"Không thể mãi sử dụng điện giá thấp như thế này"

 
 
So với các nước khác, giá điện của Việt Nam là quá rẻ! Giá điện bình quân khu vực là 11-12 cent. Một số nước có giá điện rất cao, bình quân 15-17-18-22 cent.
 
Tại Hội thảo khoa học “Vốn đầu tư cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách” được Hiệp hội năng lượng Việt Nam tổ chức sáng ngày 13/12/2013, ông  Bùi Văn Thạch, Phó trưởng ban - Ban Kinh tế Trung ương nói một cách ngắn gọn:
 
“Vốn của ngành điện không thiếu. Cái mà chúng ta thiếu là cơ chế để tạo vốn bởi vì hiện nay, các Doanh nghiệp đang bán giá điện quá thấp so với giá thành.”
 
Dẫn chứng cho phát biểu này, ông cho biết giá bán bình quân khoảng 7 cent (khoảng 1.380đ/kw). Với giá thành cao hơn khoảng 10% giá bán, ngành điện thiếu vốn đầu tư là tất yếu. 
 
So với các nước khác, giá điện của Việt Nam là quá rẻ! Giá điện bình quân khu vực là 11-12 cent. Một số nước có giá điện rất cao, bình quân 15-17-18-22 cent. Họ không bán đồng giá mà theo thị trường phụ thuộc nguồn phát, nhu cầu.
 
Theo ông Thạch thì thị trường điện của chúng ta đã được bao cấp quá lâu và thậm chí bao cấp nốt cho các DN nước ngoài đầu tư. Toàn bộ ngành điện, than đứng ra bao cấp cho giá điện trong thời gian rất dài.
 
Do đó, phải làm sao để đến năm 2020 phải có thị trường bán lẻ, để đẩy giá bán lên, đảm bảo người đầu tư điện có lãi. Ông cũng chia sẻ, nhiều DN Nhật nói họ muốn đầu tư nhưng giá bán ra quá thấp, chỉ cần có lãi là họ sẽ đầu tư ngay.
 
“Vậy phải tạo ra cho xã hội tâm lý là đã sử dụng điện là phải sử dụng theo giá bán cao hơn giá thành, không thể sử dụng mãi giá thấp thế này. Chúng ta quen trạng thái được bao cấp rồi, nên chỉ cần tăng giá một chút là “Cả xã hội nhao nhao lên” – Ông Thạch phát biểu.
 
Ông cho rằng cần phải có chính sách riêng cho những người sử dụng điện đặc biệt, ví dụ như các hộ nghèo. Chính phủ phải có một quỹ để hỗ trợ cho những đối tượng này. Thực tế hiện nay, toàn bộ điện dùng cho chính sách chỉ 20%, còn 80% là sản xuất kinh doanh. Những đối tượng sử dụng điện thuộc loại hình này có thể dùng với giá đắt hơn. Do đó, có thể dùng các đối tượng sử dụng điện với giá đắt hơn để “nuôi” cho 20% lượng điện dùng cho chính sách. 
 
“Chúng ta chưa hoàn toàn thị trường hóa giá điện. Nếu chỉ ngồi tính xem Ngân hàng nào cung cấp được bao nhiêu vốn cho dự án điện thì không ăn thua, phải đổi mới tư duy, sử dụng cơ chế chính sách phủ hợp.” – ông Thành khẳng định.
 
Theo đó, khi chúng ta mở được giá đảm bảo tính cạnh tranh thì mới chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo. Cần chính sách để năng lượng tái tạo đi vào hoạt động, và sử dụng được năng lượng không tái tạo để hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây