![]() |
Lãi suất cơ bản đã chính thức được điều chỉnh xuống còn 8,5%/năm. Theo đó, trần lãi suất cho vay được điều chỉnh từ mức 15%/năm xuống còn 12,75%/năm.
Áp lực lãi vay đối với những người cần vốn đã phần nào được giảm; về phía ngân hàng, có thêm điều kiện để cắt giảm chi phí đầu vào.
Thực tế, đón đầu xu hướng giảm của lãi suất cơ bản, các ngân hàng đã lên kế hoạch điều chỉnh lãi suất huy động từ trước ngày 19/12/2008. Mức cao nhất đối với lãi suất tiền gửi của một số ngân hàng hiện chỉ còn xấp xỉ 8%/năm.
Trong đợt điều chỉnh lãi suất cơ bản lần này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1%, xuống còn 5%. Riêng với các kỳ hạn tiền gửi trên 12 tháng, giảm từ 3% xuống 2%...
Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND cũng giảm từ 9%/năm xuống 8,5%/năm. Có thể nói, các chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN đang được nới lỏng dần.
Thế nhưng, theo các ngân hàng, với quy định trần lãi suất đầu ra tiếp tục duy trì, sẽ bó hẹp dần hoạt động của họ. Tổng giám đốc một ngân hàng TMCP cho biết, trong những lần điều chỉnh lãi suất cơ bản gần đây, lãi suất cho vay luôn phải giảm xuống đúng với trần quy định (bằng 150% lãi suất cơ bản).
Trong khi đó, vốn huy động về trong những tháng của quý III và đầu quý IV/2008 vẫn tồn đọng và lãi suất đầu ra chỉ giảm nhẹ, vì huy động giảm.
Khác với những tháng đầu và giữa năm, hiện nguồn vốn khả dụng của các ngân hàng đang tồn đọng. Tuy nhiên, các ngân hàng lại ngại cho vay ra, do triển khai tín dụng lúc này sẽ lỗ, bởi chi phí họ phải trả cho các khoản vốn huy động về trước đó rất cao, lãi suất tiền gửi đã áp dụng mức bình quân 16 – 17,5%/năm.
Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) Võ Văn Châu cho rằng, lãi suất cơ bản giảm là điều kiện tốt cho ngân hàng, nhưng với trần quy định lãi suất hiện nay, ngân hàng không thể cho vay ra, đặc biệt là với những khoản vốn đẩy vào lĩnh vực tiêu dùng rủi ro cao.
Theo ông Châu, khác với trước, hiện lãi suất cơ bản càng giảm, ngân hàng càng gặp khó trong cho vay.
Chủ tịch HĐQT một ngân hàng cho rằng, với các khoản vốn cho vay vào lĩnh vực tiêu dùng, rủi ro luôn cao hơn so với tín dụng doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường còn khó khăn như hiện nay.
Do đó, theo vị chủ tịch này, lãi suất cho vay tiêu dùng phải được áp dụng mức cao hơn so với trần quy định hiện hành, thậm chí phải vượt trên 20%/năm như các nước trên thế giới đang áp dụng.
Cũng theo vị chủ tịch trên, trước mắt, lãi suất cho vay đối với các loại hình tín dụng khác chưa thể trở về nguyên tắc thỏa thuận, nhưng với tín dụng tiêu dùng, cần phải cho các ngân hàng khả năng cân đối rủi ro. Có như vậy, vốn vào tiêu dùng mới được mở rộng và khả năng kích cầu sẽ tăng.
Còn với thực trạng hiện nay, các ngân hàng rất ngại “rót” vốn vào lĩnh vực tiêu dùng. Mặt khác, do trước đó, nhiều ngân hàng đã huy động vốn với lãi suất cao, nên không thể cho vay ra với mức trần lãi suất hiện tại (12,75%/năm).
Như vậy, vốn ưu đãi chỉ được dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, khả năng hàng hóa sản xuất sẽ khó tiêu thụ, vì mãi lực thị trường đang giảm.
Theo NHNN, mục đích của việc thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nêu trên là nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đối với sản xuất, xuất khẩu…
Song nỗi lo của các ngân hàng hiện nay là vốn khả dụng trong kho đang dư thừa, nhưng khó có thể giải ngân và dự báo sẽ kéo dài sang năm tới.
Bên cạnh đó, lãi suất tín phiếu NHNN bắt buộc cũng được giảm từ mức 13%/năm xuống còn 4,5%/năm là điều khiến các ngân hàng băn khoăn, vì trước đó, mặc dù NHNN đã cho thanh toán 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc trước hạn, nhưng hầu hết ngân hàng không muốn thu về